Thứ ba 08/07/2025 15:37
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Việt Nam phấn đấu có tối thiểu 10 doanh nghiệp công nghệ số tiên tiến

Mục tiêu đặt ra đến năm 2045 là đưa tỷ lệ doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam đạt ngang tầm các nước phát triển, với ít nhất 10 doanh nghiệp đạt trình độ công nghệ tiên tiến toàn cầu.
Bài liên quan
Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam và hành trình đi ra thế giới
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI

Sáng 15/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì Hội nghị làm việc với các Chủ tịch, Tổng Giám đốc của một số Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước với chủ đề “Doanh nghiệp Nhà nước tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng”.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Tâm đã trình bày báo cáo quan trọng, nêu bật những thành tựu đáng ghi nhận của khối doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trong năm 2024. Theo đó, tổng tài sản của 671 DNNN (gồm 473 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và 198 doanh nghiệp có tỷ lệ vốn Nhà nước trên 50%) đã vượt mức 5,6 triệu tỷ đồng, tăng 45% so với năm trước. Vốn chủ sở hữu đạt gần 3 triệu tỷ đồng, tăng 61%; tổng doanh thu xấp xỉ 3,3 triệu tỷ đồng, tăng 24%; lợi nhuận trước thuế gần 227,5 nghìn tỷ đồng, tăng 8%; và nộp ngân sách nhà nước đạt khoảng 400 nghìn tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ.

Việt Nam phấn đấu có tối thiểu 10 doanh nghiệp công nghệ số tiên tiến
Việt Nam phấn đấu có tối thiểu 10 doanh nghiệp công nghệ số tiên tiến

Đặc biệt, trong lĩnh vực công nghệ số, các doanh nghiệp như VNPT và Tổng Công ty Viễn thông MobiFone đã thể hiện rõ vai trò dẫn dắt trong việc xây dựng hạ tầng số, phục vụ hiệu quả cho các cơ quan Chính phủ, chính quyền địa phương, tổ chức và doanh nghiệp. Các đơn vị này cũng đã phát triển, ứng dụng thành công nhiều sản phẩm số phục vụ khách hàng. Viettel, với mục tiêu trở thành Tập đoàn công nghệ toàn cầu, đang tích cực thực hiện chuyển đổi số, đóng vai trò tiên phong trong kiến tạo xã hội số và là lực lượng nòng cốt xây dựng tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao. Bên cạnh đó, nhóm các ngân hàng lớn như Vietcombank, Agribank cũng đã đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, ứng dụng ngân hàng số hiện đại với các thao tác tiện lợi, tích hợp nhiều lớp bảo mật tiên tiến nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, Thứ trưởng Nguyễn Đức Tâm cũng chỉ rõ những hạn chế mà khu vực DNNN đang đối mặt trong quá trình chuyển đổi số. Nhiều doanh nghiệp chưa đạt được hiệu quả hoạt động tương xứng với nguồn lực đang nắm giữ, năng lực cạnh tranh và trình độ khoa học công nghệ vẫn còn hạn chế, công cụ quản trị doanh nghiệp chậm đổi mới, và đặc biệt chưa làm chủ được các công nghệ lõi phục vụ cho chuyển đổi số.

Để khơi thông và phát huy tiềm lực của DNNN trong việc tiên phong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, Bộ Tài chính đề xuất một loạt giải pháp trọng tâm. Trước hết, cần tạo đột phá trong các động lực tăng trưởng mới, hoàn thiện hệ thống quy định cụ thể hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị; xây dựng và hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển đổi số, đồng bộ hóa các quy định để hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao, logistics và hạ tầng thông minh. Cùng với đó là việc cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực nhằm nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong nông nghiệp, cần chuyển mạnh từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế, ưu tiên phát triển mô hình trồng trọt tuần hoàn, ít phát thải carbon. Trong lĩnh vực dịch vụ, các DNNN cần dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại để phát triển các sản phẩm và dịch vụ có hàm lượng tri thức cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, hướng tới hình thành những trung tâm du lịch chất lượng cao có thương hiệu.

