
Bộ Y tế: Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường
Mới đây trong Hội thảo khoa học về tiêu thụ đồ uống có đường đối với sức khỏe, tác động của chính sách thuế và giá mới đây do Bộ Y tế tổ chức, Bộ Y tế đã đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường.
Theo thống kế trong 10 năm qua, mức tăng trưởng tiêu dùng các dòng sản phẩm nước ép trái cây, đồ uống, nước tăng lực, các loại trà uống liền rất cao và theo dự báo, sau 5 năm tiếp theo mức tăng trưởng lên đến 5%. Từ dữ liệu trên cho thấy, tại Việt Nam lượng tiêu thụ nược uống có đường trong thời gian tới các sản phẩm này sẽ tiếp tục góp phần làm tăng lượng đường tiêu thụ.

Theo ông Đỗ Xuân Tuyên - Thứ trưởng Bộ Y tế chia sẻ: Những năm qua tại Việt Nam vấn đề tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng nhiều lần trong đó thanh thiếu niên 5-19 tuổi (từ 2,6% năm 2002 lên 19% năm 2020) tăng gấp đôi ở người lớn (từ 10,9% năm 2002 lên 18,3% năm 2016). Nguyên nhân gây béo phì và bệnh không lây nhiễm là việc sử dụng đường không có kiểm soát, đặc biệt là tiêu thụ đồ uống có đường ở cả người lớn và trẻ em. "Căn nguyên gây nên bệnh béo phì và một số bệnh không lây nhiễm rất phức tạp, trong đó có nguyên nhân từ tình trạng gia tăng tiêu thụ đường tự do, đặc biệt là từ đồ uống có đường ở cả trẻ em và người lớn. Cùng với lượng đường được tìm thấy tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm trái cây và sữa, việc bổ sung đường vào các sản phẩm thực phẩm sẽ làm tăng tổng hàm lượng năng lượng của sản phẩm" - Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh.

Về Dự thảo sơ bộ báo cáo đánh giá tác động chính sách đề xuất sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt quy định đánh giá thuế đồ uống có đường, Ths.Trần Thị Trang - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế chia sẻ: Hiện Bộ Y tế đề xuất một số giải pháp: Đầu tiên là áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường, bên cạnh đó áp dụng với các giải pháp khác nhau như truyền thông, ghi nhãn đồ uống có đường. Thứ hai, áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường.Thứ ba, Nhà nước không can thiệp đến vấn đề này, thị trường về đồ uống có đường và tiêu thụ đồ uống có đường của người dân vẫn như thực trạng hiện nay.
Bộ Y tế kiến nghị giải pháp thứ nhất là hiệu quả, có sức nặng nhất, kinh tế nhất và mang lại lợi ích sức khỏe cho người dân. Giải pháp thứ hai mạnh nhưng chưa phải giải pháp toàn diện. Bộ Y tế cũng khuyến nghị không lựa chọn giải pháp ba - giữ như hiện tại với mức tiêu thụ tăng …
P.V
Cùng chuyên mục


Ma-rốc ra quyết định về thuế tự vệ đối với sản phẩm thép cán nóng nhập khẩu

Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 18/05/2023 cho phép làm du lịch trên đất nông nghiệp

Bộ Xây dựng lấy ý kiến cho dự thảo Nghị quyết về phòng cháy, chữa cháy

Hoa Kỳ: Thép dây không gỉ dạng tròn Việt Nam không bán phá giá

Bộ Y tế xây dựng cơ chế đảm bảo thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung
-
3 nhóm hành vi sai phạm của nhân sự cấp cao doanh nghiệp thường mắc phải
-
TS. Đinh Thế Hiển: Không có làn sóng mới của dòng tiền đầu tư vào thị trường bất động sản năm 2024
-
TS Vũ Minh Khương: Xây dựng hệ sinh thái trái phiếu lành mạnh nhiệm vụ cấp bách
-
Chuyên gia kinh tế - TS. Doãn Hữu Tuệ: Cần ưu tiên vốn cho doanh nghiệp sản xuất
-
Đầu tư vào lực lượng lao động là yếu tố quan trọng để đạt được tăng trưởng bền vững