Thứ bảy 12/07/2025 17:04
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Luật Doanh nghiệp có thắp lên ngọn lửa cải cách?

12/10/2020 00:00
“Là cơ quan soạn thảo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có quan điểm thế nào khi quy định về hộ kinh doanh đã bị Quốc hội bỏ ra khi thông qua Luật Doanh nghiệp?”.

Ngọn lửa cải cách hết hừng hực?

Phải thú thật, tôi đã do dự nhưng rồi vẫn đặt ra câu hỏi trên trong buổi họp báo cuối tuần rồi của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để giới thiệu 3 luật sửa đổi vừa được thông qua là Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Do dự là ở chỗ, câu hỏi đó có thể bị hiểu là mang tính ‘truy bức’ và không mang lại sự dễ chịu trong cuộc họp báo giới thiệu về sự thành công của các luật được Bộ tổ chức lần đầu tiên trong nhiều năm nay. Tuy nhiên, là nhà báo đã theo dõi luật này từ những năm 2000, tôi có lý do để đặt câu hỏi.

Luật Doanh nghiệp là một trong những luật mang lại thành công nhất về kinh tế khi thắp lên ngọn lửa cải cách “người dân được làm những gì pháp luật không cấm”. Hơn nữa, kinh nghiệm ở nền kinh tế chuyển đổi của nước ta, nơi trước đây chỉ có 1 thành phần rồi nay có thêm nhiều thành phần, cho thấy, Nhà nước rút khỏi thị trường đến đâu là người dân và doanh nghiệp có cơ hội phát triển tươi tốt, thịnh vượng đến đấy.

Luật Doanh nghiệp có thắp lên ngọn lửa cải cách? - 1

Hướng dẫn thủ tục nộp thuế tại Cục Thuế Hà Nội. (Ảnh: Hà Nội mới)

Từ góc độ đó, đưa hộ kinh tế gia đình vào Luật, có nghĩa là đưa 5,4 triệu hộ đang tạo ra hơn 30% GDP của đất nước, vào vòng quản lý của nhà nước khéo thành ra lợi bất cập hại, có thể siết chặt thay vì ‘kiến tạo’ cho họ. Họ sẽ phải tốn kém nhiều chi phí và công sức để hoàn thành thủ tục đăng ký, quy chuẩn hóa đơn, cũng tuân thủ nhiều quy định khác, tức là gánh thêm nhiều chi phí mà chưa kể đến khả năng bị vòi vĩnh khi không tuân thủ các quy định đó.

Ngay trên Tuần Việt Nam đã có nhiều tiếng nói của những bậc “trưởng thượng” từng hình thành nên luật cải cách này như ông Trần Xuân Giá, ông Lê Đăng Doanh, ông Nguyễn Đình Cung và nhiều người khác. Liệu ngọn lửa cải cách mà luật này thắp lên có bị nhòa đi?

Tất nhiên, câu hỏi đó không được trả lời, nhưng, cũng không quan trọng nữa. Quan trọng là Luật Doanh nghiệp 2020 này sẽ mang lại tinh thần cải cách gì cho người dân và doanh nghiệp?

Phải tăng khởi sự kinh doanh hơn 30 bậc

Viện phó Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương Phan Đức Hiếu giải thích, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững của doanh nghiệp là trọng tâm chính của luật. “Thay đổi lớn nhất trong luật này là quản trị công ty. Điều này khá là kỹ thuật nhưng có tác động thay đổi bản chất trong hoạt động doanh nghiệp, hay nói nôm na là khi doanh nghiệp có cơ chế quản trị tốt sẽ tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Họ tin họ sẽ đến và ngược lại”, ông nói.

Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp 2020 bãi bỏ toàn bộ thủ tục hành chính về dấu, có nghĩa doanh nghiệp có thể quyết định hoàn toàn về con dấu, kể cả dấu truyền thống và dấu số. Doanh nghiệp có thể đăng ký kinh doanh trong môi trường số, thay vì tình trạng “nửa nạc, nửa mỡ” hiện nay, khi doanh nghiệp nộp hồ sơ qua mạng và khi lấy giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì mang bộ hồ sơ giấy đến.

