Chủ nhật 12/01/2025 12:22
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Góc nhìn Chuyên gia

Đánh giá kết quả nửa nhiệm kỳ: Cần phương pháp tiếp cận đặc biệt

31/07/2023 10:57
Trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ, TS. Trần Du Lịch cho rằng để đánh giá kết quả phát triển kinh tế sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, cần

Giai đoạn chưa từng có tiền lệ

Theo TS. Trần Du Lịch, phương pháp tiếp cận phải đặc biệt vì bước vào năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội (2021), nhiệm vụ chính và quan trọng nhất của nước ta khi đó là tổ chức phòng, chống dịch COVID-19.

"Ngay từ năm 2020, năm trước của nhiệm kỳ, dịch bệnh lây lan trên toàn thế giới, chúng ta không ngoại lệ. Năm 2021, công tác chống dịch tiếp tục được triển khai khi dịch bệnh tác động nặng nề tới mọi hoạt động của đời sống xã hội", TS. Trần Du Lịch nhấn mạnh.

Năm 2021, Chính phủ quyết liệt triển khai "mục tiêu kép", vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, nỗ lực đảm bảo để các doanh nghiệp thực hiện "3 tại chỗ" nhằm duy trì sản xuất, tránh bị đứt gãy chuỗi cung ứng, trong khi yêu cầu kiểm soát dịch vẫn được đặt lên hàng đầu.

Ảnh minh họa
TS. Trần Du Lịch - Ảnh: VGP/Mạnh Hùng.

"Nói nôm na, chưa bao giờ có chuyện Nhà nước phải hạn chế người dân làm ăn như vậy, hầu hết hoạt động kinh tế trong giai đoạn này không thể diễn ra như bình thường. Có thời điểm, Thủ tướng Chính phủ phải ban hành chỉ thị về "giãn cách xã hội" để chủ động ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe và tính mạng của người dân", TS. Trần Du Lịch nói về những quyết định điều hành khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát.

Sang năm 2022, khi bắt đầu triển khai kế hoạch phục hồi được nửa năm thì nền kinh tế Việt Nam phải đối phó với hàng loạt khó khăn. Đó là tình hình bất ổn địa chính trị trên thế giới, vấn đề lạm phát tại nhiều quốc gia hay tác động của việc thực hiện các giải pháp chấn chỉnh thị trường bất động sản, thị trường tài chính… Những yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến sự phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch.

Bước sang năm 2023, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2023 ước tăng 3,72% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng thấp hơn kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, với những khó khăn, thách thức nền kinh tế phải đối mặt, thậm chí còn lớn hơn những dự báo ở thời điểm đầu năm, kết quả tăng trưởng đạt được như trên là khá tích cực.

Với một nhiệm kỳ 5 năm thì có một nửa thời gian, mọi hoạt động tập trung vào phòng, chống dịch và sau đó mới là khôi phục nền kinh tế. Ảnh hưởng của đại dịch, nhất là hệ quả của giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội đến nay chưa phải đã đánh giá hết được. Nhiều lĩnh vực kinh tế hiện chưa phục hồi trở lại như trước khi xảy ra dịch bệnh. Như vậy, để đánh giá thành tựu đạt được, cách tiếp cận cần rất khách quan.

TS. Trần Du Lịch nhìn nhận giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2022 và nửa đầu năm 2023, các chỉ tiêu kinh tế Việt Nam đạt được là rất tích cực. "Nếu nhìn nhận kết quả nửa nhiệm kỳ này để so với nhiệm kỳ trước đó thì rõ ràng chúng ta không hài lòng. Nhưng nếu nhìn ra toàn khu vực và thế giới, trong cùng thời điểm thì điểm sáng tại Việt Nam vẫn nhiều hơn. Đây không phải ta tự khen ta mà rõ ràng đó là thực tế", TS. Trần Du Lịch cho biết.

