Thứ tư 09/07/2025 23:30
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

Chuyển đổi số: Lĩnh vực bất động sản không thể đứng ngoài cuộc

13/12/2022 17:21
Nhấn mạnh tại Diễn đàn bất động sản 2022: Proptech - xu hướng tất yếu của thị trường” ngày 13/12, TS Cấn Văn Lực nhấn mạnh trong xu hướng chuyển đổi số mạnh mẽ hiện nay, lĩnh vực bất động sản (BĐS) không thể đứng ngoài cuộc.

Theo TS Cấn Văn Lực - chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia, thị trường BĐS có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế, hoạt động kinh doanh BĐS đóng góp 3,58% GDP; là ngành xếp thứ 2 về thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, chuyển đổi số trong lĩnh vực BĐS vẫn còn nhiều khó khăn, các giao dịch BĐS, đặc biệt trên thị trường thứ cấp, vẫn dựa nhiều hệ thống môi giới BĐS truyền thống. Do đó, thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực BĐS sẽ có vai trò quan trọng để đạt được các mục tiêu chuyển đổi số mà Chính phủ đề ra.

Ảnh minh họa
TS Cấn Văn Lực nhấn mạnh trong xu hướng chuyển đổi số mạnh mẽ hiện nay, lĩnh vực BĐS không thể đứng ngoài cuộc.

“Trong bối cảnh chuyển đổi số không còn là lý thuyết xa vời mà đã trở thành “cuộc đua sống còn” của doanh nghiệp Việt Nam, lĩnh vực BĐS không thể đứng ngoài cuộc mà cũng đang có những chuyển biến mạnh mẽ. Các doanh nghiệp môi giới, kinh doanh BĐS tại Việt Nam đã có sự hiện diện trực tuyến khá nhanh, có thể kể đến các sàn giao dịch BĐS có uy tín như batdongsan.com.vn, Vinhome với VinID, Sunshine group với Sunshine app…”, ông Lực nói.

Không chỉ ở hoạt động môi giới, các doanh nghiẹp BĐS cũng đang ứng dụng nhiều công nghệ mới trong các hoạt động khác, qua đó cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ mới. Ví dụ như Cen Land đang cung cấp hình ảnh và video 3D; Tập đoàn Thắng Lợi ứng dụng True 360, công nghệ VR - thực tế ảo và Auto Timelapse - quản lý tiến độ thi công dự án, Tập đoàn Hưng Thịnh đầu tư vào công nghệ phân tích dữ liệu thông qua việc mua lại công ty dữ liệu DataFirst…

Bên cạnh hoạt động số hóa của các doanh nghiệp BĐS, theo ông Lực, trên thị trường đã xuất hiện các công ty công nghệ BĐS proptech. Đây chính là những đại diện cho chuyển đổi số trong lĩnh vực BĐS tại Việt Nam.

Theo dữ liệu của PropTech Vietnam Network, tính đến năm 2021, tại Việt Nam có khoảng 150 startup trong lĩnh vực proptech (so với 56 proptech tại thời điểm năm 2019), với các mảng hoạt động đa dạng như đăng tin/tìm kiếm mua bán nhà, thuê nhà ngắn và dài hạn, hỗ trợ môi giới BĐS, tìm kiếm và cho thuê co-working space, quản lý các tài sản cho thuê ngắn hạn.

Không chỉ có các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup), các doanh nghiệp BĐS truyền thống cũng đã nhìn thấy được những tiềm năng của lĩnh vực này. Một số doanh nghiệp lớn đã đầu tư mạnh mẽ vào proptech hoặc tiến hành mua bán – sáp nhập, khiến lĩnh vực này càng trở nên sôi động.

Ảnh minh họa
Chuyển đổi số trong lĩnh vực BĐS vẫn còn nhiều khó khăn.

