Chủ nhật 11/05/2025 20:26
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Chính sách tiền tệ quá an toàn, có thích hợp vào lúc này?

12/10/2020 00:00
Lịch sử sẽ ghi nhận vào ngày 15-3-2020, rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed - ngân hàng trung ương - NHTW) vào lúc tròn 107 tuổi, đã tiến nhanh và xa hơn hơn bao giờ.

Chính sách tiền tệ quá an toàn, có thích hợp vào lúc này?

Ảnh minh họa

Khi mà đại dịch bắt đầu hoành hành, Chủ tịch Jerome Powell đặt Fed vào vị trí thời chiến bằng cách hạ lãi suất xuống gần 0%, bơm tiền giải cứu thị trường tài chính vô giới hạn và chính thức phá hủy điều cấm kỵ trăm năm là cho vay đối với các doanh nghiệp và chính quyền các bang. Vẫn chưa thể biết trước liệu Fed có còn làm những gì phi thường thời gian tới?

NHTW, xin hãy bớt giáo điều

Fed tin rằng mình không bao giờ muốn làm điều này. Nhưng như Powell nói, Fed không có quyền lựa chọn. Lịch sử và số phận đã buộc họ phải đối mặt với các thách thức lớn chưa từng có.

“Nghề” của Fed là phải chấp nhận bài kiểm tra đó. Không ít nhà kinh tế phê phán các chương trình tiền tệ khổng lồ và đột ngột sẽ dẫn đến lạm phát tăng tốc trong tương lai. Nhưng “trong dài hạn thì ai cũng chết”. Trước mắt đó không phải là bài kiểm tra năng lực Fed lúc này.

Nguyên Chủ tịch Ben Bernanke, người dẫn Fed chống chọi với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, người có đầu óc học thuật, phải chờ đến khi có đủ dữ liệu tin cậy mới đưa ra quyết định.

So với Bernanke, Powell lại có một phong cách thời chiến. Ông chỉ mất có 4 giờ trong khi bình thường phải đến 48 giờ (Fed thường nhóm họp 2 ngày). Powell muốn thách thức con virus corona bằng một ẩn dụ. Sức công phá của nó trong 1 tháng đã làm tiêu tan thành tựu 10 năm với 30 triệu lao động thất nghiệp. Tương tự, Fed cũng hành động nhanh gấp 10 lần hơn mới có thể giành chiến thắng trước kẻ thù vô hình.

NHTW, cần phải được sự đồng hành từ Quốc hội

Nhưng Fed muốn phá hủy những điều cấm kỵ 100 năm cũng phải tuân theo luật lệ. Quốc hội Mỹ cho phép Fed làm việc với Bộ Tài chính và được sự ủy nhiệm để sáng tạo những chính sách tiền tệ và tài khóa phi thường trong những thời kỳ bất bình thường.

Nếu trước đây, Fed chỉ đóng vai trò là người cho vay cuối cùng, thì giờ Fed chấp nhận mạo hiểm tiến vào các vùng đất mới của chính sách tài khóa, đó là người mua cuối cùng, người gánh nợ cuối cùng, người tạo lập thị trường cuối cùng và là người bảo hiểm cuối cùng cho tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.

Đầu tháng 3, tài sản (trên bảng cân đối kế toán) của Fed là 4.200 tỷ USD, thì cho đến giữa tháng đã tăng lên 6.200 tỷ USD và có thể chạm mốc 11.000 tỷ USD trong năm nay. Vậy mà Powell vẫn cứ sợ thị trường bất an nên liên tục phát thông điệp thật rõ ràng là hoả lực của Fed còn rất mạnh và vô giới hạn.

Để làm được điều này, Powell tranh thủ mọi cơ hội trong các buổi họp báo và điều trần để đề nghị Quốc hội cần phải hành động nhanh và mạnh hơn nữa, để hợp sức cùng Fed (và Bộ Tài chính) chiến đấu với con virus corona.

Không giải cứu các doanh nghiệp yếu kém, cho dù nhỏ hay lớn

Thách thức lớn nhất của Fed lúc này không phải kích thích tăng trưởng, lạm phát hay gánh nặng nợ phình to. Thay vào đó, Fed phải ngăn dòng tín dụng không bị cạn kiệt để tiếp thêm oxy cho toàn bộ nền kinh tế vẫn duy trì được năng lực sau khi đại dịch kết thúc.

So với giai đoạn 2008, khi Fed tung ra các chính sách phi truyền thống bị nhiều nhà hoạch định chính sách phê phán, lần này họ lại nhiệt tình ủng hộ Fed thực hiện một chính sách tiền tệ thậm chí còn phi thường hơn trước.

