Thứ bảy 19/07/2025 10:41
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

Quỹ hỗ trợ sáng tác văn học không phải là “miếng bánh”!...

22/11/2020 02:50
Từ năm 1995 đến nay, hàng năm, Nhà nước đã đầu tư hàng trăm tỉ đồng hỗ trợ cho các văn nghệ sĩ thuộc các hội VHNT từ Trung ương tới các Hội VHNT địa phương; trong đó có Hội Nhà văn Việt Nam. Tuy nhiên, lâu nay, hiệu quả sử dụng kinh phí hỗ trợ sáng

Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Văn học Nghệ thuật Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 76/QĐ-TTg ngày 06/02/1995 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu là góp phần “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân – thiện – mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học”. Từ đó đến nay, hàng năm, Nhà nước đã chi hàng trăm tỉ đồng hỗ trợ cho các văn nghệ sĩ sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật...

So với các tổ chức xã hội nghề nghiệp khác, Hội nhà văn Việt Nam không những được Nhà nước đầu tư kinh phí hỗ trợ sáng tác mà còn được hưởng nhiều chế chế độ ưu đãi khác như trụ sở, biên chế, phương tiện hoạt động v.v. Đây là là sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta đối với văn nghệ sĩ nước nhà.

Thế nhưng, thực tế đã diễn ra nghịch lí là, nguồn kinh phí đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước đối với các Hội Nhà văn càng cao thì chất lượng tác phẩm càng thấp. Những năm gần đây, tác phẩm văn học ra đời vô cùng nhiều nhưng không có tác phẩm nào nổi bật; không thể so sánh được với những tác phẩm xuất hiện vào thời kì đầu của công cuộc đổi mới; càng không thể so sánh với tác phẩm của các nhà văn lớn thuộc lớp trước như: Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi v.v. Cách đây hơn 30 năm, khi Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ sáng tác, nền văn học, nghệ thuật Việt Nam đã rực rỡ với những truyện ngắn đặc biệt xuất sắc như “Muối của rừng”, “Tướng về hưu”, “Những người thợ xẻ”, “Chảy đi sống ơi”, “Bài học nông thôn”...của Nguyễn Huy Thiệp; với các tiểu thuyết: “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trường”; với “Thân phận tình yêu” của Bảo Ninh; với “Bến không chồng” của Dương Hướng... Chúng tôi cho rằng, đây là đỉnh cao của nền văn học Việt Nam thời kì đổi mới; đến nay, chưa có tác phẩm văn học nào sánh được! Những nhà văn, nhà thơ viết kịch bản sân khấu trong những năm đầu của công cuộc đổi mới như Lưu Quang Vũ, Xuân Trình. Tất Đạt...cũng đã tạo nên hiện tượng sân khấu Việt Nam mà từ đó đến nay, không ai vượt qua.

Vì sao Nhà nước đầu tư cho nhà văn càng nhiều, chất lượng nghệ thuật ngày càng thấp? Nghịch lí này không dễ lí giải bởi rất nhiều nguyên nhân. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ nêu vấn đề sử dụng tiền hỗ trợ sáng tác của Nhà nước đạt hiệu quả cao; mang lại những tác phẩm văn học đích thực chứ không phải đây là miếng bánh để chia chác!

Người viết bài này cũng là nhà văn, có nhiều bạn bè làm văn chương nghệ thuật, nên được biết, sáng tạo VHNT là nhu cầu tự thân và là hoạt động độc lập của nhà văn. Có người, được Nhà nước đặt hàng nhưng chưa hẳn đã viết được tác phẩm hay. Trái lại, khi cảm xúc dồn nén, nhu cầu sáng tác đòi hỏi, có thể họ xuất thần, thăng hoa thành tác phẩm lớn. Mặt khác, những nhà văn chân chính, nhân cách lớn, luôn giàu lòng tự trọng, ghét thói nịnh bợ, xin - cho. Tôi được biết, nhiều nhà văn rất nghèo, viết hàng năm trời mới hoàn thành tác phẩm, không có tiền để in, nhưng quyết không làm đơn xin kinh phí hỗ trợ sáng tác. Tôi cũng được biết, nhiều tác phẩm, bộ tác phẩm, chất lượng thấp, nhưng vẫn được in ra bởi nguồn tài trợ của Nhà nước.