Một trong những điểm nhấn trong đề xuất của Bộ Tài chính là việc giao nhiệm vụ cụ thể cho từng doanh nghiệp công nghệ nội địa tham gia nội địa hóa các công nghệ nền tảng và các giải pháp chuyển đổi số như điện toán đám mây (Cloud), trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data)… Đồng thời, cần có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp này nghiên cứu, triển khai công nghệ mới. Ngoài ra, cần xây dựng cơ chế để DNNN tiếp cận các quỹ đầu tư công nghệ, quỹ đầu tư mạo hiểm của Nhà nước nhằm đảm bảo nguồn lực cho các dự án thử nghiệm công nghệ mới, đổi mới mô hình hoạt động với độ rủi ro cao. Bên cạnh đó, một cơ chế linh hoạt về tiền lương, tiền thưởng gắn với đặc thù công việc và nhu cầu thị trường cũng cần được thiết lập để thu hút và giữ chân nhân tài. Việc xây dựng chương trình khung chỉ đạo các doanh nghiệp công nghệ phối hợp triển khai các giải pháp chuyển đổi số với các DNNN cũng cần đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả, bảo mật dữ liệu và an toàn mạng.

Trong thời gian tới, Thứ trưởng Nguyễn Đức Tâm nhấn mạnh rằng các DNNN cần chủ động bố trí nguồn vốn hợp lý để thực hiện chuyển đổi số theo lộ trình cụ thể. Việc hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ trong nước cần được đẩy mạnh nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa các công nghệ nền tảng. Đồng thời, DNNN cần tiếp tục đầu tư vào các công nghệ và dịch vụ mới như 5G, AI, đảm bảo hạ tầng mạng lưới bền vững, phòng chống thiên tai, mở rộng hạ tầng phục vụ công nghiệp sản xuất, công nghiệp công nghệ cao, cũng như triển khai các dự án xây dựng cơ bản trọng điểm nhằm củng cố cơ sở vật chất phục vụ hoạt động kinh doanh lâu dài.

Các bộ, ngành, địa phương và cơ quan đại diện chủ sở hữu cần xác định rõ vai trò và trách nhiệm trong việc huy động và ưu tiên nguồn lực quốc gia đầu tư vào phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Mục tiêu đặt ra đến năm 2045 là đưa tỷ lệ doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam đạt ngang tầm các nước phát triển, với ít nhất 10 doanh nghiệp đạt trình độ công nghệ tiên tiến toàn cầu. Bộ Tài chính cũng cam kết sẽ sớm hoàn thiện các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, đồng thời, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ bố trí tối thiểu 15% ngân sách chi sự nghiệp khoa học cho nghiên cứu công nghệ chiến lược – một bước đi quan trọng để bảo đảm nền tảng khoa học công nghệ phục vụ công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

Tin bài khác
Hà Nội mở phiên chất vấn về vấn đề an toàn thực phẩm

Hà Nội mở phiên chất vấn về vấn đề an toàn thực phẩm

Kỳ họp thứ 25 HĐND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021–2026, khai mạc sáng 8/7/2025, dành thời lượng nửa ngày để thực hiện hoạt động chất vấn về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố, một vấn đề đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của cử tri và dư luận.
Cho phép các địa phương cấp tỉnh bội chi có kiểm soát

Cho phép các địa phương cấp tỉnh bội chi có kiểm soát

Dự thảo Nghị định Luật Ngân sách Nhà nước 2025 cho phép địa phương cấp tỉnh bội chi có kiểm soát, để tạo điều kiện cho các dự án đầu tư phát triển quan trọng.
Thỏa thuận mới với Mỹ mở ra cơ hội tái cấu trúc cho doanh nghiệp Việt

Thỏa thuận mới với Mỹ mở ra cơ hội tái cấu trúc cho doanh nghiệp Việt

Thỏa thuận mới với Mỹ giúp Việt Nam tránh được mức thuế đối ứng 46%, nhưng cũng mở ra một kỷ nguyên thuế cao mới, buộc doanh nghiệp phải tái cấu trúc để tồn tại và thích nghi.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu gỡ vướng để hiện thực hóa phát triển trục Sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu gỡ vướng để hiện thực hóa phát triển trục Sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành phối hợp, gỡ vướng mắc để Hà Nội sớm hiện thực hóa trục Sông Hồng, kiến tạo biểu tượng cho Thủ đô.
Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú tiếp xúc cử tri tại Lào Cai: Lắng nghe, chia sẻ và định hướng phát triển bền vững