Vấn đề là Luật Doanh nghiệp 2020 có thể làm tăng gấp đôi số lượng doanh nghiệp mới không? Ông Hiếu nói: “Tôi không kỳ vọng điều đó vì dư địa để đăng ký kinh doanh hiện nay chỉ còn 3 ngày, thực tế ghi nhận là 2 ngày. Giờ chúng ta có cải cách xuống 1 ngày thì cũng không phải là động lực để thành lập doanh nghiệp nữa".

Tuy nhiên, theo ông Hiếu, tác động của Luật Doanh nghiệp sắp tới vẫn sẽ mạnh mẽ vì có ưu điểm lớn. Quá trình khởi sự kinh doanh ở Việt Nam còn 8 thủ tục và 16 ngày. Với các cải cách như loại bỏ thủ tục về dấu, miễn thuế môn bài trong năm đầu tiên thành lập, và nghị định "một cửa" đang trình chính phủ về việc khi đăng ký doanh nghiệp thì thực hiện luôn đăng ký lao động và bảo hiểm nếu được Chính phủ ký thì thủ tục gia nhập thị trường của Việt Nam chỉ còn khoảng 6 ngày.

"Chính phủ đặt mục tiêu phải tăng khởi sự kinh doanh hơn 30 bậc trên bảng xếp hạng của World Bank. Với những cải cách này, tôi tin rằng còn phải tăng nhiều hơn thế", ông Hiếu khẳng định.

Trong suốt giai đoạn 1990-2000 chỉ có khoảng 50.0000 doanh nghiệp được thành lập, kém xa so với con số 130.000 doanh nghiệp được thành lập chỉ trong năm 2019.

Song vấn đề không chỉ có thế.

Giúp doanh nghiệp trước ‘họa’ đại dịch COVID-19

So sánh thực trạng của khu vực kinh tế tư nhân trong nước trong lịch sử và hiện tại quả là khập khiễng. Trong quá khứ, khu vực kinh tế này từng bị xóa bỏ, còn nay thì phát triển bùng nổ, đa dạng và đã xuất hiện nhiều tỷ phú người Việt. Chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước ngày càng ghi nhận sự đóng góp quan trọng hơn của khu vực kinh tế này.

Những bước tiến lớn này đã giúp khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển nhưng, phải nói một cách công bằng, lại chưa đáp ứng được với những khó khăn chưa từng có tiền lệ do đại dịch COVID-19 gây ra mà họ phải đối mặt.

Theo Cục Đăng ký Kinh doanh, trong 6 tháng đầu năm nay, cả nước có 62.049 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm 2019, trong khi đó có 56.227 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 10,7% so với cùng kỳ 2019, bao gồm: 29.169 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (tăng 38%), 19.625 doanh nghiệp chờ giải thể, 7.433 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể. Trung bình mỗi tháng có 9.371 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Đó là những con số rất đáng lo nhưng chưa được phân tích cặn kẽ để nhận biết được sức khỏe thật của khu vực doanh nghiệp. Song, hệ quả ban đầu là rất nghiêm trọng. Theo kết quả điều tra lao động việc làm quý được Tổng cục Thống kê công bố mới đây, đến hết tháng 6/2020, có 30,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19, bao gồm bị mất việc, bị giảm giờ làm, giảm thu nhập.

Thậm chí, Tổ chức Lao động Quốc tế phát đi thông cáo kêu gọi: “Chính phủ, người lao động và người sử dụng lao động cần đoàn kết lại trong bối cảnh hơn 30 triệu người đã bị ảnh hưởng tiêu cực bởi COVID-19 tính đến cuối quý II”.

Cho dù ILO động viên “Việt Nam ở vị thế tốt hơn phần lớn các nước khác để vượt qua những thách thức kinh tế, thị trường lao động” do thành tích chống dịch, nhưng bản thân những con số thất nghiệp đó là quá khủng khiếp trong bối cảnh tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên ở VN là 46,8 triệu người.

Trước Tết, không ai có thể hình dung nền kinh tế đang phát triển này lại rơi vào cú sốc lớn đến như vậy do dịch bệnh. Nhiều chủ doanh nghiệp đơn giản là nghỉ chơi suốt từ Tết đến giờ, nhiều doanh nghiệp lớn cắt giảm, hay hoãn việc làm để cắt giảm chi tiêu.

