Thứ tư 02/07/2025 11:11
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

TS. Tô Hoài Nam: "Doanh nghiệp Việt nên chủ động ứng phó trước thuế đối ứng từ Mỹ"

TS. Tô Hoài Nam cho rằng, đây là thời điểm để doanh nghiệp nhìn nhận lại năng lực nội tại và tận dụng những cơ hội mới trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang có nhiều biến động trước thuế đối ứng mới từ Mỹ.
Thuế đối ứng 46% của Mỹ với Việt Nam chính thức có hiệu lực
Thuế đối ứng 46% của Mỹ với Việt Nam chính thức có hiệu lực

Tận dụng cơ hội mới trong bối cảnh thương mại toàn cầu nhiều biến động

Bắt đầu từ hôm nay (9/4), mức thuế đối ứng từ 10 - 84% đối với hàng hóa nhập khẩu từ 86 quốc gia của Mỹ chính thức có hiệu lực, trong đó có Việt Nam với mức thuế lên đến 46%. Dù động thái này đang đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp trong nước – đặc biệt là nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa – song theo TS. Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, đây cũng là thời điểm để doanh nghiệp nhìn nhận lại năng lực nội tại và tận dụng những cơ hội mới trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang có nhiều biến động

chính thức có hiệu lực
TS. Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Trao đổi với Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập, TS. Tô Hoài Nam cho rằng, việc Mỹ đột ngột áp thuế cao với hàng hóa nhập khẩu từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, là một tín hiệu rõ ràng về xu hướng bảo hộ thương mại đang gia tăng nhanh chóng và khó lường. Điều này không chỉ là chính sách riêng của Mỹ, mà còn có thể lan rộng và trở thành xu hướng toàn cầu. Do vậy, theo TS. Tô Hoài Nam, doanh nghiệp Việt – nhất là khối doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) – cần phải sẵn sàng ứng phó.

TS. Tô Hoài Nam chỉ ra rằng, điểm mạnh của doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ là sự linh hoạt. "Do quy mô nhỏ và nguồn lực hạn chế, các DNNVV, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ – vốn chiếm tới gần 80% tổng số doanh nghiệp cả nước – rất dễ bị tổn thương trước những thay đổi đột ngột của môi trường kinh tế và chính sách. Tuy nhiên, chính quy mô nhỏ này cũng tạo ra ưu thế linh hoạt và khả năng xoay chuyển nhanh chóng. Nếu được định hướng đúng đắn, cộng thêm sự hỗ trợ kịp thời từ phía Nhà nước và các tổ chức liên quan, các doanh nghiệp này hoàn toàn có thể thích nghi và tận dụng cơ hội một cách hiệu quả", TS.Tô Hoài Nam phân tích.

Ngoài ra, việc Mỹ tăng thuế với hàng hóa Trung Quốc chắc chắn sẽ làm quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng hơn – và điều này không chỉ gây khó cho Trung Quốc, mà cả Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức nhất định. Tuy nhiên, TS.Tô Hoài Nam cho rằng, chính sự thay đổi này cũng sẽ tạo ra dư địa cho hàng hóa từ các quốc gia khác – trong đó có Việt Nam – có cơ hội chen chân và thay thế vị trí của Trung Quốc tại thị trường Mỹ.

"Cơ hội cụ thể có hay không thì còn phải xem xét kỹ, nhưng tôi cho rằng, thị trường ngách sẽ trở nên rõ nét hơn đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Vấn đề quan trọng là chúng ta phải biết cách khai thác các thị trường này một cách hiệu quả", TS. Tô Hoài Nam chia sẻ.

Trong bối cảnh như vậy, các cơ quan ngoại giao, cơ quan đại diện thương mại và thương vụ Việt Nam ở nước ngoài cần phát huy tối đa vai trò tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp. Họ không thể chỉ dừng lại ở việc đưa ra những khuyến nghị chung chung, mà phải chỉ rõ những thị trường ngách cụ thể, giúp doanh nghiệp tiếp cận thông tin chính xác và kịp thời. Nếu không làm được điều đó thì rõ ràng là các cơ quan này chưa hoàn thành trách nhiệm.

Để làm được điều đó, TS. Tô Hoài Nam cho rằng cần vai trò chủ động của các cơ quan ngoại giao, thương vụ Việt Nam ở nước ngoài trong việc cung cấp thông tin chính xác, cụ thể, thay vì những cảnh báo hoặc khuyến nghị mang tính chung chung. Bên cạnh đó, cần tận dụng mạng lưới kiều bào để mở rộng thị trường, song DNNVV cũng phải tự nâng cao năng lực, duy trì trạng thái sẵn sàng. Trạng thái sẵn sàng ở đây không chỉ là sự chuẩn bị về tinh thần, mà còn là năng lực thực tế. Ví dụ, khi phát hiện ra một cơ hội, doanh nghiệp cần có ngay phương án về logistics, có khả năng điều chỉnh chất lượng hàng hóa, chứng từ, truy xuất nguồn gốc… để có thể đáp ứng mọi yêu cầu từ thị trường một cách nhanh chóng.

