Bức tranh môi trường kinh doanh tại Việt Nam năm 2021 và dự báo triển vọng tăng trưởng năm 2022

10:08 26/01/2022

Nhìn lại năm 2021, mặc dù dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng nhờ việc đẩy nhanh tiến trình bao phủ vắc xin, linh hoạt điều chỉnh chiến lược chống dịch giúp cân bằng hơn giữa việc đảm bảo sức khỏe người dân và phục hồi; tăng trưởng kinh tế cả năm duy trì đà tăng trưởng dương. Nhân dịp xuân mới Nhâm Dần, Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập gửi tới quý bạn ý kiến của những đại diện Hiệp hội, tổ chức nước ngoài về cái nhìn tổng quan trong năm 2021 đầy biến động và đưa ra kỳ vọng cho năm tới.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa.

 

Ông Simon Pugh - Chủ tịch Phòng Thương mại Australia tại Việt Nam (AusCham)
Ông Simon Pugh - Chủ tịch Phòng Thương mại Australia tại Việt Nam (AusCham).

Ông Simon Pugh - Chủ tịch Phòng Thương mại Australia tại Việt Nam (AusCham)

Tình hình hiện nay về kiểm soát COVID-19 của chính phủ Việt Nam cũng đã có nhiều mặt tốt, đảm bảo được an toàn cho các doanh nghiệp. Hiệp hội của chúng tôi có rất nhiều doanh nghiệp làm trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ du lịch cho đến các nhóm ngành dịch vụ, tài chính, sản xuất,… Tất cả các thành viên của chúng tôi đều cho rằng hoạt động kinh doanh của họ tại Việt Nam thúc đẩy chủ yếu bởi lực lượng lao động dồi dào, làm việc nâng suất, hiệu quả và có trình độ cao, lành nghề. Họ cũng nói rằng các cơ hội kinh doanh tại Việt Nam hỗ trợ chuỗi cung ứng hiệu quả, sự gần gũi về mặt địa lý với các quốc gia ASEAN khác khiến khi họ đầu tư vào Việt Nam có thể mở rộng cơ hội đầu tư của mình sang cả các quốc gia khác cùng khu vực. Chúng tôi cũng thấy được rằng Việt Nam được Chính phủ quản trị rất ổn định, đây cũng là yếu tố thuận lợi cho các nhà đầu tư về Việt Nam. 

Tôi nhấn mạnh một yếu nữa trong hợp tác 2 nước là Chiến lược Tăng cường hợp tác kinh tế Việt Nam - Australia. Chiến lược này đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác giữa Úc và Việt Nam trong năm 2022 tới và đây cũng là một văn kiện mà đã được thúc đẩy cũng như được triển khai thông qua nhiều sáng kiến đầu tư khác nhau và thể hiện cam kết chung của cả hai nước. Chúng ta có rất nhiều cơ hội về một thị phần đang phát triển và 2 quốc gia đều có thể cùng khai phá, đặc biệt là trong mảng năng lượng tái tạo, giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế hậu COVID-19. 

Các sáng kiến thương mại song phương trong năm 2022 cần được thúc đẩy để tăng cường liên kết thương mại đầu tư trong các lĩnh vực then chốt. Đây là những yếu tố mang tính cơ bản trong hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp  Australia tại Việt Nam.

Ngoài ra, các Hiệp định thương mại tự do như CPTPP, RCEP và các thành viên của Hiệp hội chúng tôi cũng như cộng đồng doanh nghiệp của Australia đánh giá rất cao 2 Hiệp định này. Tất cả các Hiệp định thương mại tự do này đều  nhằm mục tiêu là thúc đẩy, tăng cường thương mại giữa các đối tác cũng như tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh .

Lĩnh vực mà Australia hiện rất quan tâm khi đầu tư vào Việt Nam, đó là lĩnh vực về sáng tạo và những lĩnh vực liên quan đến kinh tế số. Điều này hoàn toàn trùng khớp với mong muốn của Việt Nam trong việc nhấn mạnh về chuyển đổi số cho các doanh nghiệp, các ngành và cả nền kinh tế.

Từ góc độ của tôi, Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn thu hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Để Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu đối với các nhà đầu tư Austalia, trong năm 2022 tới tôi có những kiến nghị như sau: Thứ nhất, về phía Chính phủ, tôi nghĩ nên có thêm nhiều chiến dịch marketing về hình ảnh của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư. Cần cho họ thấy rằng Việt Nam là một môi trường đặc biệt an toàn, ổn định, lực lượng lao động lành nghề để họ có thể thực hiện hoạt động kinh doanh  với lực lượng lao động lành nghề. Thứ hai, đơn giản hóa lộ trình đầu tư để khuyến khích hơn nữa đầu tư vào Việt Nam. Thứ ba, cần phải ghi nhận, giải quyết một số thách thức mà cản trở việc thực hiện đầu tưvào Việt Nam. 

