Cổ phiếu và trái phiếu Ấn Độ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài

18:30 18/09/2022

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đưa Ấn Độ vào tầm ngắm khi thị trường chứng khoán của nước này đã dần phục hồi, trong khi trái phiếu của nước này cũng dự kiến ​​sẽ sớm được thêm vào chỉ số chuẩn toàn cầu.

Sau nửa đầu năm 2022 im hơi lặng tiếng, các nhà đầu tư toàn cầu đã chuyển sang mua ròng cổ phiếu Ấn Độ vào tháng 7 khi thị trường chứng khoán của nước này có thời gian nghỉ ngơi trước tình trạng kinh tế ảm đạm lan rộng. (Nguồn ảnh của AFP / Jiji và ảnh chụp màn hình từ trang web của BSE)

Sau nửa đầu năm 2022 im hơi lặng tiếng, các nhà đầu tư toàn cầu đã chuyển sang mua cổ phiếu Ấn Độ nhiều vào tháng 7. (Nguồn ảnh của AFP / Jiji và ảnh chụp màn hình từ trang web của BSE).

Sau nửa đầu năm im hơi lặng tiếng, các nhà đầu tư toàn cầu đã chuyển sang mua cổ phiếu Ấn Độ trong tháng Bảy. Kể từ đó, đầu tư nước ngoài vào cổ phiếu Ấn Độ đã đạt 657 tỷ rupee (tương đương 8,3 tỷ USD).

Sự quan tâm trở lại đối với đất nước một phần là phản ứng trước lo ngại về suy thoái đang đeo bám nhiều nền kinh tế lớn khác và hy vọng rằng Ấn Độ, nền kinh tế lớn thứ năm thế giới, có thể không bị tổn hại.

Dòng vốn nước ngoài hồi sinh đã giúp chỉ số chứng khoán chuẩn của Ấn Độ vượt trội so với các nước châu Á. Chỉ số Sensex chuẩn của Ấn Độ tăng 14,5% trong ba tháng tính đến ngày 14 tháng 9. Ngược lại, Nikkei 225 (chỉ số của thị trường Nhật Bản, thể hiện sức mạnh của các doanh nghiệp nổi bật nhất trong nền kinh tế nước này) tăng 4,5%, thị trường chứng khoán Thượng Hải tăng 0,3% và chỉ số Hang Seng Composite của Hồng Kông giảm 10,5% trong thời gian này.

Nitin Bhasin, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của Ambit Capital, cho biết trong khi các nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại cuộc chiến, các nhà đầu tư trong nước cũng đã đẩy mạnh cuộc chơi của họ. Theo ước tính của Ambit, dòng vốn từ các nhà đầu tư trong nước đạt tổng cộng 30,8 tỷ USD từ tháng 1 đến tháng 8. 

Sự thay đổi của thị trường chứng khoán Ấn Độ đã diễn ra vào giữa tháng 6, chỉ số chuẩn đã giảm 17% so với mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 10 năm 2021. Trong khi tổng sản phẩm quốc nội của Ấn Độ tăng 13,5% so với cùng kỳ trong quý 2 thì nó lại thấp hơn ước tính của ngân hàng trung ương là 16,2%. Lạm phát bán lẻ đạt mức cao nhất 7% trong tháng 8, cao hơn mức 6,71% trong tháng 7, vượt mục tiêu 6% của ngân hàng trung ương Ấn Độ trong 8 tháng liên tiếp. 

Tuy nhiên, so với Ấn Độ, GDP ở Mỹ giảm 0,6% trong quý 2. Tại Trung Quốc, nền kinh tế tăng trưởng ít ỏi 0,4% do bị cản trở bởi chính sách Zero COVID của chính phủ dẫn đến tình trạng phong tỏa kéo dài và xuất khẩu bị đe dọa.

Trong khi đó, Ấn Độ là nước nhập khẩu nhiều hơn. Theo dữ liệu của chính phủ, nhập khẩu của Ấn Độ đã tăng hơn 37% lên 61,9 tỷ USD trong tháng 8, nhờ vào việc tăng mua dầu thô, dầu thực vật và hóa chất. Với xuất khẩu tăng 1,62% lên 33,92 tỷ USD, thâm hụt tài khoản vãng lai của Ấn Độ có thể tăng lên và tiếp tục làm suy yếu đồng rupee, vốn đã giảm khoảng 7,5% so với đô la Mỹ trong năm nay.  

Thâm hụt tài khoản vãng lai (tiếng Anh: Current Account Deficit) là phép đo thương mại của một quốc gia, nơi mà giá trị của hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu vượt quá giá trị của hàng hóa dịch vụ xuất khẩu

Bhasin của Ambit cho biết: “Nếu Mỹ đi vào suy thoái, doanh thu của các công ty công nghệ thông tin ở Ấn Độ sẽ bị ảnh hưởng, và tăng trưởng xuất khẩu nói chung cũng sẽ như vậy. Nhưng hãy nhớ rằng, Ấn Độ không phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu như Trung Quốc."

