Thứ ba 29/04/2025 18:53
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Hàn Quốc và Việt Nam “bắt tay lớn”: Đưa kim ngạch lên 150 tỷ USD, đầu tư mạnh năng lượng sạch

14/04/2025 20:03
Ngày 14/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cùng Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc – ông Ahn Dukgeun đã đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 14 Ủy ban hỗn hợp về hợp tác thương mại, công nghiệp và năng lượng Việt Nam - Hàn Quốc và Kỳ họp lần thứ 8 Ủy ban hỗn hợp thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc.

Tại kỳ họp, hai Bộ trưởng bày tỏ hài lòng về kết quả triển khai các thỏa thuận giữa hai Bộ tại Kỳ họp Ủy ban hỗn hợp lần thứ 13 và vui mừng trước những bước phát triển tích cực trong quan hệ hợp tác thương mại, công nghiệp và năng lượng Việt Nam – Hàn Quốc. Kim ngạch thương mại song phương năm 2024 đạt khoảng 81,5 tỷ USD, tăng 7,3% so với năm 2023.

Nhận định thương mại quốc tế nói chung, Việt Nam và Hàn Quốc nói riêng đang chịu tác động mạnh do chủ nghĩa bảo hộ và căng thẳng thương mại, hai Bộ trưởng khẳng định việc tăng cường hợp tác về thương mại Việt Nam – Hàn Quốc là hết sức quan trọng để góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp 2 nước.

Trên tinh thần đó, trong hợp tác thương mại, hai Bộ trưởng ghi nhận những kết quả tích cực sau 2 năm triển khai các Nhóm công tác “Korea Plus tại Việt Nam” và “Viet Nam Plus tại Hàn Quốc”, đồng thời nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác thông qua các nhóm công tác này để cùng nghiên cứu, đề xuất các dự án hợp tác và giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp hai nước trong thời gian tới. Hai Bên cũng nhất trí: Tiếp tục phối hợp chặt chẽ, thực hiện hiệu quả các hoạt động, nhiệm vụ theo Kế hoạch hành động đã thống nhất, hướng tới mục tiêu kim ngạch song phương 150 tỷ USD theo hướng cân bằng hơn vào năm 2030; Đẩy mạnh hợp tác hơn nữa trong một số lĩnh vực như đối thoại về phân phối và logistics; Tổ chức các hội thảo giao thương, trao đổi các đoàn xúc tiến thương mại tham dự Hội chợ, Triển lãm lớn tại mỗi nước; Giải quyết vướng mắc, tạo điều kiện cho doanh nghiệp dệt Hàn Quốc đầu tư, mở rộng sản xuất tại Việt Nam; Hợp tác chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau trong các khuôn khổ đa phương, tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (ASEAN-Hàn Quốc, RCEP…) và các khuôn khổ kinh tế khác (APEC, IPEF…).

Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Ahn Duk Geun cũng đã đồng chủ trì họp Ủy ban hỗn hợp thực thi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc
Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Ahn Duk Geun cũng đã đồng chủ trì họp Ủy ban hỗn hợp thực thi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc

Trong lĩnh vực công nghiệp, hai Bộ trưởng nhất trí giao cấp kỹ thuật hai Bên phối hợp chặt chẽ, triển khai hiệu quả dự án Trung tâm hợp tác công nghệ chuỗi cung ứng khoáng sản thiết yếu Việt Nam - Hàn Quốc trên cơ sở Biên bản ghi nhớ được hai Bên ký kết vào tháng 6 năm 2023. Hai Bên cũng đã thảo luận, thống nhất các hoạt động thúc đẩy: Hợp tác trong lĩnh vực nguyên vật liệu, linh kiện trung và dài hạn thông qua vận hành Trung tâm tư vấn công nghệ và giải pháp Việt Nam giai đoạn 2 (VITASK 2); Hợp tác đào tạo nguồn nhân lực nói chung cũng như nhân lực ngành đóng tàu cho Việt Nam để kết nối các cơ hội nghề nghiệp trong bối cảnh Hàn Quốc đang thiếu hụt lao động trong ngành này; Tăng cường kết nối đầu tư và hợp tác, giải quyết các vướng mắc trong các ngành ô tô, thuốc lá, công nghiệp máy, v.v… Hàn Quốc cũng nhất trí tiếp tục hỗ trợ Việt Nam xây dựng Luật Phát triển công nghiệp.

Trong lĩnh vực năng lượng, các nội dung hợp tác trong các lĩnh vực điện lực, dầu khí, năng lượng sạch, điện hạt nhân… cũng được hai Bộ trưởng thảo luận và thống nhất tại Kỳ họp. Phía Việt Nam hoan nghênh sự tham gia, mở rộng đầu tư của các công ty Hàn Quốc vào các dự án LNG, các dự án dầu khí trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả đầu tư và hài hòa lợi ích, tuân thủ quy định của pháp luật và bình đẳng với các nhà đầu tư khác. Phía Việt Nam đánh giá cao tiến độ thử nghiệm công nghệ đồng đốt amoniac tại Hàn Quốc và đề nghị phía Hàn Quốc phối hợp chặt chẽ với đối tác Việt Nam để nghiên cứu và triển khai công nghệ này tại Việt Nam.

Tại Kỳ họp lần thứ 8 của Ủy ban hỗn hợp thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc, hai đồng Chủ trì hoan nghênh việc Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc được triển khai thuận lợi, hiệu quả trong 10 năm qua. Đánh dấu sự phát triển đáng kể và ổn định của thương mại hàng hóa hai chiều bất chấp những bất ổn của kinh tế thế giới, hai Bên tái khẳng định tầm quan trọng của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc đối với việc mở rộng thương mại và đầu tư, góp phần hoàn thành mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 150 tỷ USD vào năm 2030.

Hai Bộ trưởng đã trao đổi và nhất trí về phương hướng triển khai các nội dung hợp tác trong các lĩnh vực như hải quan và xuất xứ hàng hóa, các biện pháp phòng vệ thương mại, các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm định động thực vật, các rào cản kỹ thuật đối với thương mại, v.v... nhằm tháo gỡ các khó khăn, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc thực thi và tận dụng tối đa những lợi ích mà Hiệp định VKFTA mang lại.

Các văn kiện ký kết bao gồm: Biên bản Kỳ họp lần thứ 14 Ủy ban hỗn hợp về Hợp tác Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Việt Nam - Hàn Quốc; Tuyên bố chung của Kỳ họp lần thứ 8 Ủy ban hỗn hợp Thực thi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc
Các văn kiện ký kết bao gồm: Biên bản Kỳ họp lần thứ 14 Ủy ban hỗn hợp về Hợp tác Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Việt Nam - Hàn Quốc; Tuyên bố chung của Kỳ họp lần thứ 8 Ủy ban hỗn hợp Thực thi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc

Kết thúc hai kỳ họp, hai Bộ trưởng đã cùng ký kết 3 văn kiện bao gồm: Biên bản kỳ họp lần thứ 14 Ủy ban hỗn hợp về hợp tác thương mại, công nghiệp và năng lượng Việt Nam - Hàn Quốc; Tuyên bố chung của Kỳ họp lần thứ 8 Ủy ban thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc; Kế hoạch hành động thực hiện mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 150 tỷ USD theo hướng cân bằng hơn.

Ngoài ra, hai Bộ trưởng cũng đã chứng kiến lễ ký và trao 2 văn kiện: Biên bản ghi nhớ về điện hạt nhân giữa Cục Điện lực, Bộ Công Thương Việt Nam và Cục Chính sách công nghiệp hạt nhân, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc; Biên bản ghi nhớ giữa Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) và Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc (KEPCO).

Tin bài khác
Thủ tướng Chính phủ: Hoàn thành Nghị định kiểm soát chiến lược thương mại trước 5/5

Thủ tướng Chính phủ: Hoàn thành Nghị định kiểm soát chiến lược thương mại trước 5/5

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu cấp bách về việc hoàn thiện Nghị định kiểm soát chiến lược thương mại – một văn bản quan trọng định hình khuôn khổ pháp lý cho đàm phán thương mại với phía Hoa Kỳ.
Đề xuất để doanh nghiệp tự công bố giá xăng dầu

Đề xuất để doanh nghiệp tự công bố giá xăng dầu

Với đề xuất về công bố giá xăng dầu, Bộ Công Thương kỳ vọng sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh xăng dầu minh bạch và linh hoạt hơn, đồng thời đảm bảo giá cả phù hợp với tình hình thực tế của thị trường.
Sẽ xây khu thương mại tự do tại địa phương trọng điểm kinh tế

Sẽ xây khu thương mại tự do tại địa phương trọng điểm kinh tế

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, việc phát triển khu thương mại tự do và cảng miễn thuế nhằm tối ưu hóa quá trình phân phối hàng hóa trên nền tảng số, đóng vai trò quan trọng trong nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Cơ chế đặc thù – Bệ phóng cho công nghiệp đường sắt Việt Nam