Người viết bài này đã từng được dự một số trại sáng tác văn học và biết, có nhà văn, sau trại viết, gửi bản thảo lên ban tổ chức gọi là có; thậm chí không cho ra đời tác phẩm nào nhưng không ai kiểm điểm; không ai truy thu nguồn kinh phí đã nuôi “báo cô” nhà văn suốt thời gian ở trại sáng tác. Cho hay rằng, lâu nay, việc sử dụng Quỹ hỗ trợ sáng tác của Hội Nhà văn thiếu chặt chẽ, thậm chí không tránh khỏi tình trạng xin- cho? Kết quả là, nhiều tác phẩm chất lượng thấp vẫn được ra đời; nhiều tác phẩm hay hoặc dự định sáng tác của nghệ sĩ không được hỗ trợ, khuyến khích như đã nêu trên. Tình trạng này giống như “Dê vào nhầm nhà, bò vào nhầm chuồng” trong sử dụng kinh phí xóa đói giảm nghèo tại một số địa phương mà báo chí đã nêu.

Tình trạng này không chỉ xảy ra trong lĩnh vực hỗ trợ sáng tác mà còn xảy ra cả trong việc trao giải thưởng tác phẩm và kết nạp hội viên mới. Đợt trao giải thưởng văn học và kết nạp hội viên mới của Hội Nhà văn vừa qua là ví dụ, khiến dư luận chê trách, báo chí lên tiếng. Nhiều tác phẩm được trao giải nhưng chất lượng thấp; một số hội viên mới kết nạp không có tác phẩm nào đáng kể, thậm chí có tác giả còn “đạo” văn; khi báo chí nêu, Hội Nhà văn phải thu hồi quyết định.

Thiết nghĩ, Hội Nhà văn Việt Nam cần tổ chức lại việc thực hiện Quỹ hỗ trợ sáng tác, đảm bảo dân chủ, khách quan, đúng đối tượng, đúng mục đích để nền văn học Việt Nam có những tác phẩm mang giá trị nhân bản; có sức sống bền lâu, góp phần “xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân – thiện – mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học”.

Cao Thâm

Bài liên quan
Tin bài khác
TS. Lê Xuân Nghĩa: Chậm trễ bán tín chỉ carbon gây thiệt thòi bảo vệ rừng

TS. Lê Xuân Nghĩa: Chậm trễ bán tín chỉ carbon gây thiệt thòi bảo vệ rừng

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa- Viện trưởng Viện Tư vấn Phát triển Tài chính Carbon, việc chậm trễ bán tín chỉ carbon gây thiệt thòi cho người dân tộc thiểu số bảo vệ rừng.
PGS. TS Ngô Trí Long: Ba "điểm nghẽn" kinh điển đang kìm hãm sự phát triển của Việt Nam

PGS. TS Ngô Trí Long: Ba "điểm nghẽn" kinh điển đang kìm hãm sự phát triển của Việt Nam

Theo PGS. TS Ngô Trí Long, để chuyển đổi số nâng cao động lực tăng trưởng đột phá, phải giải quyết “điểm nghẽn của các điểm nghẽn” là thể chế, thay đổi tư duy.
Phó Chủ tịch VATA Phan Thanh Uy: Cần lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh ngành vận tải

Phó Chủ tịch VATA Phan Thanh Uy: Cần lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh ngành vận tải

Ngành vận tải ô tô đối mặt khủng hoảng nhân lực và sức ép chuyển đổi sang năng lượng xanh. Phó Chủ tịch VATA chỉ rõ bất cập và đề xuất lộ trình chuyển đổi bền vững.
TS. Đặng Xuân Thành: Việt Nam trước nguy cơ mắc kẹt bẫy thu nhập trung bình

TS. Đặng Xuân Thành: Việt Nam trước nguy cơ mắc kẹt bẫy thu nhập trung bình

Theo TS. Đặng Xuân Thành, mặc dù đạt được nhiều thành tựu kinh tế ấn tượng, mô hình tăng trưởng hiện tại của Việt Nam đang bộc lộ những giới hạn, và nếu không có chiến lược đột phá, đất nước sẽ đối mặt với nguy cơ rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”.
Gỡ rối pháp lý đất đai: Doanh nghiệp “vướng" đủ đường

Gỡ rối pháp lý đất đai: Doanh nghiệp “vướng" đủ đường

Hệ thống pháp luật chồng chéo đang gây tắc nghẽn hàng loạt dự án bất động sản. Luật sư, Thạc sĩ Phạm Thanh Tuấn - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội đã kiến nghị sửa luật để gỡ vướng pháp lý đất đai cho doanh nghiệp.
Vì sao Việt Nam khó chen chân vào chuỗi chế tác vàng khu vực?

Vì sao Việt Nam khó chen chân vào chuỗi chế tác vàng khu vực?

