Thứ hai 18/11/2024 17:32
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

6 quy định mới giúp DN làm thủ tục hải quan thuận lợi

12/10/2020 00:00
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Theo đó có 6 quy định mới giúp doanh nghiệp làm thủ tục hải quan t

Ảnh minh họa

Thông tư số 39/2018/NĐ-CP gồm 5 Điều và 5 Phụ lục có nhiều nội dung mới được xây dựng dựa trên việc nghiên cứu áp dụng các biện pháp tạo thuận lợi thương mại, cũng như để phù hợp với sự thay đổi của tập quán thương mại quốc tế đồng thời đáp ứng các yêu cầu quản lý hải quan cũng như xử lý các vướng mắc, bất cập khi thực hiện Thông tư số 38/2015/TT-BTC, cụ thể như sau:

1. Những quy định mới liên quan đến hồ sơ hải quan

Một là, phương thức nộp hồ sơ hải quan điện tử sẽ trở thành phương thức nộp hồ sơ hải quan chủ yếu. Hồ sơ hải quan sẽ được người khai hải quan nộp dưới dạng điện tử (bản scan có gắn chữ ký số) ngay khi thực hiện đăng ký tờ khai hải quan. Như vậy, người khai hải quan không cần phải chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan dưới dạng giấy và mang đến cơ quan hải quan để nộp như hiện tại.

Hai là, phân biệt cụ thể hồ sơ hải quan người khai hải quan cần nộp cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục hải quan với hồ sơ hải quan người khai hải quan cần phải lưu giữ tại trụ sở của người khai hải quan để xuất trình khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra, thanh tra. Theo đó, hồ sơ hải quan nộp khi làm thủ tục hải quan sẽ chỉ bao gồm tối thiểu các chứng từ cung cấp thông tin cần thiết cho quản lý hải quan chứ không phải tất cả các chứng từ có liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu.

Quy định mới này vừa đảm bảo tính minh bạch vừa giảm thiểu chi phí và nhân lực cho cả doanh nghiệp và cơ quan hải quan trong khâu chuẩn bị hồ sơ hải quan và kiểm tra hồ sơ hải quan.

2. Những quy định mới liên quan đến khai hải quan

Để đảm bảo tính thống nhất trong khai báo và điện tử hóa hơn nữa việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử, ngoài các nguyên tắc khai hải quan đã quy định tại Điều 19 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, Thông tư số 39/2018/TT-BTC bổ sung một số nguyên tắc như:

Thứ nhất, một vận đơn phải được khai trên một tờ khai hải quan nhập khẩu. Trường hợp một vận đơn khai báo cho nhiều tờ khai hải quan, người khai hải quan thông báo tách vận đơn với cơ quan hải quan trước khi đăng ký tờ khai hải quan. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu không có vận đơn, người khai hải quan thực hiện lấy số quản lý hàng hóa thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan trước khi khai hải quan.

Thứ hai, hàng hóa thuộc nhiều tờ khai hải quan xuất khẩu của cùng một chủ hàng đóng chung container hoặc chung phương tiện chứa hàng thì người khai hải quan phải thông báo thông tin hàng hóa đóng chung container, chung phương tiện chứa hàng thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan trước khi thực hiện các thủ tục đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan.

Thứ ba, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện phải có giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành thì phải có giấy phép tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan và phải khai đầy đủ thông tin giấy phép trên tờ khai hải quan...

3. Khai bổ sung, hủy tờ khai hải quan, khai thay đổi mục đích sử dụng

Một trong những thay đổi lớn trong việc thực hiện khai bổ sung là thủ tục khai bổ sung được thực hiện hoàn toàn thông qua Hệ thống, không phải nộp đề nghị dưới dạng bản giấy như hiện tại.

Ngoài ra, để minh bạch hóa các thủ tục khai bổ sung đối với từng tình huống khai bổ sung phù hợp với tập quán thương mại quốc tế và đặc trưng của từng ngành hàng, Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng: Phân biệt cụ thể các trường hợp người khai hải quan tự phát hiện ra sai sót và được khai bổ sung trong thông quan và khai bổ sung sau khi hàng hóa đã được thông quan; Bổ sung thủ tục khai bổ sung cho những trường hợp đặc biệt như: hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thỏa thuận mua, bán nguyên lô, nguyên tàu và có thỏa thuận về dung sai về số lượng và cấp độ thương mại của hàng hóa; gửi thừa hàng, nhầm hàng; gửi thiếu hàng và hàng hóa chưa đưa hoặc đưa một phần ra khỏi khu vực giám sát hải quan...

