Chủ nhật 06/07/2025 16:55
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Dệt may nâng chất hút FDI

12/10/2020 00:00
Với hàng loạt hiệp định thương mại tự do được ký kết gần đây, Việt Nam đang tạo ra sức hút mạnh mẽ với các doanh nghiệp ngoại, đặc biệt trong lĩnh vực phụ liệu dệt may.

Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) cho biết hàng chục quốc gia và vùng lãnh thổ đang có hoạt động đầu tư dệt, nhuộm, may tại Việt Nam. Trong đó, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc và Bristish VirginIslands có tổng số vốn đầu tư trên 1 tỷ USD.

Làn sóng đầu tư mới

Năng lực xuất khẩu (XK) của ngành dệt may Việt Nam đã gia tăng rất nhanh trong những năm qua và một yếu tố quan trọng làm nên sự trưởng thành đó là lượng vốn FDI khủng được đổ vào ngành này.

Dòng chảy vốn FDI vào ngành dệt may Việt Nam có sự tăng vọt trong một số thời điểm, đặc biệt là giai đoạn từ 2015 trở lại đây.

Thống kê cho thấy riêng năm 2015 chứng kiến lượng vốn “khủng” chưa từng thấy là 4,135 tỷ USD, năm 2016 đạt 2,573 tỷ USD, năm 2017 là 1,714 tỷ USD, năm 2018 đạt 2.027 tỷ USD và 10 tháng năm 2019 là 1.349 tỷ USD.

Đáng lưu ý, gần đây, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã gia tăng nguồn vốn đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam. Theo đó, Hàn Quốc đang giữ vị trí số 1 trong làn sóng đầu tư dệt may tại Việt Nam, với tổng lượng vốn đăng ký lên đến 4,798 tỷ USD cùng 464 dự án. Tiếp theo là Đài Loan với gần 3 tỷ USD đầu tư vào 132 dự án; Hồng Kông giữ vị trí thứ 3 với tổng vốn 2,395 tỷ USD với 147 dự án. Trung Quốc 2,116 tỷ USD với 197 dự án. Đáng lưu ý, Bristish VirginIslands có tổng vốn đầu tư 1,607 tỷ USD - thấp nhất trong nhóm 1 tỷ USD, nhưng giá trị mỗi dự án đầu tư cao nhất khi chỉ có 70 dự án tại Việt Nam.

Một số quốc gia có hoạt động đầu tư dệt may tại Việt Nam khá nhộn nhịp với quy mô vốn từ 350 - 850 triệu USD gồm: Singapore, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản 434 triệu USD, Vương quốc Anh…

Ở top thấp hơn từ 200 triệu USD trở xuống có Mỹ với 190,5 triệu USD, Italia: 80 triệu USD, Đan Mạch: 75 triệu USD, Thái Lan: 71 triệu USD, Angola: 68,4 triệu USD, Malaysia: 61,5 triệu USD, Ấn Độ: 52,7 triệu USD, Hà Lan: 44,8 triệu USD, Đức: 38,5 triệu USD, Thụy Sỹ: 37,3 triệu USD…

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas, cho hay ngành dệt may có được năng lực sản xuất như hiện nay là nhờ vào nguồn vốn FDI. Các tập đoàn lớn đến từ Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản… đã giúp ngành dệt may hòa nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu và tác động tích cực tới việc mở rộng thị trường XK, nhất là các thị trường Mỹ, EU, làm thay đổi đáng kể cơ cấu XK.

Đáng lưu ý, trước đây các nhà đầu tư ngoại tìm đến Việt Nam ở lĩnh vực dệt may chỉ thuần túy gia công, nhưng nay ngoài đa dạng hóa từ đầu tư trực tiếp, gián tiếp thông qua việc thâu tóm, mua lại cổ phần của doanh nghiệp (DN) trong nước, phần lớn các dự án đang tập trung đầu tư vào lĩnh vực sợi, may và phụ liệu.

Các dự án đầu tư được rải đều ở nhiều địa phương do cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện, thuận tiện, với quy mô mỗi dự án từ hàng chục đến hàng trăm triệu USD.

Chẳng hạn, Đồng Nai là 4,84 tỷ USD, Bình Dương: 2,393 tỷ USD, Tây Ninh: 1,9 tỷ USD, Long An: 1,01 tỷ USD, Nam Định: 861 triệu USD, Hải Dương: 757 triệu USD…

Det-may-nang-chat-hut-FDI-7328-157458175
Ngành dệt may có nhiều cơ hội từ các FTA đã ký kết

Cải thiện nguyên phụ liệu

Theo đánh giá của các chuyên gia, với hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết gần đây như: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), FTA Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu (VN-EAEU FTA), FTA Việt Nam - EU (EVFTA), Việt Nam đang tạo ra sức hút mạnh mẽ với các DN ngoại do có lợi thế về thị trường XK và giảm thuế.