Những chính sách phi thường, nhưng như thế không có nghĩa Fed làm điều này mà không có tính toán. Lạm phát quá thấp ở Mỹ và các nền kinh tế phát triển trong hơn một thập niên qua và khó thể quay trở lại trong tương lai gần là một yếu tố.

Đối với khu vực doanh nghiệp thuộc nền kinh tế thực, Fed chỉ hướng đến hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong kế hoạch 600 tỷ USD. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ “xác sống” sẽ không nhận được gì, ngoại trừ các doanh nghiệp đang gặp khó khăn tạm thời về dòng tiền.

Nhiều chính trị gia viết thư đề nghị Fed cho vay đối với các công ty dầu hỏa đang gặp khó khăn do giá dầu lao dốc. Powell đã thẳng thừng bác bỏ đề xuất này. Chủ nghĩa tư bản mà không có phá sản cũng giống như có thiên đường mà không có địa ngục. Triết lý này không hẳn chỉ đúng trong thời bình.

Chúng ta thấy gì từ các kinh nghiệm trên?

Ba vấn đề trên có giá trị chung đối với hầu hết các NHTW và các nhà hoạch định chính sách trên thế giới. Còn Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và hệ thống NH Việt Nam đã có những phản ứng chính sách thích đáng trong thời gian qua. Nhưng nếu đặt ba kinh nghiệm trên với cách mà NHNN phản ứng, có một số các vấn đề cần được cân nhắc thêm.

Thứ nhất, chúng ta không thể né tránh việc “số phận và lịch sử” sao đã khéo chọn đúng lúc để những nhà điều hành đưa ra những chính sách kinh tế chưa có tiền lệ giúp các doanh nghiệp tồn tại và hồi phục mạnh mẽ sau đại dịch. Nhiều dự báo cho thấy lạm phát toàn cầu năm 2020 sẽ ở mức 0 hoặc dưới 0%.

Riêng ở Việt Nam, do sức mua quá suy yếu nên chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 giảm 1,54%. Thủ tướng cũng đã tuyên bố hoàn toàn có đủ khả năng kiểm soát lạm phát năm 2020 ở mức 4% như dự kiến. Nền kinh tế vốn rất phức tạp, không thể loại trừ lạm phát có thể quay trở lại. Nhưng đó không thể là năm nay. Chính sách tiền tệ cần phải dám dấn thân nhiều để giảm lãi suất điều hành mạnh hơn.

Thứ hai, Thống đốc Lê Minh Hưng vừa có chỉ đạo hệ thống NH phải hỗ trợ các doanh nghiệp tối đa nhưng tuyệt đối không được hạ chuẩn cấp tín dụng. Đây là quan điểm rất “chuẩn”. Thậm chí ngay cả Fed, NHTW châu Âu (ECB), nếu muốn mua vào các trái phiếu dưới cấp độ đầu tư cũng phải được Quốc hội thông qua. Hạ chuẩn tín dụng thì không thể, như luận điểm của Thống đốc, nhưng nới lỏng các điều kiện tài chính thì có thể.

Chẳng hạn, có thể nới lỏng các điều kiện về tài sản thế chấp hoặc lùi thêm thời hạn áp dụng một số các chuẩn mực quản trị cẩn trọng vĩ mô (như tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn)… Về mặt pháp lý, NHNN nhất thiết phải triển khai nhanh những gì hoàn toàn nằm trong thẩm quyền và những gì cần báo cáo để được sự đồng ý của Quốc hội.

Thứ ba, có thể áp dụng trở lại cơ chế trần lãi suất huy động và cho vay để giảm lãi suất mạnh hơn nữa hỗ trợ nền kinh tế bật mạnh sau đại dịch. Đây là công cụ mang tính hành chính đã từng được áp dụng vào thời điểm lãi suất tăng quá cao. Việc lấy lại trên kho các vũ khí đã phủ bụi thời gian cho những tình huống khẩn cấp là điều mà chúng ta đang chứng kiến không ít các NHTW trên thế giới triển khai vào lúc này.

Chẳng hạn, Fed đã áp dụng trở lại công cụ phủ bụi hơn 1 thập niên chưa sử dụng là cho vay tài trợ các thương phiếu (CPFF-Commercial Paper Funding Facility). Dù vậy, công cụ này, nếu áp dụng, NHNN tuyên bố chỉ thực thi trong một thời gian nào đó, chẳng hạn từ nay đến cuối năm.