Cơ chế đặc thù – Bệ phóng cho công nghiệp đường sắt Việt Nam

Để phát triển công nghiệp đường sắt, cần cơ chế đặc thù, chính sách ưu đãi, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực, nhằm làm chủ công nghệ và nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
Chính phủ đề xuất bán tang vật vi phạm để tránh lãng phí

Chính phủ đề xuất bán tang vật vi phạm để tránh lãng phí

Chính phủ đề xuất bán nhanh tang vật vi phạm hành chính để hạn chế thất thoát, giảm tải kho lưu trữ, bảo vệ tài sản Nhà nước.
Xuất khẩu quý I: Tăng trưởng ấn tượng nhưng thách thức phía trước không nhỏ

Xuất khẩu quý I: Tăng trưởng ấn tượng nhưng thách thức phía trước không nhỏ

Bước sang năm 2025, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục ghi nhận những dấu hiệu tích cực, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu - một trong những trụ cột quan trọng đóng góp cho tăng trưởng GDP.
Hướng đi nào cho sàn thương mại điện tử nội địa trước áp lực cạnh tranh xuyên biên giới ?

Hướng đi nào cho sàn thương mại điện tử nội địa trước áp lực cạnh tranh xuyên biên giới ?

Trước áp lực từ Shopee, TikTok Shop, doanh nghiệp thương mại điện tử nội địa được cho là phải 'gộp lực' trong các mảng logistics, công nghệ mới có thể trụ vững.
Thảo luận chủ trương hỗ trợ 5.000 tỷ đồng tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã

Thảo luận chủ trương hỗ trợ 5.000 tỷ đồng tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc hỗ trợ 5.000 tỷ đồng từ ngân sách để tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã, nhằm đảm bảo an toàn vốn và nâng cao năng lực hoạt động.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo các dự án đường sắt

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo các dự án đường sắt

Sáng 26/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo các dự án đường sắt, nhấn mạnh yêu cầu "thần tốc, thần tốc hơn nữa" để đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm quốc gia.​
Đề xuất miễn, giảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp công nghệ số, nông nghiệp

Đề xuất miễn, giảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp công nghệ số, nông nghiệp

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 26/4 đã cho ý kiến về đề xuất miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo Luật Đất đai 2024. Chính phủ đề xuất 12 chính sách nhằm thúc đẩy đầu tư vào công nghệ số, nông nghiệp và các lĩnh vực ưu tiên, đồng thời xin ý kiến giảm 30% tiền thuê đất năm 2025 để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Giải pháp phát triển thị trường trong nước: Nâng sức chống chịu kinh tế

Giải pháp phát triển thị trường trong nước: Nâng sức chống chịu kinh tế

Trước thách thức từ biến động toàn cầu, tọa đàm "Giải pháp củng cố và phát triển thị trường trong nước" nhấn mạnh vai trò quan trọng của thị trường nội địa trong việc duy trì tăng trưởng và ổn định kinh tế.
Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẵn sàng khởi công trước 2027

Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẵn sàng khởi công trước 2027

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức lập, trình Thủ tướng quyết định phê duyệt Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, tổ chức triển khai, dự kiến khởi công xây dựng trước ngày 31/12/2026.
Bộ trưởng Tài chính: Sẽ thu hồi triệt để các dự án treo trong năm 2025

Bộ trưởng Tài chính: Sẽ thu hồi triệt để các dự án treo trong năm 2025

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, một trong những trọng tâm năm 2025 là thu hồi triệt để các dự án treo và đẩy nhanh việc thu hồi tài sản, đất đai Nhà nước bị thất thoát.
Tăng thuế thuốc lá là một chính sách đa mục tiêu

Tăng thuế thuốc lá là một chính sách đa mục tiêu

"Tăng thuế thuốc lá là một chính sách đa mục tiêu – vừa nâng cao sức khỏe cộng đồng, vừa tạo thêm nguồn lực để đầu tư cho giáo dục, xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững."- theo ông Phạm Văn Long, Giám đốc VESS.
Chính phủ cho ý kiến về 5 dự án Luật quan trọng

Chính phủ cho ý kiến về 5 dự án Luật quan trọng

Ngày 23/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 108/NQ-CP sau phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4 (phiên thứ 2), thảo luận và cho ý kiến về 5 dự án Luật quan trọng.