Có doanh nghiệp Việt xuất gỗ sang Canada phải chịu mức thuế gần 200%
- 424
- Kinh doanh
- 23:45 07/06/2022
DNHN - Canada hiện được biết đến là một trong 10 nhà sản xuất đồ nội thất hàng đầu trên thế giới và là quốc gia có truyền thống lâu đời trong lĩnh vực sản xuất đồ nội thất. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do nhập khẩu tăng nhanh và xuất khẩu giảm, Canada đã trở thành nước nhập khẩu ròng các sản phẩm đồ nội thất.
Thông tin từ Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Canada, hiện quốc gia này đang áp dụng thuế bán chống bán phá giá đối với sản phẩm gỗ nhập khẩu từ Việt Nam, trong đó có doanh nghiệp chịu mức thuế gần 200%.
Canada hiện được biết đến là một trong 10 nhà sản xuất đồ nội thất hàng đầu trên thế giới và là quốc gia có truyền thống lâu đời trong lĩnh vực sản xuất đồ nội thất. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do nhập khẩu tăng nhanh và xuất khẩu giảm, Canada đã trở thành nước nhập khẩu ròng các sản phẩm đồ nội thất.

Trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Canada đạt 111,1 triệu USD, tăng 6,8% (năm 2021 đạt 104 triệu USD). Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu 4,5 triệu USD mặt hàng gỗ và sản phẩm từ Canada, giảm 124% (cùng kỳ năm 2021 đạt 10,1 triệu USD).
Lý giải về sự sụt giảm này, chia sẻ tại phiên tư vấn “Xuất khẩu đồ gỗ và trang trí nội thất sang thị trường Canada” do Cục Xúc tiến thương mại phối hợp tổ chức ngày 7/6, Tham tán thương mại Việt Nam tại Canada Trần Thu Quỳnh cho biết: “Do tình hình đại dịch kéo dài khiến cho giá vận chuyển tăng cao gây khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam. Năm 2020, Việt Nam nhập khẩu từ thị trường này giảm khoảng 9%, đến năm 2021 là 24%, còn tính đến hiện giờ là giảm 60% giá trị xuất khẩu gỗ của Canada vào Việt Nam”.
Trong khi đó, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này cũng gặp nhiều khó khăn. Theo bà Quỳnh, chi phí vận chuyển vào Canada tương đối đắt, thị trường này lại đang thiếu vỏ container, thiếu nhân lực bốc dỡ khiến thời gian giao hàng bị chậm trễ, phải lưu ở cảng rất lâu, tăng chi phí cho doanh nghiệp.
Đồng quan điểm, ông Denis Charest, Phụ trách thiết kế, marketing và kinh doanh đồ gỗ nội thất (công ty DM – 2 Inc tại Canada) cho rằng thời gian tới sẽ có khởi sắc hơn. Trong thời kỳ đỉnh dịch, thời gian vận chuyển từ Việt Nam đến Canada mất khoảng 100 ngày, có trường hợp kéo dài đến 4 tháng. “Giờ thì mọi thứ đã trở lại thời điểm 35 ngày trước đại dịch”, ông Denis nói.
Mặt khác, thuế quan cũng đang là vấn đề các doanh nghiệp cần lưu ý. Trong đó, tháng 12/2020, phía Canada áp thuế chống bán phá giá ghế bọc nệm từ Việt Nam do có một số đơn vị từ nước này kiến nghị với phái Canada với đầy đủ thông tin.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam phải tham gia trả lời các câu hỏi cung cấp thông tin, nhưng theo bà Quỳnh, chỉ có 8 trong số tổng hàng trăm doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và mặt hàng gỗ vào Canada tham gia trả lời. Kết quả, 8 doanh nghiệp bị áp thuế tương đối thấp, chỉ khoảng 3,7%. Trong khi đó, các doanh nghiệp không tham gia bị áp tới 179%.
Trong tháng 7/2022, phía Thương vụ cho biết, đang hỗ trợ để khoảng 20 doanh nghiệp Việt và Cục Xúc tiến thương mại có thể sang Canada làm việc với đối tác, đến thực tế các nhà máy sản xuất của Canada để tìm hiểu phương thức kinh doanh và mô hình sản xuất của họ.