Thứ tư, dự kiến nợ xấu NH sẽ tăng cao giai đoạn hậu đại dịch, Quốc hội nên nghiên cứu bỏ quy định không được dùng tiền ngân sách để xử lý nợ xấu. Quy định này khiến cho NHNN hầu như không thể sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ để xử lý nợ xấu. Nếu không tháo gỡ quy định này, không khó để dự báo rất nhiều NH sẽ vướng phải nợ xấu tăng cao và do đó gặp nhiều hạn chế trong cho vay sau này khi nền kinh tế bật mạnh trở lại.

Ngay cả trong thời bình quy định này cũng rất máy móc và tước đi những công cụ hữu hiệu của chính sách tiền tệ để ổn định hệ thống tài chính. Luật chỉ nên quy định các điều kiện can thiệp thay vì cấm.

Thứ năm, lãi suất giảm thấp sẽ tác động đến tỷ giá và lạm phát. Điều này có thể làm kích hoạt các dòng vốn chảy ra. IMF vì vậy có khuyến cáo các quốc gia đang phát triển cần phải xây dựng một chính sách kiểm soát vốn hữu hiệu. NHNN cũng phải tính đến khả năng này.

Một chính sách đúng nhưng quá lâu để đi vào cuộc sống cũng không khác mấy một chính sách được thiết kế sai. Hãy lắng nghe nhiều hơn phản ứng từ các doanh nghiệp để cảm nhận điều này.

GS. Trần Ngọc Thơ

Tin bài khác
"Nghị quyết số 68-NQ/TW là lời hiệu triệu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bước vào kỷ nguyên đổi mới"

"Nghị quyết số 68-NQ/TW là lời hiệu triệu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bước vào kỷ nguyên đổi mới"

Đây cũng là nhận định của ông Nguyễn Kim Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam về tầm vóc và ý nghĩa của Nghị quyết số 68-NQ/TW vừa được ban hành.
Doanh nhân Việt Nam – Singapore hé lộ chiến lược “vượt biên giới” trong kỷ nguyên mới

Doanh nhân Việt Nam – Singapore hé lộ chiến lược “vượt biên giới” trong kỷ nguyên mới

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động, vừa qua, hơn 200 lãnh đạo doanh nghiệp, nhà sáng lập và chuyên gia chiến lược Việt Nam và Singapore đã tham gia diễn đàn cấp cao tại TP.HCM. Với chủ đề“Vươn mình vượt biên giới: Lãnh đạo trong kỷ nguyên hội nhập khu vực”.
Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 được ví như một “phát pháo lệnh” mạnh mẽ khởi động một giai đoạn mới đầy khát vọng dành cho khu vực tư nhân.
Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Sáng 9/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội dành nhiều thời gian thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó nội dung liên quan đến việc đánh thuế với mặt hàng xăng dầu thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu.
Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Sáng 9/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm và góp ý sôi nổi của các đại biểu là việc bổ sung nước giải khát có đường vào danh mục hàng hóa chịu thuế.
Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Tại phiên thảo luận ngày 9/5, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất bổ sung sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông vào danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Bộ Tài chính vừa thông tin về tình hình tổng trả nợ của Chính phủ trong tháng 4 và việc ký kết thoả thuận vay vốn ODA ưu đãi từ nước ngoài.
Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Có 5 tuyến cao tốc lớn do Nhà nước đầu tư sẽ thu phí từ cuối năm 2025, đánh dấu bước chuyển mới trong quản lý hạ tầng giao thông đường bộ.
GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

Nghị quyết số 68-NQ/TW đã nêu rõ xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân Việt Nam; tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế.
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) đề nghị dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) cần tiếp tục rà soát, bổ sung để bảo đảm thể chế hóa đầy đủ các định hướng lớn, nhất là ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân như một động lực chính trong tạo việc làm bền vững.
Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Hội thảo "Giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới" thảo luận chuyên sâu xoay quanh các trụ cột chính tạo đột phá tăng trưởng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Điểm nổi bật và mang tính đột phá của Nghị quyết số 68-NQ/TW là việc lần đầu tiên Bộ Chính trị xác định kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân – thay vì chỉ “một trong những động lực” như trước đây.
TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

Không còn là “một trong những động lực” hay “một động lực quan trọng” như các văn kiện trước, Nghị quyết số 68-NQ/TW đã xác định kinh tế tư nhân là “động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế.
Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) đề xuất trao thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân cho Thủ tướng Chính phủ, thay vì Quốc hội như hiện hành.
Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả song để phát triển được cần có lực lượng đông đảo, chất lượng tốt nhất, và phải được "đối xử" thỏa đáng.