Trong năm 2022, chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục các hoạt động xúc đẩy thương mại, tiếp tục hỗ trợ cải thiện môi trường đầu tư cho các nhà đầu tư Australia vào Việt Nam. Chúng tôi cũng sẽ tham gia trực tiếp vào các Hội nghị ở Australia và chúng tôi sẽ chia sẻ với các doanh nghiệp của Australia về cơ hội đầu tư tại Việt Nam cũng như nhấn mạnh cơ hội thành công của họ nếu tham gia vào thị trường Việt Nam. Chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy hoạt động của các nhà đầu tư trong tương lai để tăng cường đầu tư, khai phá tiềm năng đầu tư của Việt Nam nhằm mang lại lợi ích chung cho các bên .

Ông Andrew Jeffries - Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam
Ông Andrew Jeffries - Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam.

Ông Andrew Jeffries - Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam

Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn nên ảnh hưởng của dịch COVID-19 rất nặng nề và rõ rệt, nhưng đến nay, các đối tác thương mại lớn của Việt Nam đang trên đà phục hồi nhanh chóng và từ đó thúc đẩy giao thương mạnh mẽ hơn. Đặc biệt, nhờ vào tỷ lệ tiêm vắc xin COVID-19 tăng cao tạo điều kiện sớm mở cửa nền kinh tế, góp phần tăng trưởng trở lại. Triển vọng phục hồi thương mại toàn cầu trong năm 2021 – năm thứ hai đại dịch khá tích cực và nhanh hơn so với dự báo trước đó. Theo đó, 2022 sẽ là năm quan trọng, đặc biệt khu vực châu Á sẽ chứng kiến sự phục hồi xuất khẩu vượt trội và Việt Nam là quốc gia tiếp tục tận dụng được cơ hội để tăng tốc xuất khẩu. 

Dựa trên phân tích của ADB, lĩnh vực phuc hồi nhanh sẽ là điện tử, hàng hóa liên quan tới phòng chống dịch bệnh như điện tử, vật tư, thiết bị y tế, máy móc thiết bị, đồ gỗ, dệt may, giày dép.... Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã chảy mạnh vào các ngành sản xuất này, cộng với nguồn vốn trong nước, tạo nên khả năng cung ứng lớn mạnh trong chuỗi sản xuất toàn cầu, “tên tuổi” Việt Nam đã được định vị và ngày càng có uy tín cao

Doanh nghiệp Việt Nam hãy nhanh chóng nắm bắt lấy cơ hội này để tận dụng lợi thế của quốc gia sản xuất lớn, đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2022, nâng cao chất lượng hàng hóa để tiến sâu vào nhiều thị trường lớn, Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam nhấn mạnh.

Tất nhiên, do đại dịch chưa chấm dứt nên thương mại phải chiu ảnh hưởng bởi chi phí vận tải tăng cao, thiếu hụt container rỗng... sẽ kéo dài đến 2023. Đại dịch cũng đẩy nhanh tái cơ cấu chuỗi cung ứng toàn cầu khi xu hướng tập trung xây dựng lại mạng lưới sản xuất, đa dạng hóa đối tác cung ứng sẽ tiếp tục tiếp diễn trong năm 2022.

Hiện nay mọi kỳ vọng đang được đặt vào năm 2022, dù dòng vốn đầu tư nước ngoài toàn cầu đang phục hồi tốt hơn dự kiến, song niềm tin của nhà đầu tư vào ngành và chuỗi giá trị toàn cầu vẫn còn lung lay.

Tôi đánh giá rằng, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư nước ngoài, bởi Việt Nam là địa bàn quan trọng để thực hiện các hoạt động chế biến, chế tạo cung cấp cho thị trường ASEAN.

Ông Werner Gruber - Trưởng bộ phận hợp tác quốc tế Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ tại Việt Nam (SECO)
Ông Werner Gruber - Trưởng bộ phận hợp tác quốc tế Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ tại Việt Nam (SECO).

Ông Werner Gruber - Trưởng bộ phận hợp tác quốc tế Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ tại Việt Nam (SECO)

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam trong năm qua là kim loại quý, sản phẩm điện tử, dệt may và giày dép, cũng như các sản phẩm thủy sản. Tôi đánh giá Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng để xuất khẩu sang thị trường Thụy Sĩ. Thế nhưng có một thực tế rằng, thật không may, nhiều công ty có quy mô nhỏ và vừa trong nước thường không đủ năng suất, không thể đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng và không có kiến thức để kết nối xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Chính vì lẽ đó mà Cơ quan Hợp tác Phát triển Thụy Sĩ, thuộc Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ tại Việt Nam chúng tôi luôn cố gắng hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng cường khả năng cạnh tranh và dễ dàng tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu. 