4. Đăng ký, phân luồng tờ khai và xử lý tờ khai hải quan

Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai hải quan 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần và phản hồi kết quả phân luồng tờ khai hải quan ngay sau khi tờ khai hải quan được đăng ký thành công. Tuy nhiên, căn cứ vào thông tin cập nhật đến thời điểm hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đến cửa khẩu, trường hợp thông tin về cơ sở phân luồng có thay đổi so với thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thì Hệ thống tự động xử lý và thông báo việc thay đổi kết quả phân luồng tờ khai hải quan cho người khai hải quan.

Đối với việc kiểm tra, xác định trị giá hải quan, Thông tư số 39/2018/TT-BTC bổ sung thêm căn cứ bác bỏ trị giá khai báo trong thông quan, bổ sung quy định cơ quan hải quan được thực hiện phân bổ các khoản điều chỉnh đồng thời sửa đổi quy định về tham vấn một lần. Đồng thời bổ sung thêm 3 phương pháp xác định trị giá hải quan hàng xuất khẩu so với quy định hiện tại và bổ sung quy định về nội dung, điều kiện, trình tự áp dụng, chứng từ, tài liệu của từng phương pháp.

5. Quản lý, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Đối với việc lấy mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nếu người khai hải quan có yêu cầu lấy mẫu sẽ thực hiện đề nghị của mình thông qua Hệ thống mà không cần phải đến cơ quan hải quan. Cơ quan hải quan sẽ tiếp nhận đề nghị thông báo chấp nhận việc lấy mẫu thông qua Hệ thống. Trường hợp lấy mẫu phục vụ kiểm tra chuyên ngành và hàng hóa đang trong khu vực giám sát hải quan thì cơ quan hải quan bố trí lực lượng giám sát trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro.

Thông tư 39/2018/TT-BTC cũng bổ sung các quy định để làm rõ trách nhiệm của các doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm về việc cung cấp thông tin cho cơ quan hải quan (thông tin về lượng hàng, thời điểm hàng vào (get in), hàng ra (get out), vị trí lưu giữ và các thay đổi trong quá trình lưu giữ…). Trường hợp tại khu vực cảng, kho, bãi, địa điểm đã có kết nối Hệ thống thông tin với cơ quan Hải quan thì người khai chỉ cần liên hệ với doanh nghiệp kinh doanh cảng để vận chuyển hàng hóa qua khu vực giám sát trên cơ sở thông tin về các lô hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát đã được cơ quan hải quan cung cấp qua hệ thống. Đây là quy định với mục tiêu điện tử hóa các thủ tục tại khâu giám sát, khâu mà từ trước tới nay đa số làm thủ tục theo phương thức thủ công.

6. Quản lý hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu, hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất

Để quản lý hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất một cách hiệu quả và đáp ứng quy định tại Luật Hải quan, Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, Thông tư số 39/2018/TT-BTC quy định cụ thể những nội dung liên quan đến loại hình này theo hướng: đưa ra định nghĩa thống nhất về định mức hàng gia công; bổ sung quy định người khai hải quan phải khai báo mã nguyên liệu, mã sản phẩm trên tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư và xuất khẩu sản phẩm; quy định cụ thể hơn về việc thông báo cơ sở sản xuất, nơi lưu giữ hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu và trách nhiệm thông báo hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công.

Ngoài ra, để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tự nguyện tuân thủ và sẵn sàng kết nối, chia sẻ dữ liệu quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu thì những doanh nghiệp này sẽ không phải thực hiện báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan như quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Với những tổ chức, cá nhân chưa tham gia kết nối hệ thống thì vẫn thực hiện nộp báo cáo quyết toán như quy định. Thêm vào đó, Thông tư số 39/2018/TT-BTC cũng bổ sung quy định về việc sửa báo cáo quyết toán, hướng dẫn việc khai sản phẩm gia công có cung ứng nguyên liệu trong nước có thuế suất thuế xuất khẩu, hướng dẫn thủ tục nhập khẩu hàng hóa của công ty cho thuê tài chính...”

