Công bố quy hoạch đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030
- 441
- Bất động sản
- 23:15 19/06/2022
DNHN - Bộ Chính trị đã đề ra một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030: Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 6,5 - 7%/năm. Quy mô nền kinh tế đến năm 2030 gấp 2 - 2,5 lần so với năm 2021.
Ngày 18/6/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Nghị quyết số 78/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02/4/2022 của Bộ Chính trị về Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Nghị quyết đề ra một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030: Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 6,5 - 7%/năm. Quy mô nền kinh tế đến năm 2030 gấp 2 - 2,5 lần so với năm 2021.

Tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp trong tổng thu nhập vùng (GRDP) khoảng 20%; công nghiệp - xây dựng khoảng 32%; dịch vụ khoảng 46%; thuế và trợ cấp khoảng 2%. GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 146 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 42 - 48%; có 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 30% số xã đạt chuẩn nâng cao.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25%; tỷ trọng lao động khu vực phi nông nghiệp đạt 75 - 80%; tỷ lệ nghèo giảm 1,5 - 2%/năm. Cơ sở giáo dục đạt chuẩn: 75% mầm non, 70% tiểu học, 80% trung học cơ sở, 90% trung học phổ thông. Đạt 30 giường bệnh viện, 10 bác sĩ, 2,8 dược sĩ đại học, 25 điều dưỡng viên trên 10.000 dân. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 7,5%. Tỷ lệ sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh của dân cư đô thị đạt 98 - 100%, ở nông thôn đạt 70%. Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại từ đô thị và công nghiệp đạt 100%.
Để đạt được các mục tiêu đề ra, Nghị quyết cũng nêu rõ các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu. Trước hết, cần quán triệt, tuyên truyền, tạo sự thống nhất, đồng thuận của xã hội trong xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị. Bên cạnh đó, tập trung, thực hiện tốt công tác hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và đẩy mạnh liên kết vùng.
Nghị quyết nêu rõ, xây dựng thành phố Cần Thơ thành trung tâm phát triển vùng có dịch vụ thương mại, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, văn hóa, du lịch, công nghiệp chế biến hiện đại; xây dựng các thành phố Mỹ Tho, Tân An, Long Xuyên, Rạch Giá, Cà Mau và Sóc Trăng thành các trung tâm tổng hợp, chuyên ngành.
Tập trung xây dựng Phú Quốc thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái chất lượng cao, du lịch biển, đảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế, kết nối với các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực và thế giới.
Phát triển các trung tâm đầu mối về nông nghiệp gắn với vùng chuyên canh, kết nối với các đô thị gồm: Trung tâm đầu mối tổng hợp ở thành phố Cần Thơ gắn với phát triển dịch vụ logistics ở Hậu Giang, trung tâm đầu mối ở An Giang, Đồng Tháp gắn với vùng nguyên liệu về thủy sản nước ngọt, trái cây, lúa gạo vùng sinh thái nước ngọt; trung tâm đầu mối ở Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng gắn với vùng nguyên liệu về thủy sản khu vực ven biển, trung tâm đầu mối ở Tiền Giang, Bến Tre gắn với vùng nguyên liệu chính về trái cây, rau màu.
Tập trung đầu tư phát triển Khu kinh tế cửa khẩu An Giang bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác; ban hành chính sách ưu đãi để phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp thành khu kinh tế tổng hợp gồm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, đô thị và nông lâm, ngư nghiệp, trung tâm giao lưu phát triển kinh tế giữa các nước tiểu vùng sông Mê Công.
Phát triển nguồn điện, lưới điện phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực và quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia. Ưu tiên phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông, hoàn thiện mạng lưới giao thông vận tải, bảo đảm kết nối hài hòa, hiệu quả giữa các phương thức vận tải.
Cùng với đó, chú trọng phát triển vận tải đa phương thức, lấy đường thủy là trọng tâm; phát triển nhanh kết cấu hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, đột phá trong phát triển hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại, thông minh, gắn với phát triển các hành lang kinh tế, thúc đẩy liên kết và hội nhập hành lang kinh tế đô thị - công nghiệp từ Cần Thơ đến Long An, hành lang kinh tế dọc Sông Tiền - Sông Hậu, hành lang kinh tế ven biển từ Long An, Cà Mau đến Kiên Giang, hành lang kinh tế biên giới từ Long An đến Kiên Giang; khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là theo phương thức đối tác công - tư (PPP) gắn với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương.
PV
Bài liên quan
- Lành mạnh hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp
- Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Vật liệu tăng giá đột biến, Bộ Xây dựng muốn được "gỡ khó"
- Talkshow Quỹ FNF và triển vọng đầu tư tại Việt Nam: Tìm kiếm "chìa khóa" nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất một số quan điểm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
- Doanh nghiệp Việt đầu tư vốn ra nước ngoài tăng gấp đôi so với năm trước
- Chính sách tài chính tiền tệ hỗ trợ doanh nghiệp thời hậu dịch Covid-19
- Vướng mắc về kinh doanh cá cược bóng đá quốc tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính nói gì?
- Muốn xuất khẩu sản phẩm vào Anh phải dán nhãn hiệu UKCA
- Xu hướng xây dựng nhà hàng dựa trên trí tuệ nhân tạo tại Trung Quốc
- Tổ chức thành công Đại hội Chi bộ Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập nhiệm kỳ 2022 – 2025
- WB: Năm 2022 kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,5%
- Bộ Xây dựng: Thiếu đồng bộ trong các quy định của pháp luật về xây dựng, đô thị và đất đai
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người kế tục sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chủ tịch
- Việt Nam sau 27 năm gia nhập ASEAN (28/7/1995-28/7/2022)
- Đầu tháng 8 lãi suất tiền gửi liên tục tăng cao
- Nửa đầu năm 2022 xuất khẩu cà phê sang EU tăng kỷ lục nhờ EVFTA
- Phi lí khi giá xăng dầu giảm, giá hàng hoá không giảm
- Ngành công nghiệp máy ảnh ở Nhật Bản chuyển mình trước "cơn bão" smartphone
#đồng bằng sông Cửu Long