Nêu dẫn chứng, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas cho hay mặc dù EVFTA vừa ký kết giữa tháng 6/2019, nhưng tin vui đã đến sớm khi số lượng nhà đầu tư khu vực này đang tăng đáng kể. Trước đây, đầu tư nước ngoài vào dệt may không có lực hút, nhưng 3 năm nay, không chỉ có các DN đến từ châu Á như: Hàn Quốc, Nhật Bản…, mà DN lớn từ Mỹ, châu Âu đã vào hàng loạt. Đáng chú ý là nhà đầu tư nước ngoài tập trung vào sản xuất nguyên phụ liệu - là khâu mà các DN dệt may Việt đang còn yếu, phải nhập khẩu là chính.

Điển hình, mới đây, một tập đoàn Đức đã đầu tư dự án kéo sợi len lông cừu lớn tại Đà Lạt; tập đoàn Israel, Mỹ đầu tư vào dệt ở Bình Định, nhuộm ở Nam Định... “Điều này cho thấy đang có một làn sóng đầu tư FDI vào nguyên phụ liệu dệt may”, ông Giang nói.

Sự đổ bộ của các nhà đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may đã khiến năng lực sản xuất và quy mô XK tăng nhanh. Năm 2018, tổng kim ngạch XK toàn ngành dệt may đạt trên 36 tỷ USD, tăng 16,1% so với năm 2017, trong đó khối FDI nắm giữ khoảng 65% tổng kim ngạch XK.

Trong báo cáo gửi Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh thừa nhận về tình trạng XK còn phụ thuộc quá nhiều vào DN FDI. So với khối DN trong nước thì khối DN FDI sở hữu những lợi thế rõ rệt về các yếu tố sản xuất.

Điều quan trọng là sản phẩm của các DN FDI khi đầu tư vào Việt Nam nằm trong chuỗi cung ứng sản phẩm toàn cầu, nên khả năng cạnh tranh và giá trị gia tăng tốt hơn khối DN trong nước.

Chẳng hạn, Tập đoàn Hansae (Hàn Quốc) vào Việt Nam năm 2000 với nhà máy đầu tiên đặt tại Tây Ninh, đến nay đã có 3 nhà máy, đạt kim ngạch XK vài trăm triệu USD/năm.

Tại miền Bắc, công ty TNHH May Tinh Lợi (Hong Kong) cũng đang đầu tư xây dựng dự án may thứ 3 tại Tứ Kỳ (Hải Dương), quy mô 28 triệu sản phẩm/năm, tổng vốn đầu tư 39 triệu USD... Với chiến lược mở rộng năng lực sản xuất, công ty này đang dồn sức đầu tư để đạt mục tiêu kim ngạch XK 800 triệu USD/năm trong vài năm tới và là DN may mặc lớn nhất cả nước.

Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá mặc dù việc thu hút, đón nhận làn sóng của các nhà đầu tư ngoại đang diễn ra khá “thuận buồm xuôi gió”, nhưng để giữ được họ lâu dài hay không còn tùy thuộc vào môi trường đầu tư, các cơ chế chính sách.

Đặc biệt, trong giai đoạn tới, việc thu hút FDI vào ngành dệt may cần tập trung vào các dự án thượng nguồn, sản xuất nguyên phụ liệu để giảm dần phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Thanh Hoa

Tin bài khác
Lãi suất chạm đáy đâu là kênh đầu tư khôn ngoan nhất hiện nay?

Lãi suất chạm đáy đâu là kênh đầu tư khôn ngoan nhất hiện nay?

Lãi suất tiết kiệm duy trì ở mức thấp khiến dòng tiền dịch chuyển sang các kênh đầu tư khác. Bất động sản, chứng khoán và vàng được xem là lựa chọn tốt nhất?
DIC Corp chuyển nhượng Lam Hạ Center Point, thu về nghìn tỷ

DIC Corp chuyển nhượng Lam Hạ Center Point, thu về nghìn tỷ

DIC Corp được chấp thuận chuyển nhượng dự án Lam Hạ Center Point, dự kiến thu hơn 1.100 tỷ đồng. Đây là bước đi chiến lược giúp tập đoàn tái cơ cấu tài chính.
Gần 37 triệu lượt xe động lực khiến VEC tăng tốc mở rộng cao tốc?

Gần 37 triệu lượt xe động lực khiến VEC tăng tốc mở rộng cao tốc?

Trong 6 tháng đầu 2025, các tuyến cao tốc VEC phục vụ gần 37 triệu lượt xe, tăng 9,43%. Mở rộng quy mô, khởi công dự án mới, hướng đến hệ thống giao thông hiện đại.
Xuất khẩu rau quả 2025: Áp lực lớn, khó cán mốc 7,6 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả 2025: Áp lực lớn, khó cán mốc 7,6 tỷ USD

Dù được kỳ vọng là ngành hàng tăng trưởng nhanh nhờ lợi thế mùa vụ và các hiệp định thương mại tự do, xuất khẩu rau quả năm 2025 đang đối mặt với thách thức lớn, khi thị trường chủ lực giảm mạnh nhập khẩu. Mục tiêu đạt 7,6 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu vì thế trở nên đầy áp lực.
Rút ngắn đăng ký doanh nghiệp “đòn bẩy” cho khởi nghiệp, đầu tư