Ví dụ như Sunshine group cho ra mắt Sunshine app, cho phép khách hàng quan tâm các dự án của tập đoàn này có thể tìm hiểu đầy đủ thông tin dự án, xem hình dáng, không gian, chốt giao dịch, chốt căn, chuyển tiền. Gamuda Land cho ra mắt ứng dụng “GL Lifestyle”, một hệ sinh thái trực tuyến, cho phép người mua nhà và cư dân truy cập vào tất cả các tính năng, dịch vụ đã triển khai tại các khu đô thị của mình. Cen Land mua lại 100% Cenhomes.vn - nền tảng công nghệ BĐS tiên phong tại Việt Nam. TopenLand (công ty thành viên của Tập đoàn Hưng Thịnh) sáp nhập DataFirst (doanh nghiệp chuyên về dữ liệu sâu BĐS)...

“Theo JLL và Tech in Asia, Proptech Việt Nam là thị trường giàu triển vọng trong làn sóng đầu tư vào Startup công nghệ tại Đông Nam Á và toàn khu vực châu Á. Các Proptech tại Đông Nam Á đã huy động được tổng cộng 72,9 triệu USD nguồn vốn đầu tư cũng như dẫn đầu về số lượng với 11 trên tổng số 38 thương vụ trong năm 2019 tại châu Á. Trong năm 2021, các Startup Proptech Việt Nam đã gọi được hơn 40 triệu USD vốn đầu tư, cao nhất trong vòng 5 năm, thông qua 3 thương vụ đầu tư vào Homebase, Rever và Citics”, ông Lực nói.

Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số trên lĩnh vực BĐS còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Đó là hành lang pháp lý của Việt Nam dành cho các mô hình kinh doanh mới như proptech, fintech… còn chưa được hoàn thiện.

Thói quen mua BĐS của người Việt không thực sự thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. Vì BĐS là một tài sản có giá trị nên người mua thương mong muốn “nhìn tận mắt” và trao đổi trực tiếp. Trong các trường hợp này, việc có một đội ngũ môi giới sẽ có nhiều đóng góp tích cực hơn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện qua việc thị trường BĐS thứ cấp hiện đang phụ thuộc vào các đại lý và môi giới truyền thống.

Ngoài ra, các thông tin thị trường BĐS chưa được công bố rộng rãi; mức độ chính xác và sự rõ ràng của dữ liệu, thông tin còn nhiều hạn chế khiến việc xây dựng cơ sở dữ liệu gặp nhiều khó khăn. Thói quan giao dịch bằng tiền mặt, kể cả với những tài sản lớn như BĐS cũng khiến người dân nghi ngại khi phải chuyển qua giao dịch trên các nền tảng công nghệ.

Không chỉ từ phía khách hàng, chính bản thân nhiều doanh nghiệp, doanh nhân trong lĩnh vực BĐS cũng chưa thực sự sẵn sàng cho việc chuyển đổi số. Điều này có thể do các doanh nghiệp BĐS thường hoạt động theo hướng truyền thống và ít đầu tư cho hoạt động đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số. Bên cạnh đó, hạn chế về kiến thức công nghệ có thể khiến những người lãnh đạo không quan tâm đủ hoặc quá e ngại các rủi ro công nghệ thông tin, an ninh mạng, pháp lý, bảo mật dữ liệu.

Các proptech Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận hành. Điều này được thể hiện qua trường hợp của Propzy. Đây là một trong những proptech đời đầu tại Việt Nam và đã gây được tiếng vang lớn khi kêu gọi thành công 30 triệu USD từ các nhà đầu tư như Gaw Capital Partners và SoftBank Ventures Asia. Tuy nhiên, vào tháng 9/2022, proptech này đã tuyên bố chấm dứt hoạt động.

Khi phân tích các nguyên nhân dẫn đến thất bại của Propzy, các chuyên gia trong lĩnh vực BĐS nhận định rằng các startup proptech như Propzy vẫn chưa giải được bài toán sau gọi vốn, vận hành “đốt tiền” nhiều trong khi khả năng tạo ra lợi nhuận về đường dài chưa chắc chắn; quy mô còn nhỏ, chưa xây đựng được nền khách hàng lớn nên khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp truyền thống…. Những yếu tố này, cộng với ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã khiến các proptech startup như Propzy gặp khó khăn việc phát triển.

