Thứ bảy 05/07/2025 22:23
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Cách ly xã hội, ô nhiễm không khí toàn thế giới giảm mạnh

12/10/2020 00:00
Chính sách giãn cách xã hội nhằm đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 được thực hiện tại hầu hết các quốc gia đã hạn chế ô nhiễm, giúp chất lượng không khí cải thiện đáng kể.

Lượng hóa chất độc hại thải ra từ xe cộ và các hoạt động công nghiệp giảm mạnh trên toàn cầu đã gúp chất lượng không khí cải thiện rõ rệt /// Ảnh: H.Mai

Lượng hóa chất độc hại thải ra từ xe cộ và các hoạt động công nghiệp giảm mạnh trên toàn cầu đã gúp chất lượng không khí cải thiện rõ rệt

Một loạt thành phố thoát ô nhiễm

Theo dữ liệu vệ tinh mới được Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) công bố, trong thời gian 14 - 25.3, mức độ ô nhiễm không khí từ NO2 tại 3 thành phố châu Âu ở Pháp, Tây Ban Nha, Ý đã giảm khoảng 40%. Đây cũng chính là thời điểm các khu vực này bắt đầu tiến hành phong tỏa, thực hiện giãn cách xã hội trên diện rộng để hạn chế sự lây lan của virus corona chủng mới gây đại dịch Covid-19.

Tại thủ đô Paris của Pháp, chỉ vài ngày sau lệnh giới nghiêm, chất lượng không khí của thành phố này đã đạt điểm tốt nhất từ đầu năm 2020 cho đến nay. Airparif (cơ quan theo dõi chất lượng không khí trong thành phố) cho thấy điểm số giảm từ 68, được coi là cao nhất ở mức trung bình, xuống còn 27 - một điểm rất thấp chỉ trong một ngày. Chỉ sau hai ngày giới nghiêm, Airparif nhận thấy không khí cải thiện 20% - 30%, với lượng khí thải NO giảm hơn 60%.

Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, mức ô nhiễm không khí ở nhiều quốc gia đã được cải thiện, đồng thời lỗ hổng tầng ozone ở Nam cực đang liền lại. Nguyên nhân là do lượng hóa chất độc hại thải ra từ xe cộ và các hoạt động công nghiệp giảm mạnh trên toàn cầu dưới tác động của lệnh phong tỏa chống Covid-19, trong đó có Trung Quốc.

Ngay tại Trung Quốc, bộ phận quan sát Trái đất của NASA mới đây công bố bản đồ khí tượng học cho thấy một sự cải thiện đáng kể về ô nhiễm không khí ở khu vực Vũ Hán. Sự bùng nổ của virus dịp đầu năm đã khiến chính quyền Trung Quốc đóng cửa toàn bộ các khu kinh tế, nhà máy và chặn mọi ngả đường vào thành phố Vũ Hán nhằm giảm thiểu lây lan dịch bệnh kể từ ngày 23.1. Kết quả là tấm ảnh về bản đồ khí thải NO2 của NASA ở khu vực này năm nay cho thấy sự ô nhiễm ở mức độ nhẹ, biểu thị bằng màu xanh dương chứ không còn màu vàng hay đỏ như trước ở trên bản đồ.

Bảng xếp hạng chất lượng không khí toàn cầu trên AirVisual cũng chỉ ra rằng: Chỉ vài ngày sau khi Chính phủ các quốc gia áp dụng chính sách cách ly xã hội, không còn quốc gia nào ghi nhận chỉ số chất lượng không khí (chỉ số AQI) ở mức màu nâu hay màu tím - nguy hại cho sức khỏe con người. Chỉ còn 3 thành phố ghi nhận chỉ số AQI ở mức màu đỏ - chất lượng không khí kém là Bắc Kinh - Trung Quốc, Chiang Mai - Thái Lan (đồng chỉ số AQI = 169) và Dhaka - Bangladesh (AQI = 153) (số liệu ghi nhận ngày 31.3).

Thời điểm này tại Việt Nam, "lệnh" cách ly xã hội đã trải qua 2 tuần, tai thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội và TP.HCM cũng thoát cả ô nhiễm không khí. Chỉ số AQI ở TP.HCM thường xuyên ở mức màu vàng - mức vừa phải. Trên bản đồ chất lượng không khí toàn thành phố, màu vàng phủ khắp các điểm đo, xen kẽ nhiều khu vực hiển thị màu xanh - chất lượng không khí tốt.