Căng thẳng Mỹ - Trung có thể mở ra “khe cửa” cho hàng Việt

Với mức thuế đối ứng mà Tổng thống Donald Trump áp lên hàng chục quốc gia bắt đầu có hiệu lực, Trung Quốc chính là quốc gia chịu mức thuế lớn nhất. Theo đó. ông Trump áp thuế đối ứng 34% lên Trung Quốc hôm 2/4, sau đó ký lệnh áp thêm 50% vào ngày 8/4. Cộng dồn với mức thuế 20% trước đó, Trung Quốc sẽ chịu tổng cộng thuế 104% đối với hàng hóa xuất sang Mỹ kể từ khi ông Donald Trump nhậm chức và ban hành chính sách thuế quan.

"Khi nói về căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, có thể nhận thấy rằng Mỹ sẽ tiếp tục siết chặt việc nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc. Đây chính là cơ hội cho các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam bởi điều này đồng nghĩa với việc các nhà nhập khẩu Mỹ sẽ buộc phải tìm nguồn cung thay thế", TS. Tô Hoài Nam nhận định.

Theo TS. Tô Hoài Nam, Việt Nam cần tận dụng tốt cơ hội này. Hiện nay, Việt Nam đang nằm trong nhóm những quốc gia có tiềm năng lớn để thay thế một phần chuỗi cung ứng từ Trung Quốc, nhờ vào nhiều lợi thế cạnh tranh như: chi phí lao động thấp, vị trí địa lý thuận lợi, môi trường chính trị ổn định và địa chính trị được đánh giá tích cực, đặc biệt là gần các trung tâm sản xuất và tiêu dùng lớn trên thế giới. Thực tế đã chứng minh điều này. Trong các giai đoạn căng thẳng Mỹ - Trung trước đây, nhiều doanh nghiệp Việt Nam trong các lĩnh vực như dệt may, da giày, điện tử đã ghi nhận sự gia tăng đơn hàng từ các đối tác tại Mỹ và châu Âu.

Một trong những cách hiệu quả để giảm tác động của thuế đối ứng là cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng giá trị gia tăng.
Một trong những cách hiệu quả để giảm tác động của thuế đối ứng là cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng giá trị gia tăng.

Ngoài ra, TS Tô Hoài Nam cũng chỉ ra rằng, một lợi thế quan trọng của Việt Nam là mạng lưới các hiệp định thương mại tự do (FTA). Việt Nam hiện là một trong số ít quốc gia ký kết nhiều FTA thế hệ mới nhất hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam tiếp cận các thị trường lớn với ưu đãi thuế quan đáng kể. Điều này giúp tăng khả năng cạnh tranh của hàng Việt so với hàng hóa từ các quốc gia chưa có FTA với các đối tác đó. Điển hình như, nhờ Hiệp định EVFTA, thuế xuất khẩu các mặt hàng như cà phê, hạt điều sang thị trường châu Âu đã được giảm về mức 0%. Điều này mở ra dư địa tăng trưởng lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành nông sản.

Điểm mạnh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay chính là đặc điểm quy mô nhỏ, tổ chức gọn nhẹ, nên dễ dàng điều chỉnh mô hình kinh doanh và thậm chí có thể thay đổi sản phẩm, thị trường một cách linh hoạt và nhanh chóng. Trong khi đó, các doanh nghiệp lớn hay các tập đoàn thường có bộ máy cồng kềnh, khiến quá trình thay đổi trở nên khó khăn và chậm chạp hơn

"Chính nhờ sự linh hoạt và nhanh nhạy đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chuyển hướng kịp thời theo tín hiệu của thị trường, với tốc độ cao hơn, từ đó giảm thiểu thiệt hại một cách đáng kể. Ví dụ là trong thời kỳ đại dịch COVID-19, nhiều xưởng may quy mô nhỏ đã nhanh chóng chuyển sang sản xuất khẩu trang kháng khuẩn, thậm chí xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu. Đây là điều mà nhiều doanh nghiệp lớn không thể kịp thời xoay chuyển. Có thể thấy rõ, rất nhiều doanh nghiệp dệt may đã chuyển sang sản xuất khẩu trang và các thiết bị y tế trong thời gian ngắn để thích ứng và phát triển, chứng minh rõ ràng tính linh hoạt vượt trội của doanh nghiệp nhỏ và vừa", TS Tô Hoài Nam chỉ rõ.