Rút ngắn đăng ký doanh nghiệp “đòn bẩy” cho khởi nghiệp, đầu tư

Rút ngắn thời gian đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Đây là cú hích mạnh mẽ, tạo thuận lợi tối đa cho khởi nghiệp và thu hút đầu tư, minh bạch hóa thủ tục.
Làn sóng khởi nghiệp bùng nổ: Kỷ lục doanh nghiệp thành lập sau Nghị quyết 68

Làn sóng khởi nghiệp bùng nổ: Kỷ lục doanh nghiệp thành lập sau Nghị quyết 68

Theo số liệu công bố tại họp báo thường kỳ Bộ Tài chính ngày 2/7, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 6 đã đạt mức cao kỷ lục – hơn 24.000 doanh nghiệp, gấp rưỡi mức bình quân tháng những năm trước và tăng gấp đôi so với giai đoạn 2021–2024.
Startup Việt AI Hay gọi vốn 10 triệu USD, lọt top 10 ứng dụng AI Đông Nam Á

Startup Việt AI Hay gọi vốn 10 triệu USD, lọt top 10 ứng dụng AI Đông Nam Á

Theo ông Trần Quang Đức - CEO AI Hay, khoản đầu tư lần này là nguồn lực tài chính quan trọng giúp công ty tiếp tục mở rộng nền tảng web, phát triển các tính năng mới và đưa AI đi sâu vào các lĩnh vực.
Giải pháp tiếp thị “0 đồng” toàn diện với Partnership Marketing

Giải pháp tiếp thị “0 đồng” toàn diện với Partnership Marketing

Partnership Marketing “Marketing 0 đồng”, một ý tưởng nghe qua tưởng như phi thực tế – lại đang trở thành một lối đi hiệu quả được rất nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ lựa chọn
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys

Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys

Thông tư số 40/2025/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định chi tiết về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.
CEO Success Partner Lê Nhật Trường Chinh: Động lực không đến từ cổ vũ mà từ môi trường nuôi dưỡng

CEO Success Partner Lê Nhật Trường Chinh: Động lực không đến từ cổ vũ mà từ môi trường nuôi dưỡng

CEO Success Partner Lê Nhật Trường Chinh chia sẻ quan điểm sâu sắc: Người lãnh đạo giỏi không tạo động lực bằng lời khen, mà bằng cách xây dựng môi trường giúp nhân viên tự khơi dậy nội lực.
Doanh nghiệp không cần điều chỉnh thông tin địa chỉ trên hóa đơn điện tử sau khi cập nhật địa giới hành chính

Doanh nghiệp không cần điều chỉnh thông tin địa chỉ trên hóa đơn điện tử sau khi cập nhật địa giới hành chính

Từ ngày 1/7, doanh nghiệp không cần thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay chỉnh sửa địa chỉ trên hóa đơn điện tử sau khi địa giới hành chính được cập nhật. Cơ quan thuế sẽ tự động đồng bộ dữ liệu, đảm bảo quyền lợi và tránh xử phạt.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cần thích ứng nhanh với thị trường phát thải

Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cần thích ứng nhanh với thị trường phát thải

Trong bối cảnh xu hướng giảm phát thải trở thành tiêu chuẩn bắt buộc tại nhiều thị trường xuất khẩu lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước buộc phải thay đổi nhanh mô hình sản xuất và quản trị carbon. Việc chậm thích ứng không chỉ khiến mất đơn hàng, mà còn đẩy doanh nghiệp ra khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu.
Doanh nghiệp ngành nhôm: "Nâng cấp" bản thân để tránh rủi ro xuất khẩu

Doanh nghiệp ngành nhôm: "Nâng cấp" bản thân để tránh rủi ro xuất khẩu

Trước xu hướng hội nhập đa phương và xu thế bảo hộ nền sản xuất của các quốc gia hiện nay, thời gian qua, ngành nhôm liên tiếp đối mặt với các cuộc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài, nhất là thị trường Mỹ
Doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam: Cùng nhận diện cơ hội và thách thức

Doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam: Cùng nhận diện cơ hội và thách thức

Nhằm tạo diễn đàn để cùng thảo luận tìm ra hướng đi mới cho ngành nhôm; đồng thời tạo kết nối cho các doanh nghiệp, sáng ngày 28/6, Hiệp hội Nhôm Việt Nam tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam 2025 với chủ đề “Nhận diện cơ hội và thách thức của ngành nhôm”.
Thuế - Trách nhiệm không thể bỏ qua trong kinh doanh số

Thuế - Trách nhiệm không thể bỏ qua trong kinh doanh số

Thương mại điện tử bùng nổ mở ra cơ hội kinh doanh chưa từng có, nhưng cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết về tuân thủ nghĩa vụ thuế. Trong kỷ nguyên số, mọi hành vi né tránh nghĩa vụ tài chính với Nhà nước không chỉ gây thất thu ngân sách mà còn tạo ra sự bất bình đẳng trên thị trường.