Ngành vàng Việt Nam đối mặt rào cản pháp lý, nhưng tiềm năng vươn tầm chế tác khu vực là rất lớn. Doanh nghiệp kỳ vọng chính sách cởi mở hơn để bứt phá.
TS. Cấn Văn Lực: TP. Hồ Chí Minh là siêu đô thị "lớn nhưng còn nghèo", cần lối đi riêng

TS. Cấn Văn Lực: TP. Hồ Chí Minh là siêu đô thị "lớn nhưng còn nghèo", cần lối đi riêng

TS. Cấn Văn Lực nhận định, TP. Hồ Chí Minh là siêu đô thị “lớn nhưng còn nghèo” và cần một chiến lược đặc thù, không thể rập khuôn các mô hình như Bangkok hay Jakarta.
Tăng cường pháp chế trong doanh nghiệp nhỏ và vừa: Khi tuân thủ trở thành động lực phát triển

Tăng cường pháp chế trong doanh nghiệp nhỏ và vừa: Khi tuân thủ trở thành động lực phát triển

Trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật, pháp chế doanh nghiệp đã trở thành một nhu cầu thiết yếu, đặc biệt đối với khối doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa – Giám đốc Công ty Luật TNHH Luật sư X, Chủ tịch Học viện Đào tạo Pháp chế ICA – đã chia sẻ với với Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập về thực trạng và các giải pháp pháp lý dành cho cộng đồng doanh nghiệp hiện nay.
UNFPA: Việt Nam đang ở "ngã rẽ" quan trọng về dân số

UNFPA: Việt Nam đang ở "ngã rẽ" quan trọng về dân số

Chia sẻ với báo chí, ông Matt Jackson, Trưởng Đại diện của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam cho biết UNFPA sẵn sàng đồng hành cùng Việt Nam trong việc thực hiện tinh thần của các quy định mới, hướng tới một xã hội mà trong đó “mỗi người – mỗi lựa chọn – mỗi tương lai” đều được tôn trọng, bảo vệ.
Người tiêu dùng và doanh nghiệp cần bắt tay nhau để ngăn chặn vấn nạn hàng giả

Người tiêu dùng và doanh nghiệp cần bắt tay nhau để ngăn chặn vấn nạn hàng giả

Chuyên gia về quản lý chuỗi cung ứng và logistics mách nước cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng cách đối phó hiệu quả hơn với vấn nạn hàng giả luôn khiến dư luận xã hội bức xúc trong thời gian gần đây.
Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam: Cần cú hích thể chế để bứt phá

Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam: Cần cú hích thể chế để bứt phá

Theo ông nguyễn Anh Đức - Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam, niềm tin tiêu dùng giảm, thể chế thay đổi và hậu sáp nhập tạo áp lực mới, buộc ngành bán lẻ Việt Nam phải cấu trúc.
TS. Đặng Đức Anh: Phát triển dài hạn cần phải tháo điểm nghẽn thể chế

TS. Đặng Đức Anh: Phát triển dài hạn cần phải tháo điểm nghẽn thể chế

Theo TS. Đặng Đức Anh tăng trưởng phải bền vững, ổn định vĩ mô, không đánh đổi môi trường, phải gỡ điểm nghẽn thể chế, đổi mới cơ cấu địa phương toàn diện.
Chính sách thuế mới: Hộ kinh doanh và doanh nghiệp cần lưu ý gì ?

Chính sách thuế mới: Hộ kinh doanh và doanh nghiệp cần lưu ý gì ?

Trong bối cảnh chính sách thuế mới liên tục được cập nhật, Luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa khuyến nghị hộ kinh doanh và doanh nghiệp cần hiểu luật, minh bạch tài chính, tối ưu chi phí hợp pháp.
Chuyên gia đề xuất hoàn thiện khung pháp lý cho mô hình bất động sản Livehouse

Chuyên gia đề xuất hoàn thiện khung pháp lý cho mô hình bất động sản Livehouse

Livehouse là mô hình bất động sản tích hợp lưu trú, kinh doanh và giải trí, mang đến giải pháp nhà ở linh hoạt cho người đô thị và cần khung pháp lý rõ ràng.
Ưu tiên thủ tục hải quan cho doanh nghiệp công nghệ cao và bán dẫn

Ưu tiên thủ tục hải quan cho doanh nghiệp công nghệ cao và bán dẫn

Luật Hải quan sửa đổi mở đường cho doanh nghiệp công nghệ cao, bán dẫn và đổi mới sáng tạo: ưu tiên thủ tục, xuất nhập khẩu tại chỗ và tăng cường hỗ trợ giúp tháo gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng và khởi nghiệp.