Gỡ cho được "điểm nghẽn" khâu hấp thụ vốn của nền kinh tế

Nổi bật trong điều hành của Chính phủ nửa nhiệm kỳ vừa qua, theo TS. Trần Du Lịch, đó là sự linh hoạt, kịp thời trong phản ứng chính sách. Ông dẫn chứng, bước vào quý IV/2022, trước vấn đề lãi suất tăng cao, thanh khoản của ngành ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp gặp khó khăn…, cùng với tình hình biến động khó lường của thị trường thế giới, câu hỏi đặt ra là khả năng chống chịu của nền kinh tế Việt Nam như thế nào?

"Lúc đó, dư luận khá băn khoăn về khả năng chống chịu của nền kinh tế Việt Nam trước sức ép này đến cỡ nào, qua năm 2023 có chịu nổi không? Tôi nhớ, ngay chiều ngày 12/9/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc họp với các bộ, ngành, chuyên gia và các tổ chức quốc tế về việc làm sao giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng. Đến thời điểm này, có thể thấy sức chống chịu của nền kinh tế đã được củng cố", TS. Trần Du Lịch nhìn nhận.

Từ đầu năm 2023 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành. Những điều chỉnh này dù chưa có tác động mạnh đến việc cho vay nhưng là tín hiệu nới lỏng chính sách tiền tệ, ngược chiều với giai đoạn cuối năm 2022 vừa qua.

Còn hiện nay, chúng ta đang chuẩn bị kết thúc tháng đầu của nửa sau nhiệm kỳ Đại hội XIII, thời điểm này, kinh tế vĩ mô tiếp tục diễn biến tích cực. Những lo lắng hồi đầu năm 2023 như tình hình thị trường tài chính, hệ thống ngân hàng, lạm phát… đã dần chuyển biến tích cực; khó khăn của nền kinh tế, của cộng đồng doanh nghiệp vẫn còn nhưng đang được đẩy mạnh tháo gỡ.

TS Trần Du Lịch: Năm 2010, Việt Nam chính thức ra khỏi nhóm nước thu nhập thấp khi GDP bình quân đầu người vượt qua ngưỡng 1.035 USD và chuyển sang nhóm nước thu nhập trung bình thấp. Năm 2023 này, Việt Nam sẽ tiến đến mốc thứ hai, khi GDP bình quân đầu người tiếp tục vượt ngưỡng 4.045 USD và chuyển sang nhóm các nền kinh tế thu nhập trung bình cao.

Mặt khác, những nỗ lực của Chính phủ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc ưu tiên thúc đẩy 3 trụ cột, gồm: Xuất khẩu, đầu tư công và tiêu dùng nội địa đang thu được kết quả khích lệ.

Cụ thể, về kim ngạch xuất khẩu, mặc dù kết quả 7 tháng qua vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022 nhưng giá trị xuất khẩu trong tháng 7 tiếp tục xu hướng tháng sau tăng so với tháng trước. Cùng với đó, tiêu dùng trong nước cũng tăng trưởng tích cực. Tính chung 7 tháng, tiêu dùng có mức tăng khá, hơn 10% so với cùng kỳ năm trước.

Đặc biệt, với việc khởi công nhiều công trình trọng điểm lớn cùng nỗ lực đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngay từ những ngày đầu năm, con số vốn đầu tư công được giải ngân trong tháng 7 vừa được ngành thống kê công bố tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng, giá trị giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 300.000 tỷ đồng, đạt hơn 41% kế hoạch năm.

Với số vốn đầu tư công hơn 700.000 tỷ đồng cần giải ngân trong năm 2023, tăng khoảng 25% so với kế hoạch năm 2022, nếu đưa được 90-95% số vốn này ra thị trường, tác động tới tăng trưởng kinh tế trong năm nay sẽ rất lớn.

Thời gian còn lại của nhiệm kỳ, TS. Trần Du Lịch cho rằng trước hết cần tập trung gỡ cho được "điểm nghẽn" hấp thụ vốn của nền kinh tế, bao gồm từ thủ tục hành chính đến chính sách tín dụng... Bên cạnh đó, chương trình hoàn thiện hệ thống pháp luật cần làm sớm và phải bảo đảm tính đồng bộ trong thực thi.

