“Cầu” đã qua rồi, xin đừng “rút ván”
- 214
- Chúng tôi nghĩ
- 10:15 09/05/2022
DNHN - Đại dịch COVID 19 đã bị khống chế hoàn toàn, và trong tương lai gần, nó sẽ chỉ còn là một căn bệnh đặc hữu, khi tỷ lệ vaccine đã được bao phủ toàn dân. Các cánh cửa đều được mở toang, từ du lịch cho đến sản xuất, xuất nhập khẩu…Thế nhưng giữa hàng loạt tin vui về sự hồi phục, phát triển của nền kinh tế, lại nổi lên những tiếng kêu cứu của những “người lính áo trắng”.

Đại dịch COVID 19 đã bị khống chế hoàn toàn, và trong tương lai gần, nó sẽ chỉ còn là một căn bệnh đặc hữu, khi tỷ lệ vaccine đã được bao phủ toàn dân. Các cánh cửa đều được mở toang, từ du lịch cho đến sản xuất, xuất nhập khẩu…nền kinh tế nhanh chóng hồi phục và phát triển, chẳng khác gì một người bệnh từng “cửu tử nhất sinh”, nay hồi phục, ăn giả bữa.
Thế nhưng giữa hàng loạt tin vui về sự hồi phục, phát triển của nền kinh tế, lại nổi lên những tiếng kêu cứu của những “người lính áo trắng” của TP HCM: cho đến nay, họ vẫn chưa nhận được tiền làm thêm trong suốt năm 2021 (?). Lời kêu cứu đó đã khiến cả xã hội bức xúc.
Không bức xúc sao được, khi năm 2021 là một năm đã in hằn vào tâm trí của cả nước. Hàng trăm năm sau, lịch sử sẽ không quên 365 ngày này: dịch bệnh bùng phát trên cả nước, đặc biệt là ở hai thành phố được coi là “đầu tàu kinh tế” của cả nước là Hà Nội và TP HCM. Cả nền kinh tế gần như “chết cứng” tại chỗ, cả xã hội bị nhốt trong nhà do bị phong tỏa triệt để, số người chết vì COVID 19 tăng cao ngất ngưởng, người sống thì ngắc ngoải chờ từng mớ rau cân gạo cứu trợ. Và hậu quả cuối cùng là hàng triệu người từ các thành phố lớn tháo chạy về quê tránh dịch bằng đủ các phương tiện : xe máy, xe đạp, xe lôi… không ít người đã đèo theo hộp tro của người thân chết vì dịch sau xe.
Trước tình hình đó, những y bác sỹ của TP HCM đã không quản ngày đêm, đã làm việc xuyên đêm, không có ngày cuối tuần, không ngày lễ, ngày tết. Rất nhiều người đã nhiều tháng trời không về nhà được một lần để gặp vợ hay gặp chồng, dù nhà ở cách nơi làm việc không xa. Có người đã hy sinh cả tính mạng của mình để dành lại cuộc sống cho người bệnh.
Tinh thần đó của những “người lính áo trắng” đã khiến cả xã hội kính phục. Trên các mặt báo tràn ngập những lời ca ngợi, tôn vinh họ, rất nhiều lãnh đạo từ trung ương đến địa phương đã có lời khen ngợi, biểu dương, khích lệ động viên họ…
Làm việc xuyên đêm, không ngày nghỉ, ngày lễ, ngày tết…là trách nhiệm, là lương tâm của các y bác sỹ. Nhưng, nói như dân gian thì “mẻ không ăn mẻ cũng chết, huống chi con người”. Tại sao dịch bệnh được khống chế đã rất lâu rồi, mà số tiền làm ngoài giờ của họ vẫn chưa được thanh toán ? Đó là số tiền hợp pháp, là mồ hôi, công sức và sức khỏe mà họ đã bỏ ra ? Mà số tiền trả cho mỗi tiếng đồng hồ làm ngoài giờ của một bác sỹ hay y sỹ, có nhiều nhặn gì đâu ? Ai phải chịu trách nhiệm về việc này? Động viên, khuyến khích họ làm thêm giờ để chống dịch. Nhưng khi dịch bệnh qua rồi thì lại lờ tịt quyền lợi của họ đi. Làm thế, có khác gì thái độ “qua cầu rút ván” không ?
Không thể chần chừ, đổ lỗi được nữa. Hãy trả ngay số tiền đó cho họ, và thậm chí phải chọn một ngày để làm lễ tôn vinh họ, ngoài ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2 hàng năm.
Bút Thép
Bài liên quan
- Ban hành Thông tư hướng dẫn việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- HoREA ra đề xuất bảo vệ quyền lợi của khách hàng mua nhà ở hình thành trong tương lai
- Liệu kỳ nghỉ mùa hè có giúp phục hồi ngành du lịch sau cú sốc COVID-19?
- Talkshow Doanh nghiệp và chính sách: Động lực và triển vọng kinh tế Việt – Hàn (phần 2)
- Việt Nam sẽ khó duy trì lạm phát ở mức thấp như hiện tại?
