Chính sách của Chính phủ trong hỗ trợ doanh nghiệp được thiết kế đi theo hai “dòng chảy” rất mạnh mẽ
- Tiêu điểm
- 15:27 12/01/2021
DNHN - Đó là chia sẻ của TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại hội thảo công bố báo cáo: “Dòng chảy pháp luật kinh doanh Việt Nam 2020”.

Theo TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trong năm qua, chính sách của Chính phủ trong hỗ trợ doanh nghiệp được thiết kế đi theo hai “dòng chảy” rất mạnh mẽ.
“Thứ nhất là “dòng chảy” rất nhanh, rất kịp thời của các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân vượt qua các khó khăn do dịch bệnh Covid 19. Thứ hai là “dòng chảy” bền bỉ, mạnh mẽ của các chính sách cải cách thể thế, thúc đẩy môi trường kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của cả quốc gia”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.
Cũng theo Chủ tịch VCCI các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong năm nay xuất phát từ bối cảnh đặc biệt là dịch bệnh Covid 19. Ngay từ đầu năm, 4/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 11 về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid 19. Thực hiện Chỉ thị này, các bộ, ngành đã ban hành đến ít nhất 95 văn bản để cụ thể hoá các chính sách hỗ trợ.
“Tiêu biểu như Nghị định 41/2020/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành ngay sau đó để gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho các đối tượng chịu ảnh hưởng và/hoặc thiệt hại do Covid 19. Bộ Tài chính cũng đã đồng loạt ban hành hơn 20 thông tư giảm các loại phí của các dịch vụ công do Nhà nước cung cấp”, ông Lộc nói.
Động thái giảm phí, giãn thời điểm đóng thuế vào thời điểm doanh nghiệp đang gặp khó khăn về dòng tiền, gần như kiệt quệ bởi dịch bệnh đã cho thấy sự đồng hành của Chính phủ đối với cộng đồng và chính sách pháp luật trở thành bệ đỡ cho các doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Trong khi tập trung nguồn lực để phòng chống dịch bệnh, Chính phủ vẫn đặt ra và kiên trì theo đuổi mục tiêu về cải cách thể chế.
“Đây được xem là điểm cốt lõi để nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy nền kinh tế phát triển – mục tiêu dài hạn của một Chính phủ kiến tạo. Nghị quyết 02 đầu năm hay sau đó là Nghị quyết 68 tiếp tục đặt ra những mục tiêu tham vọng về cải cách các quy định liên quan đến chi phí tuân thủ của doanh nghiệp”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.
Cũng trong năm 2020, dòng chảy pháp luật kinh doanh có những điểm sáng về chính sách mà cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao.
“Ví dụ hai Nghị định thúc đẩy khởi sự kinh doanh là Nghị định 122 đã tích hợp ba quy trình đăng ký bảo hiểm xã hội, khai trình việc sử dụng lao động vào quy trình thành lập doanh nghiệp. Tổng thời gian gia nhập thị trường gồm các thủ tục này đã rút ngắn xuống còn 03 ngày làm việc và Nghị định 22 miễn lệ phí môn bài cho các doanh nghiệp mới thành lập trong năm đầu.