Ngoài ra, các doanh nghiệp BĐS cũng như proptech tại Việt Nam gặp khó khăn về vấn đề nhân sự, đặc biệt là nhân sự chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ.

“Đây là khó khăn chung của quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam, khi nguồn cung về nhân sự có trình độ ở lĩnh vực công nghệ không đáp ứng được nhu cầu rất lớn trong nền kinh tế. Ở lĩnh vực BĐS, vấn đề này càng trầm trọng hơn khi các nhân sự cũng cần phải có kiến thức về thị trường BĐS, một lĩnh vực rất lớn và phức tạp. Vì vậy, lượng nhân sự đủ năng lực để thực hiện chuyển đổi số tại các doanh nghiệp BĐS là khá hạn chế”, ông Lực nhận định.

Hoài Anh

Bài liên quan
Tin bài khác
TS. Đặng Đức Anh: Phát triển dài hạn cần phải tháo điểm nghẽn thể chế

TS. Đặng Đức Anh: Phát triển dài hạn cần phải tháo điểm nghẽn thể chế

Theo TS. Đặng Đức Anh tăng trưởng phải bền vững, ổn định vĩ mô, không đánh đổi môi trường, phải gỡ điểm nghẽn thể chế, đổi mới cơ cấu địa phương toàn diện.
Chính sách thuế mới: Hộ kinh doanh và doanh nghiệp cần lưu ý gì ?

Chính sách thuế mới: Hộ kinh doanh và doanh nghiệp cần lưu ý gì ?

Trong bối cảnh chính sách thuế mới liên tục được cập nhật, Luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa khuyến nghị hộ kinh doanh và doanh nghiệp cần hiểu luật, minh bạch tài chính, tối ưu chi phí hợp pháp.
Chuyên gia đề xuất hoàn thiện khung pháp lý cho mô hình bất động sản Livehouse

Chuyên gia đề xuất hoàn thiện khung pháp lý cho mô hình bất động sản Livehouse

Livehouse là mô hình bất động sản tích hợp lưu trú, kinh doanh và giải trí, mang đến giải pháp nhà ở linh hoạt cho người đô thị và cần khung pháp lý rõ ràng.
Ưu tiên thủ tục hải quan cho doanh nghiệp công nghệ cao và bán dẫn

Ưu tiên thủ tục hải quan cho doanh nghiệp công nghệ cao và bán dẫn

Luật Hải quan sửa đổi mở đường cho doanh nghiệp công nghệ cao, bán dẫn và đổi mới sáng tạo: ưu tiên thủ tục, xuất nhập khẩu tại chỗ và tăng cường hỗ trợ giúp tháo gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng và khởi nghiệp.
"Chính phủ cần chia sẻ chi phí nếu muốn doanh nghiệp mạnh dạn phát hành trái phiếu xanh"

"Chính phủ cần chia sẻ chi phí nếu muốn doanh nghiệp mạnh dạn phát hành trái phiếu xanh"

Đây cũng là nhận định của ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng Thư ký Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam tại Tọa đàm trực tuyến “Phát triển thị trường trái phiếu xanh: Tìm kiếm cơ hội trong hành trình tiến đến Net Zero” diễn ra sáng ngày 26/6.
TS. Võ Trí Thành đề xuất “không hồi tố” để hộ kinh doanh không còn nơm nớp sợ thuế

TS. Võ Trí Thành đề xuất “không hồi tố” để hộ kinh doanh không còn nơm nớp sợ thuế

TS. Võ Trí Thành ủng hộ nguyên tắc không truy thu hồi tố với hộ kinh doanh, song cho rằng vẫn cần thêm niềm tin chính sách để người dân yên tâm công khai doanh thu.
Vì sao hàng triệu hộ kinh doanh đang “né” chính sách thuế và hóa đơn điện tử?

Vì sao hàng triệu hộ kinh doanh đang “né” chính sách thuế và hóa đơn điện tử?