- Việt Nam nêu 5 đề xuất quan trọng tại Hội nghị thường niên lần thứ 52 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF)
- Siết tín dụng, doanh nghiệp gặp khó
- Các công ty Nhật Bản nỗ lực tập trung vào phân tích rủi ro địa chính trị
- Chỉ số S&P 500 vượt lằn ranh của thị trường giá xuống khi lo ngại suy thoái gia tăng
- Doanh nghiệp kiến nghị thủ tục hỗ trợ phát triển thương mại điện tử qua biên giới
- Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp lành mạnh, minh bạch, ổn định
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Cấm mua, bán sổ bảo hiểm xã hội dưới mọi hình thức
- Cạnh tranh trong mức lương gây nên áp lực đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc
- Nhật Bản gỡ bỏ dần những hạn chế kiểm dịch đối với du khách để phục hồi du lịch
- Giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với mặt hàng xăng để đa dạng hóa nguồn cung
- Bộ Tài chính muốn hoãn nộp thuế cho doanh nghiệp
- Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội đề xuất ban hành thêm quy định về tiền lương tối thiểu vùng theo giờ
- Pfizer và Moderna đã tạo ra vắc xin cứu mạng con người. Vậy tại sao cổ phiếu của họ lại suy giảm?
- Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản phải vật lộn với đợt tăng giá
Đọc thêm Chúng tôi nghĩ
Khát nước cạnh nhà máy nước
Năm 2017, nhà nhà máy sạch Cư Mgar, huyện Cư Mgar, tỉnh Đăk Lăk được khởi công xây dựng với kinh phí 12 tỷ đồng, với mục đích cấp nước sạch cho 500 hộ dân 3 buôn (làng) của xã. Năm 2019, nhà máy hoàn thành. Sau bao nhiêu năm khô khát, phải dùng nguồn nước không hợp vệ sinh để sinh hoạt, những tưởng ước mơ có nước sạch của 500 hộ dân xã Cư Mgar đã biến thành hiện thực. Nhưng ước mơ đó chỉ kịp lóe lên một chút đã tắt ngóm.
Nhân tài… như lá mùa thu
Tại cuộc họp báo định kỳ gần đây của TP Hồ Chí Minh có chủ trương thu hút 14 nhân tài vào làm việc tại 4 cơ quan là Sở Kế hoạch- Đầu tư; Sở Khoa học công nghệ; Ban Quản lý khu công nghệ cao và Ban Quản lý khu nông nghiệp công nghệ cao. Thế nhưng cho đến nay, sau gần 3 năm, mới chỉ thu hút được 5 nhân tài.
Còn đâu nữa bãi cỏ hồng tuyệt đẹp
Gọi là Đà Lạt thứ hai nhưng Glar lại có một thứ “đặc sản” mà Đà Lạt có mơ cũng chẳng có là bãi cỏ hồng dưới rừng thông. Thế nhưng một quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tổ hợp khách sạn- sân golf Đắc Đoa, để tập đoàn FLC của “ông trời con” Trịnh Văn Quyết nhẩy vào, đã được ký.
Những dự án làm nghèo đất nước
Kiến nghị thu hồi, bãi bỏ các quyết định giao đất, cho thuê đất đối với 29 dự án trên địa bàn thành phố, có tổng diện tích 1.844 ha. Ngoài ra, qua đợt kiểm tra, rà soát 135 dự án trên địa bàn thành phố do Sở kế hoạch đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện thực hiện, chỉ có 11 dự án án đang triển khai theo tiến độ đã được phê duyệt và phê duyệt điều chỉnh. Các dự án còn lại, dự án nào cũng “có vấn đề”…
Đắk Lắk: Lại chạy theo “lâm tặc”
Gần 400 ha rừng tự nhiên bị tàn phá nhưng lực lượng chức năng không hay biết. Có hay không sự tiếp tay, làm ngơ để lâm tặc phá rừng?
"Thái quá bất cập" và lằn ranh đỏ trên mạng xã hội
Sự vụ bà Nguyễn Phương Hằng là một kết cục buồn, một bài học không mới, nhưng cần nhắc lại cho những ai hay ngộ nhận đến mức lầm tưởng quyền lực của giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn là không giới hạn; quên mất giới hạn về quyền và nghĩa vụ của một công dân, đến mức tự cho mình “quyền sinh quyền sát”, thay tòa phán xử ai đó là có tội.
Tiền lương và mức sống, cuộc rượt đuổi không ngừng
Ngày 23/3/2022, báo Vietnamnet dẫn nguồn từ Bộ LĐ-TB&XH cho biết, với mức lương hiện nay, người lao động trong khu vực hành chính sự nghiệp chỉ chi trả được 50% mức sống tối thiểu. Con số này ở khu vực sản xuất tuy có cao hơn, nhưng cũng chỉ đảm bảo được 80% mức sống tối thiểu.
Doanh nghiệp nhỏ, đóng góp lớn
Việc khối SME được nhận rất nhiều ưu đãi của chính phủ như: đưa các gói hỗ trợ tài chính có lãi suất thấp; đơn giản hóa thủ tục hành chính; thiết kế các giải pháp bền vững, giúp các doanh nghiệp kết nối với các sân chơi quốc tế…thì khối doanh nghiệp SME sẽ còn lớn mạnh, xứng đáng với kỳ vọng của Đảng và Nhà nước.
Làm thêm, cần có quy định hợp lý
Làm thêm là nhu cầu chính đáng của người lao động trong tất cả các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất công nghiệp. Làm thêm làm tăng thu nhập để trang trải cuộc sống, nâng cao đời sống.
Công an tỉnh Vĩnh Phúc tổng kết đợt cao điểm tấn công trấn áp tội
Sáng 10/3/2022, Công an tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị tổng kết đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.