Đây là hai văn bản có những cải cách rất lớn về cắt giảm chi phí khởi sự kinh doanh của các chủ thể kinh doanh, dự báo sẽ góp phần đưa Việt Nam thăng hạng mạnh mẽ về chỉ số gia nhập thị trường trong Doing Business của Ngân hàng Thế giới trong thời gian tới”, ông Lộc nói.
Ngoài ra, Chủ tịch VCCI cũng cho biết năm 2020, trong hoạt động hoàn thiện và sửa đổi chính sách cũng đánh dấu những nỗ lực đột phá, sẵn sàng thay đổi những quy định tưởng như rất khó thay đổi để thúc đẩy sự phát triển của các tập đoàn kinh tế tư nhân.
“Ví dụ như nâng hạn mức khống chế chi phí lãi vay từ 20 lên 30% và cho phép trừ đi lợi nhuận của lãi vay quy định tại khoản 3, điều 8 của Nghị định 20/2017/NĐ-CP. Đây là hành trình gian nan, để có được sửa đổi này cộng đồng doanh nghiệp, VCCI đã có những nỗ lực rất lớn trong việc chuyển tải ý kiến, thuyết phục Chính phủ và đã có được sự cầu thị, lắng nghe cộng đồng doanh nghiệp của Chính phủ, người đứng đầu Chính phủ”, ông Lộc nhấn mạnh.
Tuy nhiên, bên cạnh điểm sáng như các ví dụ trên thì hoạt động xây dựng pháp luật năm nay vẫn còn tồn tại những điểm khiến cho cộng đồng doanh nghiệp quan ngại, xuất phát chủ yếu từ tư duy soạn chính sách của những nhà làm luật.
Chúng tôi nhận thấy đâu đó vẫn còn những tư duy cũ kĩ của các làm chính sách trong các văn bản được soạn thảo và ban hành trong năm nay.
“Ví như các quy định có tính chất gia tăng về chi phí tuân thủ của doanh nghiệp một cách bất hợp lý mà điển hình là dự kiến bổ sung giấy phép con cho người lái xe trong lĩnh vực kinh doanh vận tải; gia tăng điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực thẩm định giá. Hay các quy định có tính chất hành chính can thiệp vào thị trường một cách bất hợp lý như quy định kiểm tra vào quyền định giá dịch vụ vận tải của doanh nghiệp …Hay đó vẫn là tư duy đóng cho những quy định mở ví như quy định Nhà nước vẫn chưa cho tư nhân tham gia vào hoạt động kiểm định thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện ….”, ông Lộc nhấn mạnh.
Không chỉ là những văn bản được ban hành trong năm 2020, ông Lộc cho biết những quy định đã được ban hành trong các năm trước mà chúng tôi rà soát vừa rồi cũng có nhiều vấn đề.
“Chẳng hạn trong lĩnh vực mà dù đã có nhiều cải cách nhưng các quy định về gia nhập thị trường vẫn còn khá nhiều quy định về điều kiện kinh doanh còn bất cập, thủ tục hành chính phức tạp. Vẫn còn hiện tượng chồng chéo về thẩm quyền quản lý trong một số hoạt động kinh doanh”, Chủ tịch VCCI dẫn chứng.
Về Báo cáo Dòng chảy Pháp luật kinh doanh 2020, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh một vấn đề rất quan trọng mà báo cáo của VCCI lần này dành hẳn chương riêng để thảo luận, đó là khung khổ pháp lý nào cho nền kinh tế số.
Theo đó, nhiều quy định quản lý thông qua điều kiện kinh doanh, cấp giấy phép cho một số hoạt động trên môi trường mạng vẫn còn nhiều bất cập; vấn đề bảo hộ tài sản trí tuệ đối với các loại tài sản trong kinh tế số vẫn chưa thực sự rõ ràng và hiệu quả; các mô hình kinh doanh dịch vụ trên kinh tế số phát triển khá nhanh nhưng chưa có biện pháp phù hợp để quản lý…
“Qua rà soát chúng tôi nhận thấy khung khổ pháp lý cho kinh tế số tại Việt Nam còn nhiều vấn đề, chưa đảm bảo tính tiên phong. Trong báo cáo của VCCI chúng tôi dành hẳn một chương để thảo luận về vấn đề này. Đây là lĩnh vực quan trọng, đầy tiềm năng song phản ứng chính sách của Việt Nam về vấn đề còn chậm và còn cần nhiều nỗ lực để cải thiện”, TS Vũ Tiến Lộc chia sẻ.
Trong năm 2020, số lượng các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành giảm so với trung bình các năm trước đó.
Năm 2020, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư được Quốc hội thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.
Đây là các văn bản pháp luật quan trọng, tác động lớn đến cộng đồng doanh nghiệp và được kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý đầy đủ, thuận lợi cho môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Hương Trà
Tin liên quan
#pháp luật

Hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử để tạo đà tăng trưởng bùng nổ của hoạt động thương mại điện tử Việt Nam
Thương mại điện tử (TMĐT) ngày càng phát triển nhanh tại Việt Nam bởi vậy cần hoàn thiện pháp luật TMĐT nhanh chóng, để các cá nhân, doanh nghiệp có kế hoạch kinh doanh lâu dài và an toàn.

Thắt chặt quy định, buộc Facebook, Google tuân thủ pháp luật Việt Nam
Các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới có phát sinh doanh thu tại Việt Nam phải nộp thuế và tuân thủ các quy định của pháp luật.

Vụ: Xét xử nguyên Chủ tịch, Phó chủ tịch thành phố Phan Thiết cố ý làm sai Tòa không ngừng xét xử
Sáng 13/8, bước vào ngày làm việc thứ 4 xét xử vụ án “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” do nguyên Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND TP Phan Thiết cố ý làm sai.

Buộc thôi việc công chức sách nhiễu, nhận tiền của người vi phạm
Công chức, viên chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính sẽ bị buộc thôi việc.