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú tiếp xúc cử tri tại Lào Cai: Lắng nghe, chia sẻ và định hướng phát triển bền vững

Sáng 7/7, tại hội trường Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lào Cai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã tham dự buổi tiếp xúc cử tri cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai, sau kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Tham dự buổi tiếp xúc có cử tri đại diện các phường Yên Bái, Nam Cường, Âu Lâu và Văn Phú.
Thế giới chạy đua trước hạn chót thuế quan của Mỹ

Thế giới chạy đua trước hạn chót thuế quan của Mỹ

Khi hạn chót ngày 9/7 cận kề, các đối tác thương mại lớn của Mỹ đang đẩy nhanh đàm phán để tránh mức thuế đối ứng, trong bối cảnh Bộ trưởng Tài chính Mỹ hé lộ khả năng gia hạn cho một số quốc gia.
Trung Quốc thúc đẩy tiêu dùng hộ gia đình làm động lực tăng trưởng

Trung Quốc thúc đẩy tiêu dùng hộ gia đình làm động lực tăng trưởng

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại và nguy cơ giảm phát ngày càng lớn, giới hoạch định chính sách Trung Quốc đang kêu gọi đưa tiêu dùng hộ gia đình trở thành trọng tâm trong kế hoạch 5 năm tới.
Xuất khẩu gỗ Việt đối mặt nhiều thách thức, doanh nghiệp chủ động mở rộng thị trường

Xuất khẩu gỗ Việt đối mặt nhiều thách thức, doanh nghiệp chủ động mở rộng thị trường

Thị trường xuất khẩu gỗ Việt Nam đang chịu nhiều tác động từ các cuộc chiến khu vực và xu hướng gia tăng chính sách bảo hộ thương mại tại các thị trường lớn.
Còn nhiều thách thực để kinh tế 2025 đạt mục tiêu tăng trưởng 8%

Còn nhiều thách thực để kinh tế 2025 đạt mục tiêu tăng trưởng 8%

Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2025 đạt 7,52% – một kết quả tích cực, tạo nền tảng quan trọng để hướng tới mục tiêu tăng trưởng 8%. Cục Thống kê đánh giá, dư địa cho tăng trưởng vẫn còn lớn, song cũng thẳng thắn chỉ ra hàng loạt rủi ro và điểm nghẽn cần được tháo gỡ một cách quyết liệt, đồng bộ và kịp thời.
Thủ tướng Chính phủ: Tiến tới xoá room tín dụng theo hạn ngạch

Thủ tướng Chính phủ: Tiến tới xoá room tín dụng theo hạn ngạch

Trong Công điện mới phát đi ngày 6/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) khẩn trương trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng trước ngày 15/7.
Chỉ đạo mới của Thủ tướng về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa

Chỉ đạo mới của Thủ tướng về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 104/CĐ-TTg ngày 6/7/2025 về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và tổ chức sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025.
Hạ đặt thành công Rotor tổ máy số 1 Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng

Hạ đặt thành công Rotor tổ máy số 1 Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Ban Quản lý dự án Điện 1 phối hợp với các nhà thầu vừa hạ đặt thành công Rotor tổ máy số 1 dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng.
6 tháng đầu năm 2025: Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng tới 9,2%

6 tháng đầu năm 2025: Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng tới 9,2%

Tính chung 6 tháng đầu năm 2025, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp ước tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2020 đến nay.
Sản phẩm OCOP – từ địa phương hướng tới thương hiệu Việt Nam toàn cầu

Sản phẩm OCOP – từ địa phương hướng tới thương hiệu Việt Nam toàn cầu

Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) đang bước vào giai đoạn phát triển mới với kỳ vọng vượt ra khỏi phạm vi địa phương để định hình như một thương hiệu quốc gia, hội nhập vững chắc vào thị trường quốc tế.
Hà Nội đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực then chốt vào năm 2030

Hà Nội đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực then chốt vào năm 2030

Thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế, Hà Nội đang triển khai lộ trình cụ thể với nhiều mục tiêu tham vọng nhằm phát huy tối đa vai trò của khu vực tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội.