Thứ ba 01/07/2025 07:16
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Sách Trắng 2025: EuroCham chỉ ra "trận chiến phải thắng" để Việt Nam bứt phá thành quốc gia thu nhập cao

Sáng ngày 11/4 tại Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đã chính thức công bố Sách Trắng 2025 – tài liệu định hướng các “trận chiến phải thắng” nhằm giúp Việt Nam tạo ra bước đột phá về tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu.
Sách trắng Thương mại điện tử 2022 - thông tin hữu ích cho doanh nghiệp

Sách Trắng năm nay mang chủ đề “Cải cách thủ tục hành chính và chuyển đổi kép: Hiện thực hóa nền kinh tế xanh và bền vững”, tiếp tục đóng vai trò là cầu nối quan trọng giữa cộng đồng doanh nghiệp châu Âu và Chính phủ Việt Nam. Chủ đề phản ánh tầm nhìn chung về một Việt Nam đổi mới, linh hoạt, sẵn sàng thích ứng với những biến động toàn cầu để hướng tới một nền kinh tế phát triển bền vững.

Phát biểu tại sự kiện, ông Bruno Jaspaert – Chủ tịch EuroCham Việt Nam – nhấn mạnh: Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, Việt Nam đang nỗ lực bước vào kỷ nguyên phát triển mới, với mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045. Theo ông, để đạt được mục tiêu này, Việt Nam đang chú trọng đổi mới sáng tạo, đầu tư vào giáo dục, phát triển hạ tầng chiến lược và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Ông Jaspaert cho rằng, Việt Nam đang ở vào thời điểm quyết định, cần những chiến lược táo bạo và dài hạn để vượt qua các biến động toàn cầu, từ đó củng cố vị thế là trung tâm đầu tư năng động và hấp dẫn. Ông cũng chỉ ra rằng, Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế đặc biệt như vị trí địa chiến lược, trữ lượng đất hiếm lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, lực lượng lao động dồi dào và một Chính phủ chủ động đồng hành cùng doanh nghiệp. Vì vậy, cải cách hành chính và tinh gọn bộ máy nhà nước sẽ là chìa khóa để mở rộng dư địa tăng trưởng trong giai đoạn tới.

“Bảy năm tới sẽ là giai đoạn bản lề để Việt Nam tăng tốc phát triển hạ tầng và hoàn thiện các cơ chế quản lý nhằm đạt được các mục tiêu tăng trưởng tham vọng”, ông nhận định.

Sách Trắng 2025: EuroCham chỉ ra
Lễ công bố Sách Trắng 2025 với chủ đề "Cải cách thủ tục hành chính và chuyển đổi kép: Hiện thực hóa nền kinh tế xanh và bền vững" - Ảnh: EuroCham

Cũng tại sự kiện, Đại sứ Liên minh châu Âu tại Việt Nam, ông Julien Guerrier, đánh giá cao những nỗ lực cải cách hành chính của Việt Nam, coi đây là minh chứng cho cam kết xây dựng một nền hành chính hiện đại, hiệu quả và linh hoạt. Năm 2025 mang ý nghĩa đặc biệt trong quan hệ song phương khi đánh dấu 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 5 năm thực thi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Theo ông Guerrier, đây là cơ hội vàng để làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác toàn diện giữa hai bên.

Ông cũng khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc trở thành quốc gia phát triển vào năm 2045 và đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển bền vững của EU. Trong năm nay, quan hệ Việt Nam – EU sẽ tiếp tục mở rộng trong các lĩnh vực trọng yếu như chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi số, giao thông thông minh, giáo dục và các ngành công nghiệp mới nổi như vật liệu chiến lược và bán dẫn.

Ấn phẩm Sách Trắng 2025 gồm 228 trang, tổng hợp các kiến nghị thực tiễn nhằm cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm: chuyển đổi số, quyền sở hữu trí tuệ, xây dựng, bất động sản, sáp nhập và mua lại, hợp tác công – tư, thuế, định giá chuyển nhượng. Ngoài ra, Sách Trắng cũng đưa ra nhiều giải pháp về năng lượng tái tạo, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, hạ tầng – hậu cần, đào tạo nhân lực, y tế, giấy phép lao động cho người nước ngoài và các sản phẩm tài chính phục vụ chiến lược xuất khẩu.

Trước đó, Báo cáo Chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) quý IV/2024 của EuroCham cho thấy chỉ số BCI đạt 61,8 điểm – mức cao nhất kể từ đầu năm 2022. Đây không chỉ là tín hiệu tích cực về sự phục hồi mà còn thể hiện rõ niềm tin của doanh nghiệp châu Âu vào môi trường đầu tư tại Việt Nam. Đáng chú ý, 3 trong số 4 doanh nghiệp được khảo sát cho biết sẽ giới thiệu Việt Nam như một điểm đến đầu tư hấp dẫn, với hơn 70% lên kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh.