Khánh Linh

Tin bài khác
Khai mạc Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long

Khai mạc Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long

Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024 đã chính thức khai mạc tại Làng nghề sản xuất gạch gốm huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Năng lượng sạch – Nền tảng phát triển bền vững của tỉnh Long An

Năng lượng sạch – Nền tảng phát triển bền vững của tỉnh Long An

Long An hiện có nhu cầu lớn trong việc phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế và giảm thiểu tác động đến môi trường.
Ninh Thuận: Chiến lược thu hút, phát triển kinh tế xanh

Ninh Thuận: Chiến lược thu hút, phát triển kinh tế xanh

Trong quy hoạch từ 2021 - 2030 và tầm nhìn 2050 Ninh Thuận sẽ phát triển nền kinh tế xanh: Công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh, du lịch xanh, đô thị xanh, chuyển đổi xanh. Tỉnh mong muốn tìm được các nhà đầu tư có tiến bộ khoa học công nghệ kỹ thuật cao đảm bảo phát triển bảo vệ môi trường bền vững.
Giải ngân vốn đầu tư công: Đẩy mạnh hiệu quả sử dụng nguồn lực

Giải ngân vốn đầu tư công: Đẩy mạnh hiệu quả sử dụng nguồn lực

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu tích cực giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng cuối năm 2024, đưa ra các giải pháp để khắc phục các khó khăn.
Lào Cai lọt top tỉnh thành có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ở mức cao

Lào Cai lọt top tỉnh thành có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ở mức cao

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Nguyễn Trọng Hài bày tỏ quyết tâm đưa tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh lên trên 95% vào cuối năm 2024.
Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia tầm nhìn 2050

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia tầm nhìn 2050

Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia tầm nhìn 2050 nhấn mạnh việc không đánh đổi môi trường lấy lợi ích kinh tế, thay vào đó là phát triển kinh tế xanh.
Không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu điện trong mọi tình huống

Không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu điện trong mọi tình huống

Bộ Công Thương cam kết tuyệt đối bảo đảm cung ứng điện trong năm 2025, không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu điện trong mọi tình huống.
Cụ thể hóa Luật Đất đai 2024: Thế mạnh của quê “chị hai 5 tấn”?

Cụ thể hóa Luật Đất đai 2024: Thế mạnh của quê “chị hai 5 tấn”?

Cụ thể hóa Luật Đất đai 2024 được xem như bước ngoặt đột phá cho sự phát triển của nền nông nghiệp. Đây cũng là thế mạnh của quê “chị hai 5 tấn”…
Hãy tư duy như người không biết gì về công nghệ số để sử dụng công nghệ số tốt nhất

Hãy tư duy như người không biết gì về công nghệ số để sử dụng công nghệ số tốt nhất

"Hãy tập trung vào các ý tưởng sáng tạo hơn là tập trung vào công nghệ số (CNS). Hãy để câu chuyện CNS cho các doanh nghiệp CNS", theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng.
Hải Phòng trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án trong KKT, KCN trong tháng 11

Hải Phòng trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án trong KKT, KCN trong tháng 11

Ngày 14/11/2024, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, UBND Thành phố Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án trong khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn Thành phố.tháng 11 năm 2024.
Bộ Công Thương trình Quốc hội phương án phát triển điện hạt nhân

Bộ Công Thương trình Quốc hội phương án phát triển điện hạt nhân

Bộ Công Thương trình Quốc hội về việc tái khởi động chương trình điện hạt nhân, coi đây là giải pháp để đảm bảo an ninh năng lượng, cung cấp điện ổn định.
Việt Nam có lợi thế gì để đạt mục tiêu là trung tâm bán dẫn hàng đầu khu vực?

Việt Nam có lợi thế gì để đạt mục tiêu là trung tâm bán dẫn hàng đầu khu vực?

Việt Nam đang tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành trung tâm bán dẫn hàng đầu khu vực Đông Nam Á, tận dụng các lợi thế về nhân lực, chi phí, và sự hỗ trợ quốc tế.
Khó khăn trong ngành hóa dầu, Hyosung và SCG kiến nghị hỗ trợ từ Chính phủ

Khó khăn trong ngành hóa dầu, Hyosung và SCG kiến nghị hỗ trợ từ Chính phủ

Ngày 14/11, trong buổi làm việc với Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và đoàn công tác Trung ương, hai doanh nghiệp là Công ty TNHH Hyosung Đồng Nai và Tập đoàn SCG đã đề cập đến các khó khăn gặp phải trong thời gian qua.
Kinh tế số, chuyển đổi số là nòng cốt phát triển đô thị - công nghiệp thông minh

Kinh tế số, chuyển đổi số là nòng cốt phát triển đô thị - công nghiệp thông minh

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, định hướng mới của Bình Dương là phát triển hệ sinh thái đô thị - công nghiệp thông minh, trong đó kinh tế số là nòng cốt.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tính đến nay, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh mới đạt 56,35%, đạt tỉ lệ thấp so với cùng kỳ năm 2023.