Giá dầu thô giảm mạnh đã làm tăng thêm tín hiệu lạc quan đối với Ấn Độ, quốc gia nhập khẩu dầu lớn thứ ba thế giới và đáp ứng khoảng 3/4 nhu cầu trong nước thông qua nhập khẩu.

Ashhish Vaidya, giám đốc ngân khố của Ngân hàng DBS, cho biết một loạt các cải cách chính sách do chính phủ Ấn Độ thực hiện - bao gồm các biện pháp khuyến khích thúc đẩy sản xuất linh kiện điện tử và xe điện tại địa phương sẽ cho phép nước này gia tăng giá trị cho nguồn cung toàn cầu. Cùng với sự thúc đẩy toàn cầu để phát triển các trung tâm sản xuất bên ngoài Trung Quốc và thái độ cầm chừng đối với việc đầu tư vào Trung Quốc và Nga, điều đó càng làm tăng cơ hội tốt cho Ấn Độ.

Vaidya nói. "Chúng ta hãy cũng nhìn vào những cải cách đang diễn ra ở Ấn Độ".

Nguồn vốn toàn cầu cũng có khả năng bắt đầu theo đuổi trái phiếu của Ấn Độ sau khi có báo cáo rằng JP Morgan đang xem xét đưa một phần lớn trái phiếu trị giá 1 nghìn tỷ đô la rupee của Ấn Độ vào chỉ số đa dạng hóa toàn cầu GBI-EM hàng đầu của họ.

Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley cho biết Ấn Độ đã phát hành trái phiếu FAR với trị giá 263 tỷ đô la và dự kiến ​​360 tỷ đô la trái phiếu sẽ có sẵn vào nửa cuối năm 2023. 

Morgan Stanley ước tính việc đưa vào các chỉ số toàn cầu có thể làm tăng tỷ lệ nắm giữ trái phiếu chính phủ của nước ngoài từ 1,2% hiện tại lên 9% vào năm 2030.

Các nhà đầu tư nước ngoài dường như đã tăng cường mua trái phiếu FAR với dự đoán chúng được đưa vào chỉ số GBI-EM. Theo Reuters, nhiều nhà đầu tư đã mua trái phiếu FAR trị giá 66 tỷ rupee (tương đương 827,9 triệu USD) trong sáu tuần tính đến ngày 9/9, đồng thời bán chứng khoán ở các danh mục khác trị giá 18 tỷ rupee (tương đương 225,7 triệu USD).

Mối quan tâm quốc tế đối với trái phoeeis của Ấn Độ sẽ giúp chính phủ, vốn đã bị kéo giãn nguồn lực bởi các gói kích thích sau hậu quả của COVID-19. Thâm hụt tài khóa đã tăng từ 4,59% trong năm tài khóa 2020 lên 9,3% vào năm 2021. Doanh thu từ thuế cao hơn đã giúp cắt giảm thâm hụt xuống còn 6,71% trong năm tài chính 2022.

Sujan Hajra, nhà kinh tế trưởng kiêm giám đốc điều hành tại công ty dịch vụ tài chính Anand Rathi cho biết: “Thực tế là trái phiếu Ấn Độ không có mặt trong các chỉ số toàn cầu đã dẫn đến nhu cầu bị giảm sút mặc dù chúng mang lại lợi nhuận tốt hơn nhiều quốc gia khác”.

Trong khi các cuộc thảo luận về việc đưa Ấn Độ vào các chỉ số toàn cầu đã diễn ra trong một vài năm, chính phủ Ấn Độ và các chủ ngân hàng không thể thống nhất về việc có cho phép thanh toán trái phiếu ra nước ngoài hay không. Chính phủ cho rằng việc đưa ra nước ngoài sẽ gây bất lợi cho các nhà đầu tư trong nước, những người phải trả cho nhà nước thuế thu nhập từ việc bán trái phiếu.

Madan Sabnavis, nhà kinh tế trưởng tại Bank of Baroda, cảnh báo rằng việc đưa trái phiếu Ấn Độ vào các chỉ số toàn cầu có thể khiến trái phiếu Ấn Độ dễ bị tổn thương hơn trước những biến động trên thị trường toàn cầu, đặc biệt khi lợi suất đang tăng. Lợi suất trái phiếu chính phủ đã tăng trên 7% từ mức 5,5% vào tháng 1 năm ngoái.

Nhưng những mặt tích cực sẽ bao gồm từ việc tăng dự trữ ngoại hối của Ấn Độ đến chi phí đi vay thấp hơn cho các doanh nghiệp đi vay. 

Lyly