Một lợi thế quan trọng khác mà ông Nam nhấn mạnh là sự quan tâm sâu sát của Đảng và Nhà nước đối với cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong thời gian qua, nhiều nghị quyết, luật và chính sách cụ thể đã được ban hành nhằm hỗ trợ khu vực này. Tiêu biểu là Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, cùng các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đều khẳng định rõ vai trò then chốt của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế. Mới đây nhất, Chỉ thị số 10 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 25/3 một lần nữa nhấn mạnh vị trí trung tâm của khu vực này trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó, nhiều tổ chức quốc tế cũng đang tài trợ các dự án lớn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình chuyển đổi số, phát triển bền vững, tiếp cận tài chính xanh... "Vấn đề đặt ra là làm sao để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể liên kết lại, hợp lực để khai thác tối đa lợi thế về sự linh hoạt, nhạy bén, kết hợp với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đang được triển khai ngày càng hiệu quả hơn. Cộng hưởng với các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do, sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng toàn cầu, thì đây có thể là thời điểm 'vàng', thời điểm bứt phá để khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa khẳng định vai trò và tạo đột phá", ông Nam đề xuất.

TS. Tô Hoài Nam cũng nhấn mạnh thêm, trong bối cảnh hiện nay, sự chủ động chính là yếu tố sống còn. Theo ông Nam, về phía cơ quan nhà nước, cần chủ động trong việc ban hành, thực thi và giám sát chính sách. Về phía doanh nghiệp, không thể ngồi yên chờ đợi chính sách, cũng không thể bị động nghe ngóng thị trường rồi mới bắt đầu kinh doanh. "Doanh nghiệp cần chủ động ứng phó trước thuế đối ứng từ Mỹ, chủ động trong việc nâng cao năng lực, nắm bắt xu thế và sẵn sàng thay đổi để thích ứng và phát triển", TS. Tô Hoài Nam chia sẻ.

Một trong những cách hiệu quả để giảm tác động của thuế đối ứng là cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng giá trị gia tăng. Trong đó, các doanh nghiệp cũng cần đặc biệt chú ý đến quá trình chuyển đổi xanh, bởi đây không còn là một lựa chọn, mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc. TS Tô Hoài Nam nhấn mạnh, doanh nghiệp nếu không thích ứng kịp sẽ bị tụt lại và đánh mất cơ hội cạnh tranh. Thay vì xem đây là rào cản, cần coi chuyển đổi xanh là cơ hội bứt phá trong phát triển bền vững, nâng cao giá trị thương hiệu và mở rộng thị trường. Hiện nay, các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản đã ban hành tiêu chuẩn rõ ràng về phát thải, năng lượng tái tạo và bảo vệ môi trường. Doanh nghiệp Việt cần chủ động tiếp cận, điều chỉnh và nâng cấp quy trình sản xuất để phù hợp, qua đó tái định vị vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

"Chúng ta không chỉ còn là nơi sản xuất gia công đơn thuần, với lợi thế nhân công rẻ hay tài nguyên rẻ, mà hoàn toàn có thể trở thành đối tác chiến lược, cung cấp các sản phẩm xanh, sạch, thân thiện với môi trường – yếu tố đang ngày càng được các nhà đầu tư và người tiêu dùng trên toàn thế giới đặc biệt coi trọng. Khi các nhà đầu tư nhận thấy sự thay đổi tích cực và chủ động từ phía doanh nghiệp Việt Nam, họ sẽ sẵn sàng hợp tác, rót vốn và đồng hành lâu dài trong chiến lược phát triển bền vững", TS. Tô Hoài Nam nhận định

Tin bài khác
Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Doanh thu miễn thuế cho hộ kinh doanh có thể nâng lên 400 triệu đồng. Các hộ có doanh thu từ 200 triệu đến dưới 1 tỉ đồng sẽ dùng hóa đơn điện tử năm 2027.
Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Năng lượng tái tạo, với hai trụ cột là điện mặt trời và điện gió đang là xu hướng toàn cầu không thể đảo ngược. Tại Việt Nam, đây không chỉ là giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính, mà còn là động lực thúc đẩy một nền kinh tế xanh, sạch và bền vững.
Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Dù hầu hết hàng hóa xuất khẩu sang thị trường ASEAN đều được hưởng ưu đãi với mức thuế quan 0%, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn gặp khó khi xuất khẩu nông sản, thủy sản và hàng tiêu dùng do vướng rào cản phi thuế quan.
Chính thức luật hóa cơ chế sandbox để thử nghiệm mô hình, công nghệ và chính sách mới

Chính thức luật hóa cơ chế sandbox để thử nghiệm mô hình, công nghệ và chính sách mới

Sáng nay, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST), đánh dấu một bước chuyển thể chế quan trọng nhằm thúc đẩy sáng tạo, ứng dụng công nghệ và tăng cường bảo hộ kết quả nghiên cứu. Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10/2025.
“Chốt” thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