Xuất khẩu của Việt Nam, quốc gia bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng COVID-19 sang thị trường Thụy Sĩ dự kiến sẽ nhanh chóng phục hồi trở lại. Ngoài ra, động lực quan trọng cho xúc tiến thương mại giữa 2 nước có thể được đẩy mạnh hơn từ việc ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Khối EFTA mà Thụy Sĩ là thành viên. Hiệp định này sẽ giúp giảm thuế đối với các sản phẩm công nghiệp cũng như nông sản và cải thiện tính chắc chắn về mặt pháp lý cho cả nhà sản xuất và nhà đầu tư, mang lại những cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Cộng đồng doanh nghiệp Thụy Sĩ rất vui mừng vì các cuộc đàm phán FTA đã đạt được tốc độ nhanh chóng kể từ khi ông Ignazio Cassis, Phó Tổng thống, Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Thụy Sĩ thăm Hà Nội vào tháng 8 năm ngoái và hi vọng chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới Thụy Sĩ sẽ thúc đẩy hơn nữa tiến trình này

Đối với năm 2022, các doanh nghiệp Thụy Sĩ vẫn sẽ hướng sự quan tâm đến các khoản đầu tư mới và một số công ty vẫn tiếp tục đầu tư vào Việt Nam bất chấp những khó khăn từ cuộc khủng hoảng COVID-19. Trong mắt họ, Việt Nam có một vị trí chiến lược tốt, có một nền kinh tế cởi mở, chi phí sản xuất thấp và lực lượng lao động chất lượng cao, được đào tạo khá tốt. Đồng thời, các khoản đầu tư nước ngoài từ các doanh nghiệp Thụy Sĩ là kênh chuyển giao công nghệ quan trọng. Họ cũng đóng góp vào sự phát triển kỹ năng của lực lượng lao động và đưa ra các tiêu chuẩn về quản trị, trách nhiệm doanh nghiệp và điều kiện làm việc. Ngoài ra, khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài này mở rộng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam, sẽ có tác động lan tỏa ngày càng tăng đến nền kinh tế trong nước, góp phần vào sự phát triển kinh tế hiệu quả hơn, bao trùm và bền vững hơn.

Ông Bartosz Cieleszynsky - Bí thư thứ nhất kiêm Phó Ban Thương mại Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam
Ông Bartosz Cieleszynsky - Bí thư thứ nhất kiêm Phó Ban Thương mại Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam.

Ông Bartosz Cieleszynsky - Bí thư thứ nhất kiêm Phó Ban Thương mại Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam 

Mặc dù phải đối mặt với dịch COVID-19 khiến chi phí vận chuyển tăng cao, thiếu nhân công nghiêm trọng, gián đoạn chuỗi cung ứng, nhu cầu thu hẹp do chi tiêu siết chặt hơn của người tiêu dùng…nhưng Hiệp định Thương mại Việt Nam châu Âu (EVFTA) sau 1 năm thực thi đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu, ở mức gần 20% so với cùng kỳ năm 2020.

Số hóa đã trở thành một xu hướng phổ biến đối với xuất khẩu và xúc tiến bán hàng. Vì vậy, dù COVID-19 đặt ra thách thức chưa từng có đối với các hoạt động thương mại truyền thống, nhưng cũng mang lại những cơ hội lớn.

Thị trường với 500 triệu dân của châu Âu có tiềm năng to lớn nhưng có những đòi hỏi khắt khe về tính tuân thủ hiệp định thương mại, tiêu chuẩn kỹ thuật... Các tiêu chuẩn của thị trường châu Âu rất cao, nhưng người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm chất lượng. 

Châu Âu không phải là thị trường dành cho hàng hóa giá rẻ, do vậy các doanh nghiệp cần tìm hiểu thông tin trước khi tìm kiếm cơ hội làm ăn. Các sản phẩm chất lượng và đảm bảo được các yếu tố về lao động, môi trường… sẽ là cơ hội tốt cho doanh nghiệp. 

Ở chiều ngược lại, lượng hàng hóa xuất khẩu đi EU trong năm 2021 vừa qua tăng mạnh trong khi doanh nghiệp châu Âu chưa bán được nhiều hàng hóa sang Việt Nam. Chi phí vận chuyển tăng cao trong đại dịch nhưng container từ EU về Việt Nam thường trống. Chỉ khi thương mại song phương tiến tới cân bằng thì bài toán về vận tải hàng hóa mới cơ bản được giải quyết

EU đặt mục tiêu đặt mục tiêu giảm thiểu tác động môi trường, loại bỏ sản phẩm gây ô nhiễm, tăng tiêu dùng sản phẩm hữu cơ. Quan trọng hơn, người tiêu dùng EU không chạy theo sản phẩm giá rẻ, họ đề cao chất lượng và yếu tố môi trường, do đó trong năm 2022 tới, doanh nghiệp Việt Nam hãy đầu tư sản xuất theo hướng giảm thiểu carbon, sản phẩm thân thiện để có sự tăng trưởng bền vững tại EU, tận dụng hiệu quả ưu đãi thuế quan do EVFTA mang lại.

Trinh Quách