Vào tháng 12 hàng năm, phái Canada còn tổ chức hội chợ Xây dựng quốc tế; triển lãm quốc nhà ở tổ chức vào tháng 3; triển lãm ngành gỗ bờ Đông vào tháng 4… Đây là các hội chợ mà doanh nghiệp có thể tham khảo.
PV
Bài liên quan
#gỗ sang Canada

Tư vấn xuất khẩu đồ gỗ và trang trí nội thất sang thị trường Canada
Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) và Thương vụ Việt Nam tại Canada phối hợp đồng tổ chức Phiên tư vấn xuất khẩu đồ gỗ và trang trí nội thất sang thị trường Canada.
Đọc thêm Kinh doanh
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực TMĐT phải bổ sung giấy phép kinh doanh
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) vừa có thông báo về việc bổ sung giấy phép kinh doanh đối với các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực TMĐT.
Nửa đầu năm 2022 xuất khẩu cà phê sang EU tăng kỷ lục nhờ EVFTA
Theo Bộ Công Thương, việc đẩy mạnh xuất khẩu cà phê vào EU sẽ giúp ngành hàng tăng trưởng ổn định và khẳng định chỗ đứng vững trên thị trường thế giới. Ngay từ khi có hiệu lực, Hiệp định EVFTA đã đưa thuế đối với nhiều dòng sản phẩm cà phê của Việt Nam về 0%, tạo điều kiện giúp ngành cà phê Việt Nam gia tăng giá trị và mở rộng thị phần tại EU.
Xuất khẩu thủy sản có dấu hiệu hạ nhiệt, tăng trưởng chậm lại
Thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), sau khi tăng nóng từ 39- 62% trong 4 tháng đầu năm, từ tháng 5, xuất khẩu thủy sản đã có dấu hiệu hạ nhiệt, tăng trưởng chậm lại.
5 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD
7 tháng đầu năm 2022, có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 58,5% tổng kim ngạch xuất khẩu.
VEC điều chỉnh lại quy định liên quan đến số dư tài khoản thu phí không dừng
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa điều chỉnh lại quy định liên quan đến số dư tài khoản thu phí không dừng. Theo đó, VEC hủy bỏ quy định bắt buộc tài xế phải duy trì số dư tài khoản bằng 50% mức phí của chặng dài nhất.
THACO đặt kế hoạch đạt 20 siêu thị đến năm 2026
Thaco đặt kế hoạch đạt 20 siêu thị trong 5 năm tới, đến năm 2026 mục tiêu doanh thu 1 tỷ USD. TPHCM được chọn làm điểm đến đầu tiên của Emart tại Việt Nam để chinh phục mục tiêu đưa Emart trở thành đại siêu thị hàng đầu Việt Nam.
Phê duyệt hơn 1.840 tỷ đồng đầu tư cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14E Quảng Nam
Ngày 5/8, Sở Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Quảng Nam cho biết Bộ GTVT vừa ban hành quyết định phê duyệt dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14E đoạn Km 15+270 đến Km89 +700 qua tỉnh Quảng Nam với tổng mức đầu tư của dự án hơn 1.848 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, tiến độ thực hiện dự kiến từ 2021 đến 2025.
Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam trong quý II/2022 tiếp tục phục hồi
Những tác động của dịch Covid-19 đã khiến ngành sắn Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn đã lấy lại đà tăng trưởng sau khi dịch bệnh được kiểm soát và trở thành một trong số ít mặt hàng nông sản có giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng dương.
7 tháng đầu năm 2022, giá trị xuất siêu nông, lâm, thủy sản tăng gấp đôi cùng kỳ
Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 7 tháng đầu năm 2022, ước gần 32,3 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7 đạt 485.984 tỷ đồng, tăng 2,4%
Theo Bộ Công Thương, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7 đạt 485.984 tỷ đồng, tăng 2,4% so với tháng trước và tăng 42,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 19,5% do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 bùng phát tại nhiều địa phương).