Đáng chú ý, từ cái tên liên tục dẫn đầu danh sách những thành phố ô nhiễm nhất hành tinh, Thủ đô Hà Nội đã có "pha lội ngược dòng" ấn tượng khi ghi nhận chỉ số AQI trung bình ngày cuối tháng 3 là 47 - tốt cho sức khỏe con người. Trước đó khoảng 1 tháng, nồng độ bụi mịn PM2.5 đo được tại Hà Nội tăng vọt lên 104,3 µg/m3, vượt hơn 10 lần khuyến cáo 10,0 µg/m3 theo WHO và vượt gấp 5 lần mức quy chuẩn cho phép của Chính phủ Việt Nam. Thế nhưng tại thời điểm người dân hạn chế tối đa ra khỏi nhà, con số này đã giảm gần 10 lần, trở về mức 11,5 µg/m3, tiệm cận quy chuẩn cho phép của WHO.

Cách ly xã hội, ô nhiễm không khí toàn thế giới giảm mạnh - ảnh 1

Thủ đô Hà Nội của Việt Nam là thành phố ô nhiễm bụi mịn nhất thế giới, theo báo cáo chất lượng không khí toàn cầu 2019 do Tổ chức IQAir công bố ngày 25.2.

Xe chạy, ô nhiễm lại rục rịch tăng

Khoảng 1 tuần qua, mặc dù chất lượng không khí trên toàn cầu vẫn đang giữ ở mức cải thiện mạnh, nhưng tại một số thành phố, việc người dân bắt đầu rậm rịch trở lại hoạt động bình thường sau những tín hiệu khả quan về kiểm soát dịch bệnh đã đẩy chỉ số ô nhiễm không khí nhích lên.

Danh sách những thành phố có chất lượng không khí ở mức xấu - màu đỏ - trên trang Air Visual từ 3 thành phố nay đã ghi nhận thêm sự góp mặt của 8 thành phố. Trong đó, có sự quay trở lại của 5 thành phố tại Trung Quốc, sau khi quốc gia này có những chính sách dần nới lỏng phong tỏa tại một số ổ dịch.

Đáng chú ý, sau hơn 1 tháng thoát khỏi top 10 quốc gia ô nhiễm nhất toàn cầu, Thủ đô Hà Nội của Việt Nam đã quay trở lại vị trí thứ 6 với chỉ số AQI đo được trưa 15.4 là 161, mức màu đỏ, có hại cho sức khỏe con người. Một số quận, huyện ngoại thành như huyện Yên Mỹ, Ân Thi... AQI lên tới 177. Nồng độ bụi mịn PM2.5 từ mức 11,5 µg/m3 những ngày cuối tháng 3 đã tăng lên 74 µg/m3, vượt hơn 7 lần khuyến cáo của WHO. Hà Nội đã vượt qua Thượng Hải (Trung Quốc) về mức độ ô nhiễm khi AQI của thành phố này chỉ đạt 159.

Tại TP.HCM vài ngày qua đã ghi nhận hiện tượng xe cộ rậm rịch lưu thông đông đúc trở lại, đặc biệt vào khung giờ tan tầm. ĐIều này cũng tỉ lệ thuận với mức ô nhiễm. Sáng 15.4, Air Visual hiển thị mức AQI trung bình tại thành phố mang tên Bác bằng 158, mức màu đỏ. Tới giữa trưa, khi mặt trời bắt đầu lên cao, thời tiết nắng nóng, ngoài đường vắng bóng xe cộ, AQI đã giảm xuống mức màu vàng, đạt 99. Nồng độ bụi mịn đo PM2.5 đo được là 35,2 µg/m3.

Theo kết quả khảo sát, đo đạc các nguồn phát thải do Trung tâm Nghiên cứu ô nhiễm không khí thực hiện, ô nhiễm không khí tại TP.HCM đến từ 3 nguồn chính: nguồn giao thông chiếm khoảng 50%, nguồn diện (hoạt động từ các hộ gia đình, nhà hàng, quán ăn, nông nghiệp, công trình xây dựng...) chiếm khoảng 30%, còn lại là nguồn điểm (hoạt động công nghiệp, bệnh viện, khách sạn). Trong đó, nguồn giao thông, xe máy được coi là "thủ phạm" chính gây ô nhiễm môi trường không khí. Tỷ lệ này được nhận định có thể áp dụng tương ứng với Thủ đô Hà Nội và hầu hết các thành phố lớn trên thế giới.