Theo ông Trần Du Lịch, quan điểm phân cấp, phân quyền mà Thủ tướng đã chỉ đạo từ đầu nhiệm kỳ nên làm mạnh hơn. Dự án đường vành đai 3 tại TPHCM cho thấy những gì địa phương làm tốt nên giao địa phương làm, qua đó tạo sự năng động, sáng tạo và chế độ trách nhiệm của bộ máy hành chính.

Ngoài ra, cần đảm bảo để các dự án hạ tầng lớn được triển khai sớm và hoàn thành đúng kế hoạch đề ra. Có chính sách để các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp lớn, giữ vị trí quan trọng của nền kinh tế, củng cố được tiềm lực.

TS. Trần Du Lịch hy vọng, năm nay kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 6% và năm 2024 sẽ đạt mức tăng trưởng cao hơn. Tuy nhiên, trong thời gian còn lại, điều cần quan tâm không phải tăng trưởng kinh tế cao hay thấp mà quan trọng nhất là phải tạo nền tảng bền vững, cả về hệ thống thể chế, pháp luật, cả về kết cấu hạ tầng để giai đoạn 5 năm tiếp theo, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn và sự phát triển thực sự bền vững hơn./.

Mạnh Hùng

Tin bài khác
TS. Trần Xuân Hòa: Tôi có niềm tin Dự án Khai thác mỏ sắt Thạch Khê sẽ sớm khởi động

TS. Trần Xuân Hòa: Tôi có niềm tin Dự án Khai thác mỏ sắt Thạch Khê sẽ sớm khởi động

Trao đổi với phóng viên, TS. Trần Xuân Hòa, Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam cho biết, tôi có niềm tin Chính phủ sẽ sớm quyết định cho khởi động Dự án Khai thác và Tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê, không thể để nguồn tài nguyên lớn của đất nước nằm im mãi…
Trung tâm tài chính quốc tế giúp Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình

Trung tâm tài chính quốc tế giúp Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình

Trung tâm tài chính quốc tế không chỉ là một dự án mà là một chiến lược mang tính bước ngoặt, đòi hỏi sự quyết tâm chính trị, đầu tư mạnh mẽ và hợp tác toàn diện giữa Chính phủ, khu vực tư nhân và cộng đồng quốc tế, theo ông Richard McClellan, Giám đốc quốc gia Viện Tony Blair.
Năm 2025, AI tổng hợp làm bùng nổ các mô hình kinh doanh mới

Năm 2025, AI tổng hợp làm bùng nổ các mô hình kinh doanh mới

Đó là chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Văn Minh, Viện trưởng Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp, Trường Đại học Ngoại thương. Năm 2025 được dự báo sẽ là một năm đầy khó khăn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt với nhiều biến động,
TS. Lê Xuân Nghĩa: Tín dụng 2025 đối diện nhiều thách thức

TS. Lê Xuân Nghĩa: Tín dụng 2025 đối diện nhiều thách thức

TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, cho biết năm 2025 sẽ là một năm đầy thử thách đối với thị trường tín dụng Việt Nam, với các yếu tố tác động từ cả bên ngoài lẫn nội tại nền kinh tế.
TS. Trần Xuân Lượng: Định giá đất sai do thiếu cơ sở dữ liệu

TS. Trần Xuân Lượng: Định giá đất sai do thiếu cơ sở dữ liệu

Theo ông Trần Xuân Lượng - Tiến sĩ chuyên ngành bất động sản – Đại học Kinh tế Quốc dân, Viện phó Viện Nghiên cứu và Đánh giá thị trường bất động sản Việt Nam, định giá đất không chính xác, sai lệch do thiếu cơ sở dữ liệu.
TS. Nguyễn Minh Phong: Việt Nam đang thiếu các khu công nghiệp xanh

TS. Nguyễn Minh Phong: Việt Nam đang thiếu các khu công nghiệp xanh

Theo TS. Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế, Việt Nam hiện đang thiếu hụt khu công nghiệp xanh trong khi nhu cầu về bất động sản công nghiệp xanh ngày càng lớn.
"Thời đại thông minh" do AI dẫn đầu có thay đổi cách sống và làm việc?