Mặt trận chống dịch là quan trọng, nhưng mặt trận chống suy thoái kinh tế cũng quan trọng không kém. Trong khi đó, nguồn lực tài khóa, tiền tệ của Chính phủ cũng còn lâu mới đáp ứng được nhu cầu hỗ trợ của doanh nghiệp.

Chính vì thế, không nên tạo bất kỳ một chính sách mới nào có thể tạo ra gánh nặng lên doanh nghiệp.

Rào cản kinh doanh

Hôm nọ, có doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may, lĩnh vực chịu tác động bậc nhất từ đại dịch COVID-19, phản ánh, họ phải chi cho kiểm định chất lượng của Việt Nam 6 triệu đồng để xuất khẩu trang sang Mỹ. Vấn đề là phía doanh nghiệp Mỹ nói rằng, họ không cần cái kiểm định đó. Vậy vì sao các cơ quan chức năng của Việt Nam lại phải bắt doanh nghiệp “nộp” ra 5 triệu đồng? Mà chuyện này không phải với 1 doanh nghiệp.

Báo cáo với Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong nửa đầu năm nay, công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu “ít chuyển biến”. Những vướng mắc, bất cập về quản lý, kiểm tra chuyên ngành đã được cộng đồng doanh nghiệp phản ánh nhiều lần, nhiều nơi, song vẫn chậm được giải quyết như: Yêu cầu kiểm tra nhà nước về an toàn lao động trước thông quan đối với sản phẩm hàng hoá nhóm 2 của Bộ LĐ-TB-XH; kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi; kiểm tra hiệu suất năng lượng;…

Cho đến nay, chỉ có Quốc hội có quyền quy định việc cấm hay không cấm một hành vi kinh doanh, nhưng điều kiện kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành vẫn được cài cắm đâu đó trong cấp nghị định, thậm chí ở văn bản thấp hơn, tạo điều kiện cho các cán bộ vòi vĩnh, nhũng nhiễu.

Mà những điều đó, và nhiều rào cản kinh doanh khác nữa thì bản thân Luật Doanh nghiệp vừa thông qua không thể xử lý được. Cho nên, tinh thần cải cách của Luật Doanh nghiệp đang được làm mờ đi bởi các rào cản kinh doanh, các quy định mới trong các luật khác, các quy định khác. Đó là điều rất đáng suy nghĩ, kể cả khi đại dịch qua đi. Tuy nhiên, hi vọng rằng những rào cản này rồi sẽ được dỡ bỏ, bị triệt tiêu để thắp lên ngọn lửa xuyên suốt mà luật này đã mang lại cho xã hội, cho nền kinh tế Việt Nam.

Tư Giang

Tin bài khác
Chủ tịch VCCI: "Xanh hóa" chuỗi cung ứng là chiến lược phát triển bền vững

Chủ tịch VCCI: "Xanh hóa" chuỗi cung ứng là chiến lược phát triển bền vững

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nhấn mạnh logistics xanh và phát triển bền vững giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Sẽ có sàn giao dịch việc làm quốc gia, dữ liệu lao động cập nhật từng giờ

Sẽ có sàn giao dịch việc làm quốc gia, dữ liệu lao động cập nhật từng giờ

Luật Việc làm sửa đổi được đánh giá là một bước ngoặt lớn để thống nhất quản lý thị trường lao động, trọng tâm là vận hành sàn giao dịch việc làm quốc gia từ tháng 9/2025.
Đến ngày 30/9: An Giang nỗ lực giải ngân tối thiểu 70% vốn đầu tư công

Đến ngày 30/9: An Giang nỗ lực giải ngân tối thiểu 70% vốn đầu tư công

Ông Hồ Văn Mừng yêu cầu đến ngày 30/9/2025 tất cả các dự án phải giải ngân vốn đầu tư công tối thiểu 70% tại tỉnh An Giang; khẩn trương thực hiện quy hoạch phân khu, quy hoạch vùng.
Ngành du lịch Việt Nam cần đột phá chiến lược để trở thành trụ cột nền kinh tế

Ngành du lịch Việt Nam cần đột phá chiến lược để trở thành trụ cột nền kinh tế

Du lịch Việt Nam cần có chiến lược đột phá để phát huy tối đa tiềm năng, trở thành trụ cột kinh tế, đóng góp mạnh mẽ vào mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2045.
Hà Nội ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2026–2030