TS Nguyễn Sỹ Dũng: Quy định pháp luật xung đột khiến doanh nghiệp rơi vào mớ bòng bong
Đề cập đến thủ tục hành chính ở Việt Nam còn phiền hà, thời gian và chi phí cho thủ tục hành chính vẫn còn cao, chi phí không chính thức còn lớn; hệ thống pháp luật kinh doanh vẫn còn những điểm thiếu minh bạch, thiếu nhất quán, chưa bình đẳng… đang cản trở và trói buộc những nỗ lực phát triển của các địa phương và doanh nghiệp, TS Nguyễn Sỹ Dũng - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, thủ tục không chỉ là thủ tục mà chính là quyền năng, mà quyền năng thì sinh ra lợi ích, chính vì vậy lợi ích của bộ máy được gắn với quyền năng ấy nên phải giải quyết tận gốc của vấn đề mới đạt hiệu quả.

Đối tượng tổ chức đưa người đi nước ngoài trái phép sẽ chịu hình phạt nào?
Theo luật sư Đặng Văn Cường, việc tổ chức người khác đi nước ngoài trái phép có thể bị phạt đến 15 năm tù.
Đọc thêm Tiêu điểm
Các văn kiện trình Đại hội XIII có nhiều đổi mới quan trọng về nội dung và phương pháp
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định, việc chuẩn bị dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII lần này đã được tiến hành rất công phu, chu đáo, bài bản, có nhiều đổi mới quan trọng về nội dung và phương pháp.
Thu thuế từ kinh doanh trên thương mại điện tử tăng gấp gần 5 lần
Theo báo cáo từ cục Thuế TP. Hà Nội, năm 2020, số thu từ các hoạt động kinh doanh qua thương mại điện tử đã tăng gần gấp 5 lần so với năm 2019 đạt 123 tỷ đồng
Hội nghị Quan chức kinh tế cấp cao Campuchia – Lào – Mianma – Việt Nam (CLMV SEOM) lần thứ 20
Hội nghị Quan chức kinh tế cấp cao Campuchia – Lào – Mianma – Việt Nam (CLMV SEOM) lần thứ 20 được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 25/1. Đây là cuộc họp SEOM quan trọng của cơ chế hợp tác kinh tế CLMV.
Kể từ ngày 1/7, điện thoại 2G, 3G không được sản xuất và nhập khẩu vào Việt Nam
Theo Thông tư 43 về "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất - phần truy cập vô tuyến" do Bộ TT&TT ban hành, từ ngày 1/7, tất cả điện thoại sản xuất hoặc nhập khẩu vào Việt Nam đều phải tích hợp công nghệ 4G.
Chính thức khai mạc Đại hội đại biểu lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam
Sáng nay 26/1/2021, Đại hội đại biểu lần thứ XIII của Đảng (Đại hội XIII) khai mạc tại Thủ đô Hà Nội với sự tham gia của 1.587 đại biểu chính thức đại diện cho gần 5,2 triệu đảng viên cả nước.
Sắp diễn ra Hội nghị thượng đỉnh về Thích ứng với Biến đổi khí hậu (CAS 2021)
Vào ngày 25 và 26 tháng 1 năm 2021, Hà Lan sẽ chủ trì tổ chức Hội nghị thượng đỉnh về Thích ứng với Biến đổi khí hậu (CAS 2021). Đây là hội nghị thượng đỉnh toàn cầu đầu tiên của các nhà lãnh đạo thế giới nhằm đưa ra các giải pháp thiết thực.
Ngày làm việc đầu tiên của Đại hội XIII bắt đầu diễn ra
Đầu giờ sáng 25/1, các đại biểu Đại hội XIII sẽ vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau đó, các đại biểu sẽ họp phiên trù bị tại hội trường lớn tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình.
Sẵn sàng các phương án y tế phục vụ Đại hội XIII của Đảng
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã trực tiếp đi kiểm tra công tác y tế phục vụ Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XIII ở Văn phòng Trung ương Đảng và bốn địa điểm là nơi lưu trú, ăn nghỉ
Ngân hàng Standard Chartered: Tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2021 đạt 7,8%
Ngân hàng Standard Chartered dự báo mức tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021, đạt 7,8% so với mức 2,9% trong năm 2020, đây là cái nhìn lạc quan lớn về kinh tế Việt Nam so với các tổ chức nghiên cứu khác.
Đã xử lý khoảng 35.000 tin bài xấu, độc trên không gian mạng
Tiến tới Đại hội XIII của Đảng, có thể có những diễn biến mới, phức tạp hơn trên không gian mạng về thông tin sai trái, thông tin xấu độc. Bộ Thông tin và Truyền thông và các đơn vị chức năng trực 24/14 giờ sẵn sàng phản ứng nhanh với các tình huống.