![]() |
Các nhà xuất khẩu Trung Quốc rút khỏi Mỹ khi thuế quan “bào mòn” lợi nhuận. |
Ngày càng có nhiều nhà xuất khẩu Trung Quốc, những người đã trải qua cuộc chiến thương mại trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Donald Trump, và đã đầu tư nhiều năm để chiếm lĩnh sức mua của người tiêu dùng Mỹ, giờ đây có thể đang chuẩn bị cho một sự kết thúc tại thị trường này.
Với thuế quan áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc lên tới 145%, các nhà máy sản xuất những mặt hàng như máy pha cà phê và quần yoga đã ngừng vận chuyển hàng hóa tới Mỹ. Đồng thời, các nhà máy này đã phải giảm giờ làm xuống còn ba hoặc bốn ngày mỗi tuần.
Dù ông Donald Trump đã chỉ ra rằng thuế quan sẽ không duy trì ở mức cao như vậy mãi mãi, nhưng một số nhà xuất khẩu lo sợ đang lên kế hoạch rút khỏi thị trường Mỹ vĩnh viễn, và chuyển sang các khu vực khác như Trung Đông để tìm kiếm cơ hội bán hàng.
"Chúng tôi đang cố gắng 'sống sót' trong cơn khủng hoảng hiện tại", bà Wang Xin, người đứng đầu Hiệp hội Thương mại Điện tử Xuyên Biên giới Thâm Quyến, đại diện cho khoảng 3.000 nhà xuất khẩu, cho biết. Các doanh nghiệp đang thực hiện các bước để tạo dòng tiền như bán hàng tồn kho với giá cao hơn, và hủy các hợp đồng thuê kho tại Mỹ.
Một nhà xuất khẩu có trụ sở tại Quảng Châu, chuyên bán đồ lót và quần yoga qua các nền tảng Amazon, Temu và Shein, đã quyết định ngừng vận chuyển bất kỳ sản phẩm nào sang Mỹ từ đầu tháng 4/2025, và tăng giá một số sản phẩm phổ biến của mình lên tới 30% để tạo thêm dòng tiền mặt.
"Chúng tôi đã có một cuộc họp khẩn cấp vào cuối tháng 3 để thảo luận về bước đi tiếp theo. Kết luận là ngừng cố gắng giành lấy thị trường Mỹ", ông Huang Lun, Giám đốc bán hàng của công ty, chia sẻ.
![]() |
Với mức thuế lên tới 145% đối với hàng hóa Trung Quốc, các nhà sản xuất những mặt hàng như điện gia dụng hay may mặc đã ngừng vận chuyển hàng hóa tới Mỹ. |
Tình trạng khó khăn của các nhà xuất khẩu Trung Quốc đồng nghĩa với việc người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải đối mặt với giá cả tăng cao và thiếu hụt hàng hóa quan trọng trong những tháng tới. Tình hình ảm đạm này càng làm gia tăng dự đoán của các nhà kinh tế rằng, Mỹ có thể sẽ rơi vào suy thoái nếu Nhà Trắng không lùi bước trước những mối đe dọa về thuế quan.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng sẽ phải chịu đựng những “nỗi đau” kinh tế đáng kể. Với thị trường lớn nhất đang bị đình trệ, nhiều nhà máy đã giảm công suất sản xuất xuống chỉ còn ba hoặc bốn ngày một tuần, theo bà Wang, trích dẫn một khảo sát ngành gần đây do hiệp hội thực hiện. Với việc phải trả các khoản vay ngân hàng và lương công nhân, sẽ có một làn sóng đóng cửa nhà máy và sa thải công nhân trong những tháng tới.
Jenny Huang, một nhân viên bán hàng tại một nhà sản xuất rèm cửa ở Ningbo, đang cố gắng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh ra ngoài Mỹ, mặc dù 90% khách hàng hiện tại của công ty đều đến từ nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Cô Huang cho biết, công ty sẽ chỉ xem xét xuất khẩu sang Mỹ một lần nữa khi tình hình thuế quan được giải quyết. Cho đến khi đó, công ty đang tìm kiếm cơ hội ở những nơi khác như Đông Nam Á và Trung Đông.
"Khi thuế quan được nâng lên 54%, mọi người đã chịu đựng lợi nhuận rất ‘mỏng manh’ nhưng vẫn quyết định ở lại, và dùng dòng tiền tạo ra từ thị trường Mỹ để khám phá các thị trường mới. Nhưng khi thuế được nâng lên 125% và sau đó là 145%, mọi người đã quyết định từ bỏ, vì nếu bạn kiên trì ở lại Mỹ, bạn sẽ chết nhanh hơn", bà Wang Xin cho biết.
Tỷ phú Richard Branson cảnh báo chính sách thuế "thiếu ổn định" của Mỹ đang đe dọa ngành hàng không và kinh tế toàn cầu, trong bối cảnh Virgin Atlantic mở rộng mạng lưới bay sang châu Á. |
![]() IMF cảnh báo thuế quan đối ứng của Mỹ có thể đẩy nợ công toàn cầu lên mức kỷ lục 117% GDP vào năm 2027 – mức cao nhất kể từ Thế chiến II, nếu các nước không siết chặt kỷ luật tài khóa. |
![]() EU tuyên phạt Apple và Meta tổng cộng 700 triệu euro vì vi phạm Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số, nhưng mức phạt “nhẹ tay” này được cho là nhằm tránh căng thẳng thương mại với Mỹ. |