Kiên Giang: Tăng cường ứng phó với xâm nhập mặn gia tăng
Tỉnh Kiên Giang tăng cường các giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn gia tăng ở Đồng bằng sông Cửu Long, nguy cơ ảnh hưởng đến địa bàn tỉnh do giảm lượng xả nước từ hồ chứa thủy điện thượng nguồn sông Mê Kông.

Giá lúa gạo ngày 27/5: Duy trì sự ổn định, tìm hướng đi mới cho lúa gạo Cà Mau
Giá lúa gạo ngày 27/5/2022 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long duy trì ổn định. Cà Mau tìm hướng đi mới cho ngành sản xuất lúa gạo.
Đọc thêm Bất động sản
Nỗi niềm môi giới bất động sản: Phơi mình phát tờ rơi, miệt mài chạy quảng cáo vẫn không hiệu quả
Giữa cái nắng nóng hơn 40 độ, ứng dụng dự báo thời tiết trên điện thoại thông báo nhiệt độ ngoài đường cảm nhận lên đến 50 độ, một nhóm môi giới bất động sản vẫn đang miệt mài phát tờ rơi, tìm kiếm khách hàng. Họ bất chấp nắng nóng, không ngại làn da cháy sạm bởi với họ, đây dường như là phương án khả thi nhất để tiếp xúc khách hàng.
Bức tranh kinh tế: Bất động sản nửa cuối 2022
Dịch bệnh và những chính sách thắt chặt tiền tệ đã tạo ra nhiều biến động không nhỏ cho nền kinh tế nói chung và lĩnh vực bất động sản nói riêng. Bối cảnh này đã và sẽ tiếp tục tạo ra nhiều xu hướng mới cho thị trường trong thời gian sắp tới.
Định hướng nào cho khu công nghiệp, khu kinh tế tại Việt Nam?
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã và đang tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế, trong đó xác định một số định hướng phát triển.
Chốn sống mới của cư dân Linh Đàm
Biết tôi có ý định tìm mua căn hộ mới, anh bạn thân đã “nảy” ngay “từ khóa” Tây Nam Linh Đàm. Để thuyết phục tôi thêm, bạn nói chắc nịch: Về Linh Đàm với tôi, một ly café sáng sẽ giúp bạn nhiều điều!
Vĩnh Phúc: “Khai tử” dự án nhà ở xã hội tại Phúc Yên của Công ty Đại Phát
Chỉ xây dựng được 1 dãy nhà kho sau hơn 10 năm được giao 7.648m2 đất, dự án nhà ở xã hội (NOXH) của Công ty Đại Phát đã bị tỉnh Vĩnh Phúc tiến hành thu hồi và chấm dứt hiệu lực pháp lý.
Dự án Honas Residence: Chưa được huy động vốn từ nhà đầu tư
Dự án khu nhà ở cao tầng Hoàng Nam (tên thương mại là Honas Residence) tại tỉnh Bình Dương đang được rao bán rầm rộ với giá từ 1,2 tỷ đồng/căn. Tuy nhiên thực tế chưa có đơn vị nào cho phép chủ đầu tư là HoangNam Group huy động vốn từ khách hàng.
Quảng Ninh thu hồi đất thực hiện dự án của HD Mon Vân Đồn
UBND tỉnh Quảng Ninh có quyết định thu hồi, hủy bỏ Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án số 42 ngày 6/1/2017 và thực hiện theo kiến nghị của Thanh tra tỉnh Quảng Ninh.
37 dự án chậm triển khai, Hà Nội kiến nghị thu hồi hơn 1.800 ha đất
Hiện có 37 dự án với tổng diện tích 1.878,7 ha đất được kiến nghị trình UBND thành phố Hà Nội thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất, chấm dứt hoạt động dự án.
Lợi nhuận các công ty đầu tư khu công nghiệp có thể tăng trưởng gần 50% trong nửa cuối năm 2022
Theo SSI Research, lợi nhuận các công ty đầu tư khu công nghiệp có thể tăng trưởng gần 50% trong nửa cuối năm 2022 nhờ vào nhu cầu đất công nghiệp được kỳ vọng sẽ phục hồi tích cực khi nền kinh tế mở cửa cùng với việc giá thuê dự kiến tiếp tục tăng trung bình 8-20% so với cùng kỳ, tùy khu vực.
Phê duyệt quy hoạch 5 phân khu đô thị tại Sóc Sơn, Hà Nội
Ngày 5/8/2022, UBND TP.Hà Nội vừa ban hành một loạt quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị của nhiều khu vực tại huyện Sóc Sơn…