"Thời đại thông minh" do AI dẫn đầu có thay đổi cách sống và làm việc?

Liệu "thời đại thông minh" do AI dẫn đầu có thay đổi cách chúng ta sống và làm việc không? Câu trả lời là có, và những thay đổi này có thể sâu rộng và đa dạng.
Kinh tế số Việt Nam: Động lực phát triển mạnh mẽ hướng tới mục tiêu 30% GDP năm 2030

Kinh tế số Việt Nam: Động lực phát triển mạnh mẽ hướng tới mục tiêu 30% GDP năm 2030

"Tôi tin rằng kinh tế số có thể đạt được mục tiêu đóng góp 30% GDP vào năm 2030 nếu có những thay đổi mạnh mẽ và toàn diện.", theo ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT.
Những xu hướng nổi bật có thể tác động mạnh mẽ đến thị trường vốn năm 2025

Những xu hướng nổi bật có thể tác động mạnh mẽ đến thị trường vốn năm 2025

Nhân dịp bước sang năm 2025, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinGroup và FiinRatings, đã chia sẻ với phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập những đánh giá về tình hình thị trường vốn Việt Nam trong năm 2024, xu hướng nổi bật có thể tác động mạnh mẽ đến thị trường vốn trong năm 2025, đó là tăng trưởng tín dụng và sự phát triển của trái phiếu xanh.
TS. Cấn Văn Lực: Giá nhà Việt Nam cao gấp đôi so với thế giới

TS. Cấn Văn Lực: Giá nhà Việt Nam cao gấp đôi so với thế giới

Theo TS. Cấn Văn Lực, giá nhà ở Việt Nam cao gấp đôi so với thế giới, cần tăng cung và tháo gỡ vướng mắc để ổn định thị trường, giảm áp lực cho người dân.
TS. Lê Xuân Nghĩa: Giá nhà ở Việt Nam quá cao so với thu nhập

TS. Lê Xuân Nghĩa: Giá nhà ở Việt Nam quá cao so với thu nhập

Theo Chuyên gia kinh tế TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ quốc gia, giá nhà ở Việt Nam hiện đã gấp khoảng 60 năm thu nhập của người lao động.
Ông Hoàng Nam Tiến: “Nhân tài Việt chỉ trở về khi được trao bài toán xứng đáng”

Ông Hoàng Nam Tiến: “Nhân tài Việt chỉ trở về khi được trao bài toán xứng đáng”

Theo ông Hoàng Nam Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng trường - Trường Đại học FPT, ngoài chính sách đãi ngộ, trí thức hàng đầu sẽ trở về cống hiến khi được trao những bài toán lớn, xứng tầm với năng lực và khát vọng.
TS. Nguyễn Minh Phong: Căn hộ dịch vụ tiện ích sẽ phát triển mạnh mẽ

TS. Nguyễn Minh Phong: Căn hộ dịch vụ tiện ích sẽ phát triển mạnh mẽ

TS. Nguyễn Minh Phong - Chuyên gia kinh tế cho rằng xu hướng căn hộ dịch vụ cao cấp sẽ phát triển mạnh mẽ, đặc biệt tại các thành phố lớn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về tiện ích chất lượng.
Ông Phạm Xuân Hòe - nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng: Cần giám sát hợp nhất Tập đoàn tài chính

Ông Phạm Xuân Hòe - nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng: Cần giám sát hợp nhất Tập đoàn tài chính

Theo ông Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, những thách thức trong việc giám sát các tập đoàn tài chính, nguy cơ từ việc thao túng ngân hàng và giải pháp giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp.
Kinh nghiệm xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp từ Singapore

Kinh nghiệm xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp từ Singapore

Trong một cuộc trao đổi gần đây, ông Yayren Teo, Giám đốc Điều hành Mạng lưới Khởi nghiệp Singapore (GEN Singapore), đã chia sẻ những kinh nghiệm về việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp.