Thứ bảy 14/06/2025 14:26
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

Cần và đủ cho mở cửa đi lại

09/10/2021 04:52
Một yêu cầu tiên quyết để trở lại bình thường sau dịch bệnh, giúp nhanh chóng hồi phục kinh tế, là các địa phương kết nối thuận tiện cho người dân đi lại. Muốn thế, các địa phương và ngành giao thông cần thiết lập yêu cầu cần và đủ cho mở cửa đi lại.
Việc yêu cầu công dân khai báo y tế đi lại cần đơn giản hóa qua thống nhất mã QR công dân quốc gia.
Việc yêu cầu công dân khai báo y tế đi lại cần đơn giản hóa qua thống nhất mã QR công dân quốc gia.

Nên thống nhất quy định công dân Việt Nam có đủ giấy tờ, đáp ứng 2 điều kiện cần và đủ cơ bản là nên tạo điều kiện đi lại dễ dàng.

Điều kiện cần, là đã tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin ngừa Covid-19 sau 16 ngày.

Điều kiện đủ, là tuân thủ và bảo đảm các tiêu chí an toàn dịch tễ.

Thiết nghĩ, 2 điều kiện này cơ bản đáp ứng yêu cầu thích ứng, sống chung với đại dịch trong tình hình mới.

Bởi lẽ, không phải tỉnh thành nào cũng đủ vắc xin cho công dân có 2 mũi tiêm. Phần lớn công dân ở các đô thị lớn cũng đang chờ tiêm mũi thứ 2. Việc tiêm vắc xin cũng không đồng nghĩa công dân miễn nhiễm Covid-19 mà chỉ đảm bảo có sức đề kháng vượt qua. Nếu đòi hỏi phải đủ 2 mũi tiêm mới được đi lại, sẽ bất tiện cho công dân, ngăn trở quyền đi lại chính đáng của họ. Bởi tiêm chủng vắc xin là do chính phủ tổ chức và các địa phương bố trí, không thuộc quyền lựa chọn của công dân.

Về an toàn dịch tễ, tại các nhà ga, lực lượng chức năng có trách nhiệm bố trí thiết bị kiểm soát dịch tễ. Công dân sẽ có trách nhiệm chấp hành và hỗ trợ theo yêu cầu của cơ quan chức năng phòng chống dịch.

Cụ thể, công dân phải có giấy tờ hợp lệ, khai báo đầy đủ y tế. Việc này đã quy định rõ với chủ trương của chính phủ, vận động chỉ dùng một mã QR để công dân tiện sử dụng. Công dân chỉ cần lưu giữ hay in mã QR được cấp để trình quét qua thiết bị kiểm soát của cơ quan chức năng, chứ không phải đứng làm tờ khai, kể cả tờ khai điện tử ở nơi kiểm tra.

Tốt nhất, công dân dùng mã QR công dân liên quan căn cước do bộ Công an cấp; hoặc mã ở Sổ tay sức khỏe do bộ Y tế cấp, ở phần mềm VNEID do bộ Công an cấp. Cơ quan chức năng cần có thiết bị quét được các mã này. Trường hợp công dân không có mã QR, mới phải khai báo y tế và các thủ tục ở điểm kiểm soát.

Công dân khi đi lại phải tuân thủ 5K, đặc biệt về khoảng cách, khẩu trang. Điều này, tổ chức vận tải hành khách phải hỗ trợ bố trí chỗ ngồi, cung cấp dung dịch sát khuẩn, khẩu trang… thuận lợi cho công dân.

Để đảm bảo an toàn hơn, việc vận chuyển có thể yêu cầu công dân lấy mẫu xét nghiệm tại chỗ, nếu công dân chưa đủ hai mũi vắc xin. Không nên sử dụng giấy xét nghiệm có thời hạn vì không đảm bảo an toàn, chỉ là thủ tục chủ quan, gây tốn kém cho công dân.

Điều cần nhất chính là thái độ và ý thức tuân thủ phòng dịch ở công dân, chứ không phải hình thức thể hiện thành tích chống dịch của cơ quan chức năng. Được như vậy, việc đi lại sẽ thuận lợi, đảm bảo các quyền công dân chính đáng, góp phần kết nối giao thông cả nước và tăng hiệu quả khôi phục nền kinh tế quốc dân.

Nguyên Đức

Bài liên quan
Tin bài khác
GS.TS Trần Đình Hợi: AI sẽ là “chìa khóa vàng” thúc đẩy chính phủ số Việt Nam

GS.TS Trần Đình Hợi: AI sẽ là “chìa khóa vàng” thúc đẩy chính phủ số Việt Nam

Theo GS.TS Trần Đình Hợi, vai trò của AI trong xây dựng chính phủ số hiệu quả, minh bạch, lấy người dân làm trung tâm, từ bài học Estonia gợi mở cho Việt Nam.
Hàng giả vẫn "sống khỏe" nhờ kẽ hở luật và lòng tham tiêu dùng

Hàng giả vẫn "sống khỏe" nhờ kẽ hở luật và lòng tham tiêu dùng

Ông Lê Huy Anh – Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) nhấn mạnh: Cuộc chiến chống hàng giả hiện nay không chỉ dừng lại ở xử lý vi phạm mà còn là dịp nhìn lại và bịt kín những lỗ hổng luật pháp đang bị các đối tượng lợi dụng.
Sẽ xóa bỏ độc quyền vàng miếng hướng đến thị trường cạnh tranh, minh bạch

Sẽ xóa bỏ độc quyền vàng miếng hướng đến thị trường cạnh tranh, minh bạch

NHNN đã sớm xây dựng và hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP theo hướng thị trường hóa có lộ trình, kiểm soát chặt chẽ. Để làm rõ hơn về những điểm mới, định hướng sửa đổi tại Dự thảo, ông Đào Xuân Tuấn – Cục trưởng Cục Quản lý Ngoại hối NHNN đã có những chia sẻ với báo chí.
96.500 doanh nghiệp rời thị trường và những “vướng víu chính sách”

96.500 doanh nghiệp rời thị trường và những “vướng víu chính sách”

Theo TS. Võ Trí Thành, nguyên nhân nhiều doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường không chỉ do sức mua giảm mà còn từ chi phí mặt bằng, hàng hóa nhập lậu và chính sách thuế thương mại điện tử.
Xóa bỏ thuế khoán trước năm 2026: Không còn khoán, chỉ còn minh bạch

Xóa bỏ thuế khoán trước năm 2026: Không còn khoán, chỉ còn minh bạch

'Nghị quyết 68 yêu cầu xóa bỏ thuế khoán với hộ kinh doanh trước năm 2026 là bước cải cách then chốt để minh bạch hóa, thúc đẩy hộ chuyển lên doanh nghiệp", Phó Cục trưởng Cục Thuế Mai Sơn chia sẻ với DNHN.
Giá vàng chênh lệch – "miếng mồi béo bở" cho đầu cơ và trốn thuế

Giá vàng chênh lệch – "miếng mồi béo bở" cho đầu cơ và trốn thuế

Chênh lệch giá vàng đang tạo cơ hội cho đầu cơ, trốn thuế và thất thu ngân sách. Chuyên gia về thuế - Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Tú đề xuất siết thuế và cải cách thị trường vàng.
Việt Nam có thể bỏ lỡ cơ hội vàng trong chuyển dịch năng lượng tái tạo

Việt Nam có thể bỏ lỡ cơ hội vàng trong chuyển dịch năng lượng tái tạo

PGS.TS Đặng Trần Thọ, Viện trưởng Viện Công nghệ Năng lượng – Đại học Bách Khoa Hà Nội, cảnh báo Việt Nam đang chững lại trong chuyển dịch năng lượng xanh do thiếu cơ chế giá điện mới và hạ tầng pháp lý phù hợp.
TS. Trần Xuân Lượng: Mở khóa mặt bằng sản xuất, không còn "xin - cho"