Tin bài khác
Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Năng lượng tái tạo, với hai trụ cột là điện mặt trời và điện gió đang là xu hướng toàn cầu không thể đảo ngược. Tại Việt Nam, đây không chỉ là giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính, mà còn là động lực thúc đẩy một nền kinh tế xanh, sạch và bền vững.
Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Dù hầu hết hàng hóa xuất khẩu sang thị trường ASEAN đều được hưởng ưu đãi với mức thuế quan 0%, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn gặp khó khi xuất khẩu nông sản, thủy sản và hàng tiêu dùng do vướng rào cản phi thuế quan.
Chính thức luật hóa cơ chế sandbox để thử nghiệm mô hình, công nghệ và chính sách mới

Chính thức luật hóa cơ chế sandbox để thử nghiệm mô hình, công nghệ và chính sách mới

Sáng nay, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST), đánh dấu một bước chuyển thể chế quan trọng nhằm thúc đẩy sáng tạo, ứng dụng công nghệ và tăng cường bảo hộ kết quả nghiên cứu. Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10/2025.
“Chốt” thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

“Chốt” thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

Với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam, đặt tại hai thành phố trọng điểm là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng.
Gỡ "nút thắt" về rào cản phi thuế quan tạo lực đẩy cho doanh nghiệp ASEAN vươn xa

Gỡ "nút thắt" về rào cản phi thuế quan tạo lực đẩy cho doanh nghiệp ASEAN vươn xa

Gỡ rào cản phi thuế quan được đánh giá là giúp giảm chi phí giao dịch, thu hút đầu tư, tăng trưởng bền vững và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Xu hướng tiêu dùng mới thị trường Halal: Doanh nghiệp làm gì để thích nghi?

Xu hướng tiêu dùng mới thị trường Halal: Doanh nghiệp làm gì để thích nghi?

Mức chi tiêu và nhu cầu sử dụng các sản phẩm Halal có xu hướng ngày càng tăng, thúc đẩy tăng quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu dự kiến đạt 3.200 tỷ USD năm 2025, với tốc độ tăng trưởng thị trường bình quân hàng năm đạt 6,2%, nhưng tại sao doanh nghiệp Việt khó tiếp cận?
Định hướng ứng phó cho doanh nghiệp Việt trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

Định hướng ứng phó cho doanh nghiệp Việt trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

Trước sức ép từ chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt đang triển khai ba nhóm giải pháp chủ đạo nhằm giảm thiểu rủi ro và duy trì khả năng cạnh tranh dài hạn: giảm phụ thuộc thương mại, nâng cao hiệu quả hoạt động và tái định vị chiến lược thị trường.
Bộ Tài chính lên tiếng sau lùm xùm loại Sơn Hải khỏi dự án cao tốc

Bộ Tài chính lên tiếng sau lùm xùm loại Sơn Hải khỏi dự án cao tốc

Bộ Tài chính chỉ ra những bất thường trong vụ Tập đoàn Sơn Hải bị loại khỏi cao tốc TP.HCM - Chơn Thành. Nghi vấn minh bạch, hiệu quả trong đấu thầu lớn.
Trái phiếu xanh: Cơ hội vàng để Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero

Trái phiếu xanh: Cơ hội vàng để Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero

Thị trường trái phiếu xanh Việt Nam đang mở rộng mạnh mẽ, hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 với nhiều thương vụ phát hành thành công và cơ hội đầu tư hấp dẫn.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Mục tiêu trong “kỷ nguyên vươn mình”

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Mục tiêu trong “kỷ nguyên vươn mình”

Sáng ngày 26/6/2025, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn “Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Thành quả và mục tiêu trong kỷ nguyên vươn mình”. Đây là sự kiện nhằm phổ biến thông tin về Luật Sử dụng Năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vừa được thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XIV.
Thứ trưởng Bộ Công Thương cảnh báo “ve sầu thoát xác” trên sàn thương mại điện tử

Thứ trưởng Bộ Công Thương cảnh báo “ve sầu thoát xác” trên sàn thương mại điện tử

Trong bối cảnh thương mại điện tử đang phát triển bùng nổ cả về quy mô giao dịch lẫn tốc độ lan tỏa, cơ quan quản lý nhà nước bắt đầu đối diện với một nguy cơ mới – hiện tượng “ve sầu thoát xác”: các gian thương sau khi bị phát hiện và xử lý vi phạm đã nhanh chóng quay trở lại thị trường dưới danh nghĩa mới, tiếp tục hành vi sai trái.
Quốc hội thông qua Luật sửa 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, phân quyền, giảm thủ tục đầu tư

Quốc hội thông qua Luật sửa 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, phân quyền, giảm thủ tục đầu tư

Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi 8 luật lớn, mở rộng phân quyền, đơn giản hóa thủ tục, linh hoạt cơ chế PPP. Kỳ vọng lớn cho kinh tế bứt phá.
UBND cấp tỉnh được duyệt chủ trương sân bay, Nhà nước linh hoạt cùng PPP

UBND cấp tỉnh được duyệt chủ trương sân bay, Nhà nước linh hoạt cùng PPP

Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật liên quan đến lĩnh vực tài chính – đầu tư, đáng chú ý là việc trao quyền cho UBND cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư với nhiều nhóm dự án quy mô lớn, trong đó có cả sân bay.
Quốc hội tăng phân cấp, phân quyền cho Chính phủ, địa phương

Quốc hội tăng phân cấp, phân quyền cho Chính phủ, địa phương

Quốc hội thông qua Luật Ngân sách sửa đổi, tăng phân cấp cho Chính phủ, địa phương. Đây là bước đột phá nhằm chủ động điều hành, thúc đẩy phát triển và chống lãng phí.
Bộ Y tế chỉ đạo chấn chỉnh hoạt động đấu thầu thuốc cổ truyền, dược liệu

Bộ Y tế chỉ đạo chấn chỉnh hoạt động đấu thầu thuốc cổ truyền, dược liệu

Trước những dấu hiệu vi phạm trong hoạt động đấu thầu và kiểm soát chất lượng thuốc cổ truyền, dược liệu, Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo toàn ngành y tế tăng cường giám sát, chấn chỉnh công tác này.