“Chốt” thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

Với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam, đặt tại hai thành phố trọng điểm là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng.
Gỡ "nút thắt" về rào cản phi thuế quan tạo lực đẩy cho doanh nghiệp ASEAN vươn xa

Gỡ "nút thắt" về rào cản phi thuế quan tạo lực đẩy cho doanh nghiệp ASEAN vươn xa

Gỡ rào cản phi thuế quan được đánh giá là giúp giảm chi phí giao dịch, thu hút đầu tư, tăng trưởng bền vững và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Xu hướng tiêu dùng mới thị trường Halal: Doanh nghiệp làm gì để thích nghi?

Xu hướng tiêu dùng mới thị trường Halal: Doanh nghiệp làm gì để thích nghi?

Mức chi tiêu và nhu cầu sử dụng các sản phẩm Halal có xu hướng ngày càng tăng, thúc đẩy tăng quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu dự kiến đạt 3.200 tỷ USD năm 2025, với tốc độ tăng trưởng thị trường bình quân hàng năm đạt 6,2%, nhưng tại sao doanh nghiệp Việt khó tiếp cận?
Định hướng ứng phó cho doanh nghiệp Việt trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

Định hướng ứng phó cho doanh nghiệp Việt trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

Trước sức ép từ chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt đang triển khai ba nhóm giải pháp chủ đạo nhằm giảm thiểu rủi ro và duy trì khả năng cạnh tranh dài hạn: giảm phụ thuộc thương mại, nâng cao hiệu quả hoạt động và tái định vị chiến lược thị trường.
Bộ Tài chính lên tiếng sau lùm xùm loại Sơn Hải khỏi dự án cao tốc

Bộ Tài chính lên tiếng sau lùm xùm loại Sơn Hải khỏi dự án cao tốc

Bộ Tài chính chỉ ra những bất thường trong vụ Tập đoàn Sơn Hải bị loại khỏi cao tốc TP.HCM - Chơn Thành. Nghi vấn minh bạch, hiệu quả trong đấu thầu lớn.
Trái phiếu xanh: Cơ hội vàng để Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero

Trái phiếu xanh: Cơ hội vàng để Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero

Thị trường trái phiếu xanh Việt Nam đang mở rộng mạnh mẽ, hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 với nhiều thương vụ phát hành thành công và cơ hội đầu tư hấp dẫn.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Mục tiêu trong “kỷ nguyên vươn mình”

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Mục tiêu trong “kỷ nguyên vươn mình”

Sáng ngày 26/6/2025, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn “Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Thành quả và mục tiêu trong kỷ nguyên vươn mình”. Đây là sự kiện nhằm phổ biến thông tin về Luật Sử dụng Năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vừa được thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XIV.
Thứ trưởng Bộ Công Thương cảnh báo “ve sầu thoát xác” trên sàn thương mại điện tử

Thứ trưởng Bộ Công Thương cảnh báo “ve sầu thoát xác” trên sàn thương mại điện tử

Trong bối cảnh thương mại điện tử đang phát triển bùng nổ cả về quy mô giao dịch lẫn tốc độ lan tỏa, cơ quan quản lý nhà nước bắt đầu đối diện với một nguy cơ mới – hiện tượng “ve sầu thoát xác”: các gian thương sau khi bị phát hiện và xử lý vi phạm đã nhanh chóng quay trở lại thị trường dưới danh nghĩa mới, tiếp tục hành vi sai trái.
Quốc hội thông qua Luật sửa 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, phân quyền, giảm thủ tục đầu tư

Quốc hội thông qua Luật sửa 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, phân quyền, giảm thủ tục đầu tư

Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi 8 luật lớn, mở rộng phân quyền, đơn giản hóa thủ tục, linh hoạt cơ chế PPP. Kỳ vọng lớn cho kinh tế bứt phá.
UBND cấp tỉnh được duyệt chủ trương sân bay, Nhà nước linh hoạt cùng PPP

UBND cấp tỉnh được duyệt chủ trương sân bay, Nhà nước linh hoạt cùng PPP

Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật liên quan đến lĩnh vực tài chính – đầu tư, đáng chú ý là việc trao quyền cho UBND cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư với nhiều nhóm dự án quy mô lớn, trong đó có cả sân bay.
Quốc hội tăng phân cấp, phân quyền cho Chính phủ, địa phương

Quốc hội tăng phân cấp, phân quyền cho Chính phủ, địa phương

Quốc hội thông qua Luật Ngân sách sửa đổi, tăng phân cấp cho Chính phủ, địa phương. Đây là bước đột phá nhằm chủ động điều hành, thúc đẩy phát triển và chống lãng phí.