Thứ tư 16/04/2025 14:52
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

‘Cấm quảng cáo bia rượu, dân có còn được xem bóng đá nữa không?’

12/10/2020 00:00
Nhiều chính sách được đề xuất trong dự thảo luật Phòng chống tác hại rượu bia không nhận được sự đồng tình của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Sáng 12.4, tại phiên họp thứ 33, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề của luật Phòng chống tác hại rượu, bia.

Một trong những quy định nhận được sự quan tâm thảo luận tại phiên họp là việc cấm quảng cáo rượu, bia từ 15 độ cồn trở lên dưới mọi hình thức và các quy định hạn chế quảng cáo rượu, bia dưới 15 độ cồn.

Theo báo cáo giải trình mà chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày cho biết, sau khi họp thẩm tra, thường trực ủy ban này đề nghị được giữ nguyên các quy định cấm quảng cáo rượu, bia từ 15 độ cồn trở lên dưới mọi hình thức và quy định cụ thể việc hạn chế quảng cáo sản phẩm rượu, bia dưới 15 độ.

“Các sản phẩm rượu, bia trên 15 độ cồn sẽ tác động có hại rất lớn đến sức khoẻ người dân nên việc hạn chế quảng cáo các sản phẩm này là cần thiết”, bà Thúy Anh nhấn mạnh.

Tuy nhiên, cho ý kiến sau đó, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội Hà Ngọc Chiến cho rằng, thực chất chỉ có bia và rượu vang là dưới 15 độ, còn lại các loại rượu khác đều 30 - 40 độ. Do đó, nếu cấm quảng cáo rượu, bia trên 15 độ thì các loại rượu tây, rượu trắng sẽ bị loại ra ngoài. “Như vậy là phân biệt đối xử, không công bằng”, ông Chiến nêu quan điểm.

Trong khi đó, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cũng băn khoăn, dự thảo quy định không quảng cáo rượu, bia trong khung thời gian từ 19 - 21 giờ trên các báo hình, báo nói nhưng hiện nay, bóng đá thế giới quảng cáo bia, rượu ngay trên áo các cầu thủ rất nhiều. “Nếu cấm quảng cáo bia, rượu như thế này thì người dân sẽ không được xem bóng đá nữa à?”, ông Định nói.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng nêu vấn đề: “Các hãng bia tài trợ cho các đội bóng rất nhiều, tiền quảng cáo được dùng để phát triển các đội bóng, bây giờ mà không cho quảng cáo thì có được hay không?”. Bà Ngân cũng lưu ý, việc cấm quảng cáo cũng phải phù hợp với luật Quảng cáo và luật Thương mại và đề nghị cơ quan soạn thảo cần rà soát lại.

Thời đại 4.0 lại cấm bán hàng trên internet?

Một vấn đề khác là quy định cấm bán rượu, bia trên mạng internet. Theo bà Thúy Anh, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 về vấn đề này, dự thảo chỉ cấm bán rượu, bia từ 15 độ cồn trở lên trên mạng internet và quy định cụ thể điều kiện bán rượu, bia dưới 15 độ cồn.

Cho ý kiến, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, bán hàng trên internet chỉ là một phương thức kinh doanh. Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay lại cấm bán trên internet là không hợp lý, cần phải cân nhắc.

“Nếu cấm thì phải cấm tất thì mới công bằng chứ việc bán trên internet là áp dụng công nghệ hiện đại lại bị cấm thì gần như mở rộng cho phương thức thủ công. Quan trọng là chúng ta phải kiểm soát được việc kinh doanh và trên internet chúng ta kiểm soát tương đối tốt. Vì thanh toán không dùng tiền mặt thì kiểm soát được ngay chứ như bây giờ cứ rút tiền ra là mua được rượu thì rất khó kiểm soát”, ông Hiển nêu.

Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cũng bày tỏ sự lo lắng “sẽ bị lạc hậu so với thời cuộc” khi trong thời đại công nghiệp 4.0 lại hạn chế bán hàng trên internet nên đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội không quy định điều này vào dự thảo luật.

Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng cho rằng, cả quy định cấm quảng cáo rượu, bia trên 15 độ và cấm bán rượu, bia trên 15 độ trên internet cần xem lại các công ước, điều ước quốc tế xem có quy định không, còn nếu không thì cần cân nhắc lại quy định này.

Tại phiên họp, Nhiều quy định khác được cơ quan soạn thảo đề xuất như "tăng thuế" đối với các sản phẩm rượu, bia cũng như việc trích 0,5% thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ rượu, bia để làm kịnh phí cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia cũng không nhận được sự đồng tình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Trong phát biểu kết luận phiên làm việc, Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra tiếp thu đầy đủ ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Thậm chí, trong trường hợp hồ sơ dự án luật chưa đảm bảo thì có thể không thông qua tại kỳ họp thứ 7 tới theo kế hoạch.

Lê Hiệp

Tin bài khác
VIPC Summit 2025: Thu hút hàng trăm nhà đầu tư và doanh nghiệp công nghệ

VIPC Summit 2025: Thu hút hàng trăm nhà đầu tư và doanh nghiệp công nghệ

Nhà sáng lập Quỹ Golden Gate Ventures cho biết VIPC Summit 2025 dự kiến thu hút khoảng 1.000 đại biểu, trong đó có hơn 200 đại biểu đến từ các quỹ đầu tư trong và ngoài nước.
Thúc đẩy tiến độ và quy mô cho vay nguồn vốn của ADB với Việt Nam

Thúc đẩy tiến độ và quy mô cho vay nguồn vốn của ADB với Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Tài chính và đại diện ADB đã trao đổi về việc đẩy nhanh tiến độ và mở rộng quy mô cho vay nguồn vốn của ADB cho Chính phủ Việt Nam.
Quốc hội chuẩn bị xem xét kéo dài chính sách miễn thuế đất nông nghiệp đến năm 2030

Quốc hội chuẩn bị xem xét kéo dài chính sách miễn thuế đất nông nghiệp đến năm 2030

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua đã thống nhất trình Quốc hội xem xét và quyết định về việc kéo dài thời gian thực hiện chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030. Động thái này diễn ra trong bối cảnh chính sách hiện hành sắp hết hiệu lực, và nhận được nhiều ý kiến thảo luận về hiệu quả cũng như những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
Giải ngân vốn đầu tư công đạt 78.712 tỷ đồng trong quý I/2025

Giải ngân vốn đầu tư công đạt 78.712 tỷ đồng trong quý I/2025

Hoạt động giải ngân đầu tư công có tích cực khi Chính phủ đồng loạt triển khai nhiều giải pháp quyết liệt ngay từ quý I/2025. Theo đó, giải ngân vốn đầu tư công đạt 78.712 tỷ đồng.
Nông sản Việt “thắng lớn” quý I: Trung Quốc dẫn đầu tiêu thụ

Nông sản Việt “thắng lớn” quý I: Trung Quốc dẫn đầu tiêu thụ

Trung Quốc là thị trường then chốt mang lại cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam, đặc biệt khi các doanh nghiệp đẩy mạnh nâng cao chất lượng sản phẩm và tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do.
Việt Nam phấn đấu có tối thiểu 10 doanh nghiệp công nghệ số tiên tiến

Việt Nam phấn đấu có tối thiểu 10 doanh nghiệp công nghệ số tiên tiến

Mục tiêu đặt ra đến năm 2045 là đưa tỷ lệ doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam đạt ngang tầm các nước phát triển, với ít nhất 10 doanh nghiệp đạt trình độ công nghệ tiên tiến toàn cầu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải lớn mạnh hơn nữa

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải lớn mạnh hơn nữa

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước phải không ngừng lớn mạnh, tiên phong dẫn dắt trong ba đột phá chiến lược, đồng thời phát huy vai trò là lực kéo trong chuyển đổi số quốc gia, đổi mới công nghệ và sáng tạo.
Hàn Quốc và Việt Nam “bắt tay lớn”: Đưa kim ngạch lên 150 tỷ USD, đầu tư mạnh năng lượng sạch

Hàn Quốc và Việt Nam “bắt tay lớn”: Đưa kim ngạch lên 150 tỷ USD, đầu tư mạnh năng lượng sạch

Ngày 14/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cùng Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc – ông Ahn Dukgeun đã đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 14 Ủy ban hỗn hợp về hợp tác thương mại, công nghiệp và năng lượng Việt Nam - Hàn Quốc và Kỳ họp lần thứ 8 Ủy ban hỗn hợp thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc.
Có thể đẩy tiến độ dự án điện khí LNG Hải Phòng sang giai đoạn 2025 - 2030

Có thể đẩy tiến độ dự án điện khí LNG Hải Phòng sang giai đoạn 2025 - 2030

Bộ Công Thương đã bổ sung ghi chú trong quy hoạch rằng dự án điện khí LNG Hải Phòng giai đoạn II “có thể đẩy sớm tiến độ sang giai đoạn 2025–2030 theo nhu cầu của hệ thống điện”.
Phải trình dự thảo nghị định mới về quản lý vốn ODA, vốn vay ưu đãi trước 30/4

Phải trình dự thảo nghị định mới về quản lý vốn ODA, vốn vay ưu đãi trước 30/4

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã nhấn mạnh yêu cầu cấp bách trong việc hoàn thiện khung pháp lý cho việc quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA.
Bộ Công Thương yêu cầu tăng cường kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào cho hàng xuất khẩu

Bộ Công Thương yêu cầu tăng cường kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào cho hàng xuất khẩu

Bộ Công Thương vừa phát đi văn bản yêu cầu kiểm soát chặt chẽ nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu nhằm ngăn chặn các rủi ro liên quan đến chính sách thương mại của Mỹ.
Duyệt hơn 77.000 tỉ đồng vốn đầu tư cho cảng biển TP Hồ Chí Minh tới năm 2030

Duyệt hơn 77.000 tỉ đồng vốn đầu tư cho cảng biển TP Hồ Chí Minh tới năm 2030

Theo dự kiến, đến năm 2030, hệ thống cảng biển TP Hồ Chí Minh sẽ đảm nhận khối lượng hàng hóa thông qua từ 228 đến 253 triệu tấn mỗi năm, đồng thời phục vụ từ 170.600 đến 184.400 lượt hành khách.
Sẽ trình Quốc hội đề xuất kéo dài miễn thuế đất nông nghiệp đến hết 31/12/2030

Sẽ trình Quốc hội đề xuất kéo dài miễn thuế đất nông nghiệp đến hết 31/12/2030

Chính phủ kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết mới để tiếp tục thực hiện miễn thuế đất nông nghiệp từ ngày 01/01/2026 đến hết ngày 31/12/2030.
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Ngày 13/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4 năm 2025
Sách Trắng 2025: EuroCham chỉ ra "trận chiến phải thắng" để Việt Nam bứt phá thành quốc gia thu nhập cao

Sách Trắng 2025: EuroCham chỉ ra "trận chiến phải thắng" để Việt Nam bứt phá thành quốc gia thu nhập cao

Sáng ngày 11/4 tại Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đã chính thức công bố Sách Trắng 2025 – tài liệu định hướng các “trận chiến phải thắng” nhằm giúp Việt Nam tạo ra bước đột phá về tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu.