Trong quá trình tháo gỡ những nút thắt, vai trò tiên phong của khu vực tư nhân được đề cao trong Báo cáo Kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long (BCKT thường niên ĐBSCL) năm 2024 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Trường Chính sách công và quản lý Fulbright (FSPPM) tổ chức công bố ngày 27/3 vừa qua. Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) không chỉ đồng hành cùng nông dân trong sản xuất mà còn tích cực đóng góp vào các giải pháp đầu tư, hạ tầng và công nghệ, hướng đến một nền nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Gỡ nút thắt đầu tư và hạ tầng nông nghiệp
BCKT thường niên ĐBSCL 2024 tiếp tục là một bức tranh toàn cảnh về những thách thức và cơ hội phát triển của vùng đất Tây Nam Bộ, nổi bật là những nút thắt trong đầu tư và hạ tầng. Trong báo cáo, các chuyên gia đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc tăng cường hợp tác giữa các thành phần kinh tế, đặc biệt là sự tham gia tích cực của doanh nghiệp trong việc đồng hành cùng người nông dân và chính quyền địa phương.
Thiếu hụt đầu tư trở thành một trong những nguyên nhân cốt lõi dẫn đến “vòng xoáy đi xuống” của nền kinh tế ĐBSCL trong nhiều năm qua, dù đây vẫn là vùng sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu chủ lực, đóng góp hơn 50% vào thặng dư thương mại của Việt Nam.
Phân bón Cà Mau (PVCFC), với vai trò là đối tác toàn diện, đã góp phần đưa ra những giải pháp thiết thực, nhấn mạnh vào việc phát triển nông nghiệp bền vững. Ở góc độ doanh nghiệp, ông Trần Chí Nguyện – Phó Tổng giám đốc PVCFC cũng đánh giá cao những đề xuất trong BCKT thường niên ĐBSCL năm 2024, đặc biệt là những kiến nghị có cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi, đồng hành cùng doanh nghiệp.
![]() |
Ông Trần Chí Nguyện - Phó Tổng Giám đốc PVCFC, Đối tác toàn diện của BCKT thường niên ĐBSCL phát biểu tại chương trình. |
Theo đó, Phó Tổng Giám đốc PVCFC đã chia sẻ những định hướng và cam kết của doanh nghiệp trong việc đồng hành cùng người nông dân trước bối cảnh biến đổi khí hậu, chuyển đổi số và nhu cầu đầu tư cải tiến hạ tầng. Một nền nông nghiệp phát triển bền vững không thể tách rời sự hỗ trợ từ phía doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực phân bón và dinh dưỡng cây trồng.
Giải pháp phát triển bền vững của PVCFC
Nhận thức được những thách thức mà Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt, PVCFC đã chủ động triển khai hàng loạt chương trình nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất phân bón thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng tích cực hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học để tìm ra giải pháp tối ưu giúp cây trồng phát triển tốt hơn trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Các sản phẩm của PVCFC không chỉ đáp ứng nhu cầu canh tác mà còn giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, hướng đến mô hình sản xuất nông nghiệp xanh, sạch, hiệu quả.
Song song với việc đầu tư vào công nghệ, PVCFC cũng chú trọng đến các hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho bà con nông dân thông qua các chương trình tập huấn, hội thảo kỹ thuật và mô hình trình diễn. Những hoạt động này giúp người nông dân tiếp cận với các phương pháp canh tác hiện đại, nâng cao hiệu suất sản xuất và giảm thiểu chi phí đầu vào. Đồng thời, doanh nghiệp cũng tích cực tham gia vào các dự án cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần xây dựng nền tảng phát triển bền vững cho khu vực.
Sự kết hợp giữa doanh nghiệp và các bên liên quan trong khu vực đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng một Đồng bằng sông Cửu Long thịnh vượng, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu. Với những nỗ lực không ngừng, PVCFC tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong ngành, đồng thời tạo động lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong tương lai.