Bà Lê Thị Duyên Hải cho rằng, cần xây dựng luật riêng cho hộ kinh doanh và truyền thông rõ ràng về hóa đơn điện tử để giảm lo ngại bị lộ doanh thu.
Ông Nguyễn Văn Phúc: Đừng bắt hộ kinh doanh chơi luật doanh nghiệp nếu chưa có lối riêng

Ông Nguyễn Văn Phúc: Đừng bắt hộ kinh doanh chơi luật doanh nghiệp nếu chưa có lối riêng

Theo ông Nguyễn Văn Phúc nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội cần hệ thống pháp lý minh bạch, hỗ trợ hợp lý để hộ kinh doanh phát triển ổn định.
GS.TS Trần Đình Hợi: AI sẽ là “chìa khóa vàng” thúc đẩy chính phủ số Việt Nam

GS.TS Trần Đình Hợi: AI sẽ là “chìa khóa vàng” thúc đẩy chính phủ số Việt Nam

Theo GS.TS Trần Đình Hợi, vai trò của AI trong xây dựng chính phủ số hiệu quả, minh bạch, lấy người dân làm trung tâm, từ bài học Estonia gợi mở cho Việt Nam.
Hàng giả vẫn "sống khỏe" nhờ kẽ hở luật và lòng tham tiêu dùng

Hàng giả vẫn "sống khỏe" nhờ kẽ hở luật và lòng tham tiêu dùng

Ông Lê Huy Anh – Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) nhấn mạnh: Cuộc chiến chống hàng giả hiện nay không chỉ dừng lại ở xử lý vi phạm mà còn là dịp nhìn lại và bịt kín những lỗ hổng luật pháp đang bị các đối tượng lợi dụng.
Sẽ xóa bỏ độc quyền vàng miếng hướng đến thị trường cạnh tranh, minh bạch

Sẽ xóa bỏ độc quyền vàng miếng hướng đến thị trường cạnh tranh, minh bạch

NHNN đã sớm xây dựng và hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP theo hướng thị trường hóa có lộ trình, kiểm soát chặt chẽ. Để làm rõ hơn về những điểm mới, định hướng sửa đổi tại Dự thảo, ông Đào Xuân Tuấn – Cục trưởng Cục Quản lý Ngoại hối NHNN đã có những chia sẻ với báo chí.
96.500 doanh nghiệp rời thị trường và những “vướng víu chính sách”

96.500 doanh nghiệp rời thị trường và những “vướng víu chính sách”

Theo TS. Võ Trí Thành, nguyên nhân nhiều doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường không chỉ do sức mua giảm mà còn từ chi phí mặt bằng, hàng hóa nhập lậu và chính sách thuế thương mại điện tử.
Xóa bỏ thuế khoán trước năm 2026: Không còn khoán, chỉ còn minh bạch

Xóa bỏ thuế khoán trước năm 2026: Không còn khoán, chỉ còn minh bạch

'Nghị quyết 68 yêu cầu xóa bỏ thuế khoán với hộ kinh doanh trước năm 2026 là bước cải cách then chốt để minh bạch hóa, thúc đẩy hộ chuyển lên doanh nghiệp", Phó Cục trưởng Cục Thuế Mai Sơn chia sẻ với DNHN.
Giá vàng chênh lệch – "miếng mồi béo bở" cho đầu cơ và trốn thuế

Giá vàng chênh lệch – "miếng mồi béo bở" cho đầu cơ và trốn thuế

Chênh lệch giá vàng đang tạo cơ hội cho đầu cơ, trốn thuế và thất thu ngân sách. Chuyên gia về thuế - Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Tú đề xuất siết thuế và cải cách thị trường vàng.
Việt Nam có thể bỏ lỡ cơ hội vàng trong chuyển dịch năng lượng tái tạo

Việt Nam có thể bỏ lỡ cơ hội vàng trong chuyển dịch năng lượng tái tạo

PGS.TS Đặng Trần Thọ, Viện trưởng Viện Công nghệ Năng lượng – Đại học Bách Khoa Hà Nội, cảnh báo Việt Nam đang chững lại trong chuyển dịch năng lượng xanh do thiếu cơ chế giá điện mới và hạ tầng pháp lý phù hợp.