Hà Nội ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2026–2030

Chiều 9/7, tại Kỳ họp thứ 25, HĐND TP. Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết quy định một số nội dung chi và mức chi đặc thù nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn giai đoạn 2026–2030.
Công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc

Công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc

Theo các chuyên gia, công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc trong bối cảnh toàn cầu chuyển dịch sang kinh tế phát thải thấp, sạch và tuần hoàn.
Chủ tịch Vinasme: Cần phải hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thách thức

Chủ tịch Vinasme: Cần phải hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thách thức

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Nguyễn Văn Thân đề xuất cần trao quyền chính thức cho hiệp hội để đại diện, phản biện chính sách và đối thoại để giúp doanh nghiệp vượt thách thức.
Đầu tư công của Việt Nam tăng 40% trong nửa đầu năm 2025

Đầu tư công của Việt Nam tăng 40% trong nửa đầu năm 2025

Giải ngân đầu tư công đã có mức tăng ấn tượng 40% trong nửa đầu năm nay, theo số liệu từ Bộ Tài chính, phản ánh sự cải thiện trong thủ tục hành chính – một rào cản từng gây đình trệ giải ngân trong những năm trước.
UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam thêm 0,9%

UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam thêm 0,9%

Trong báo cáo cập nhật mới nhất, Ngân hàng UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2025 lên 6,9%, tăng 0,9 điểm phần trăm so với mức trước đó, nhấn mạnh vào sự phục hồi xuất khẩu và kỳ vọng từ đàm phán thuế quan với Mỹ.
Thương mại Việt Nam – EU nửa đầu năm 2025 xấp xỉ 36 tỷ USD

Thương mại Việt Nam – EU nửa đầu năm 2025 xấp xỉ 36 tỷ USD

Trong sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch thương mại Việt Nam - EU đạt gần 36 tỷ USD, trong đó xuất khẩu từ Việt Nam sang EU đạt 27,3 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu từ EU đạt 8,4 tỷ USD, tăng 6,4%.
Ông chủ Sunhouse đề xuất giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam vươn lên trong bối cảnh mới

Ông chủ Sunhouse đề xuất giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam vươn lên trong bối cảnh mới

Tại Diễn đàn Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2025 (VEGF) diễn ra chiều ngày 8/7, ông chủ Sunhouse đã đề xuất Việt Nam cần một chiến lược đồng hành toàn diện giữa Nhà nước và doanh nghiệp nếu muốn đạt được tăng trưởng hai con số.
"Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số, Việt Nam cần cán mốc trên 8% từ năm 2025"

"Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số, Việt Nam cần cán mốc trên 8% từ năm 2025"

Tại Diễn đàn Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đã đề xuất loạt giải pháp chiến lược nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, hướng đến mục tiêu phát triển 2045.
Tập đoàn Vale - doanh nghiệp quặng sắt số 1 thế giới "nhắm" Việt Nam làm trung tâm chuỗi cung ứng châu Á

Tập đoàn Vale - doanh nghiệp quặng sắt số 1 thế giới "nhắm" Việt Nam làm trung tâm chuỗi cung ứng châu Á

Tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng (Brazil), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Vale – “đại gia” toàn cầu trong lĩnh vực khai khoáng và luyện kim để thảo luận về định hướng hợp tác chiến lược giữa Vale và các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
Ngân hàng Nhà nước: Tín dụng toàn nền kinh tế vượt 17,2 triệu tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025

Ngân hàng Nhà nước: Tín dụng toàn nền kinh tế vượt 17,2 triệu tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025

Ngân hàng Nhà nước công bố tín dụng đạt 17,2 triệu tỉ đồng sau 6 tháng đầu 2025, tiếp tục điều hành linh hoạt để ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.
Hà Nội mở phiên chất vấn về vấn đề an toàn thực phẩm

Hà Nội mở phiên chất vấn về vấn đề an toàn thực phẩm

Kỳ họp thứ 25 HĐND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021–2026, khai mạc sáng 8/7/2025, dành thời lượng nửa ngày để thực hiện hoạt động chất vấn về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố, một vấn đề đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của cử tri và dư luận.