Bài liên quan |
Doanh nghiệp tại Bình Dương cần hàng nghìn lao động |
Báo cáo từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương cho thấy, đến ngày 5/2 (mùng 8 Tết), tỷ lệ doanh nghiệp quay trở lại hoạt động sau kỳ nghỉ Tết đạt 82,075%, trong khi số lao động trở lại làm việc đạt 85,3% so với tổng số lao động.
Trong đó, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp ghi nhận tỷ lệ hoạt động trở lại ở mức 81,65%, với 85,75% lao động đã trở lại làm việc. Các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp có mức phục hồi cao hơn, với 82,5% doanh nghiệp hoạt động trở lại và 84,85% lao động tiếp tục công việc.
82,075% doanh nghiệp tại Bình Dương đã hoạt động sau Tết |
Theo ông Phạm Văn Tuyên, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu hoạt động từ ngày 3 đến 5/2, phản ánh sự ổn định của thị trường lao động. Tỷ lệ lao động không quay trở lại doanh nghiệp cũ ở mức dưới 6%, không tạo ra biến động lớn, giúp doanh nghiệp nhanh chóng ổn định sản xuất, kinh doanh. Dự báo trong những ngày tới, số lượng doanh nghiệp hoạt động và lao động trở lại làm việc sẽ tiếp tục tăng, đưa tình hình sản xuất trở lại trạng thái bình thường như trước Tết.
Tính riêng trong năm 2024, tổng thuế các doanh nghiệp lớn nộp cho ngân sách đã lên đến hàng nghìn tỷ đồng, với Polytex Far Eastern (Việt Nam) dẫn đầu (891,9 tỷ đồng), theo sau là Nam Kim (741,4 tỷ đồng) và P&G Việt Nam (567 tỷ đồng). Tiếp theo là Công ty Cổ phần Thép Nam Kim với mức đóng góp lần lượt là 741,4 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần Tôn Đông Á, Công ty TNHH Kimberly-Clark Việt Nam và Công ty TNHH Kangping Technology Việt Nam cũng góp phần đáng kể vào ngân sách, với số thuế nộp tương ứng hơn 362 tỷ đồng, 219,3 tỷ đồng và 202,3 tỷ đồng.
Điều này cho thấy sự ổn định và bền vững trong phát triển của các ngành công nghiệp tại Bình Dương, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều biến động.