Hà Mai

Tin bài khác
6 tháng đầu năm 2025: Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng tới 9,2%

6 tháng đầu năm 2025: Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng tới 9,2%

Tính chung 6 tháng đầu năm 2025, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp ước tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2020 đến nay.
Sản phẩm OCOP – từ địa phương hướng tới thương hiệu Việt Nam toàn cầu

Sản phẩm OCOP – từ địa phương hướng tới thương hiệu Việt Nam toàn cầu

Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) đang bước vào giai đoạn phát triển mới với kỳ vọng vượt ra khỏi phạm vi địa phương để định hình như một thương hiệu quốc gia, hội nhập vững chắc vào thị trường quốc tế.
Thành phố Đà Nẵng mới với nhiều tiềm năng, dư địa để phát triển

Thành phố Đà Nẵng mới với nhiều tiềm năng, dư địa để phát triển

Thành phố Đà Nẵng mới sở hữu 2 sân bay quốc tế, 2 cảng biển loại và hệ thống giao thông khá đồng bộ, kết nối liên hoàn theo trục Bắc - Nam và Đông - Tây. Tất cả sẽ tạo nền tảng vững chắc để Đà Nẵng phát triển trong giai đoạn tới.
Hà Nội đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực then chốt vào năm 2030

Hà Nội đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực then chốt vào năm 2030

Thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế, Hà Nội đang triển khai lộ trình cụ thể với nhiều mục tiêu tham vọng nhằm phát huy tối đa vai trò của khu vực tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội.
Du lịch hồi sinh hàng không Việt bứt tốc vươn tầm quốc tế

Du lịch hồi sinh hàng không Việt bứt tốc vươn tầm quốc tế

Đà phục hồi du lịch bùng nổ đang là bệ phóng cho hàng không Việt. Các hãng bay tăng cường đội tàu, mở rộng mạng lưới, khẳng định vị thế trên bản đồ khu vực.
TP. Hồ Chí Minh: Giải ngân đầu tư công đạt gần 40%, GRDP tăng hơn 6,5%

TP. Hồ Chí Minh: Giải ngân đầu tư công đạt gần 40%, GRDP tăng hơn 6,5%

Trong 6 tháng đầu năm, GRDP của TP. Hồ Chí Minh cũ tăng 7,82%; nếu tính chung sau sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, mức tăng trưởng đạt 6,56%.
Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi (mới) sẽ có nhiều lợi thế để phát triển

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi (mới) sẽ có nhiều lợi thế để phát triển

Sau khi hợp nhất với tỉnh Kon Tum thành tỉnh Quảng Ngãi (mới) sở hữu vị trí địa chiến lược quan trọng, kết nối Đông - Tây, Bắc – Nam, sự kết hợp độc đáo giữa kinh tế biển với kinh tế rừng và nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để kết nối thông suốt từ vùng núi đến vùng biển sẽ mở ra không gian rộng lớn và nhiều lợi thế để phát triển.
Vốn FDI “gấp đôi” đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025

Vốn FDI “gấp đôi” đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy bất ốn, vốn FDI đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt 3,677 tỷ USD, tăng gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Tăng trưởng ngược chiều thế giới

Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Tăng trưởng ngược chiều thế giới

Chiều 3/7, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2025 với nhiều điểm sáng đáng chú ý, trong bối cảnh thế giới tiếp tục đối mặt với suy giảm tăng trưởng và bất định địa chính trị.
Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn nói gì về

Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn nói gì về 'deal' thuế quan đối ứng Mỹ - Việt?

Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn cho rằng, việc thỏa thuận được mức thuế đối ứng hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ là 20% là một thành công và kể cả mức 40% cho hàng transshipping cũng rất tích cực.
Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính vừa công bố hướng dẫn xử lý tài chính và tài sản công sau khi sắp xếp theo mô hình hai cấp, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, tránh lãng phí.
Kỳ vọng kết quả cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Kỳ vọng kết quả cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Tối 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump để trao đổi về quan hệ song phương và đàm phán thương mại, trong đó có nội dung trọng tâm liên quan đến thuế đối ứng giữa hai nước.
Cải cách chính sách PPP trong khoa học – công nghệ: Nhà nước hỗ trợ 70% vốn, chỉ định nhà đầu tư công nghệ

Cải cách chính sách PPP trong khoa học – công nghệ: Nhà nước hỗ trợ 70% vốn, chỉ định nhà đầu tư công nghệ

Điểm nổi bật của Luật PPP sửa đổi và Nghị định ban hành ngày 1/7/2025 mở đường cho đầu tư vào khoa học – công nghệ và chuyển đổi số là phân cấp mạnh, ưu đãi lớn, chỉ định nhà đầu tư có công nghệ chiến lược.
Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Từ năm 2026, hộ kinh doanh sẽ bị phân loại theo 4 mức doanh thu, thay thế thuế khoán nhằm tạo sự minh bạch và bình đẳng giữa hộ kinh doanh, doanh nghiệp và người lao động.
Bộ Công Thương kiến nghị hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2025–2030

Bộ Công Thương kiến nghị hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2025–2030

Ngày 30/6/2025, Bộ Công Thương đã ban hành văn bản số 4756/BCT-PC nhằm phối hợp cung cấp thông tin tổng kết Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021–2025. Văn bản là phản hồi Công văn số 2965/BTP-PB&TG ngày 28/5/2025 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.