TS. Trần Xuân Lượng: Mở khóa mặt bằng sản xuất, không còn "xin - cho"

Theo TS. Trần Xuân Lượng quản lý tốt đất công nghiệp, loại bỏ cơ chế “xin – cho”, tạo môi trường minh bạch, doanh nghiệp tiếp cận đất đai hiệu quả, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Sửa đổi Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo: Gỡ “rào cản” cho doanh nghiệp

Sửa đổi Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo: Gỡ “rào cản” cho doanh nghiệp

Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (sửa đổi) tháo gỡ nhiều “rào cản” cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo.
PGS.TS. Lê Xuân Bá: Thương hiệu quốc gia không thể mạnh nếu tư duy vẫn cũ

PGS.TS. Lê Xuân Bá: Thương hiệu quốc gia không thể mạnh nếu tư duy vẫn cũ

PGS.TS. Lê Xuân Bá cho rằng, muốn nâng tầm thương hiệu quốc gia, Việt Nam phải đổi mới tư duy, nâng chất lượng sản phẩm, tăng cạnh tranh và đào tạo nguồn nhân lực.
TS. Nguyễn Tuấn Quang: Cần 360 tỷ USD để "xanh hóa" nền kinh tế trước 2050

TS. Nguyễn Tuấn Quang: Cần 360 tỷ USD để "xanh hóa" nền kinh tế trước 2050

TS. Nguyễn Tuấn Quang cho rằng, Việt Nam cần 360 tỷ USD, hoàn thiện luật, phát triển thị trường carbon và thu hút vốn xanh để đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
TS. Trần Xuân Lượng: Ngăn “tát vét” đất đai trước giờ sáp nhập

TS. Trần Xuân Lượng: Ngăn “tát vét” đất đai trước giờ sáp nhập

Tiến sĩ Trần Xuân Lượng - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Đánh giá thị trường Bất động sản Việt Nam, cảnh báo nguy cơ lặp lại “thảm họa Hà Tây” nếu không kịp thời chặn đứng tình trạng phê duyệt đất đai vội vã, trục lợi tài nguyên ngay trước thời điểm điều chỉnh địa giới hành chính.
TS. Cấn Văn Lực: Kinh tế tư nhân là trụ cột tăng trưởng

TS. Cấn Văn Lực: Kinh tế tư nhân là trụ cột tăng trưởng

TS. Cấn Văn Lực khẳng định kinh tế tư nhân chính là “động lực quan trọng nhất” thúc đẩy tăng trưởng, đề xuất loạt giải pháp đột phá nhằm tháo gỡ điểm nghẽn và tạo bứt phá cho khu vực này.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: “Phá băng” cho kinh tế tư nhân trỗi dậy

Nghị quyết số 68-NQ/TW: “Phá băng” cho kinh tế tư nhân trỗi dậy

Nghị quyết số 68-NQ/TW mở ra đột phá lớn cho khu vực kinh tế tư nhân, xóa bỏ rào cản, khẳng định niềm tin chiến lược của Đảng và Chính phủ vào doanh nghiệp tư nhân như động lực chủ lực của tăng trưởng.
Ông Phan Đức Hiếu: Nghị quyết số 68 sẽ mở ra “cú huých” lớn cho doanh nghiệp tư nhân

Ông Phan Đức Hiếu: Nghị quyết số 68 sẽ mở ra “cú huých” lớn cho doanh nghiệp tư nhân

Ông Phan Đức Hiếu kỳ vọng Nghị quyết 68 sẽ tạo bước ngoặt cải cách thể chế, giúp doanh nghiệp tư nhân thoát khỏi rào cản “xin – cho”, tiếp cận đất đai, vốn, và phát triển bền vững.