Thứ tư 16/07/2025 06:38
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Đề xuất cắt giảm 17 ngành nghề kinh doanh có điều kiện: Mơ hồ, chung chung

12/10/2020 00:00
Để tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, Bộ KH

Với mục tiêu hoàn thiện quy định ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và cắt giảm một số ngành, nghề không cần thiết, bất hợp lý, Bộ KH&ĐT đã soạn thảo Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp (DN), Luật Đầu tư. Theo đó, Bộ KH&ĐT đề xuất sửa đổi nhóm quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh. Các khái niệm về “ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện”, “điều kiện đầu tư kinh doanh”, “điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài” sửa đổi theo hướng làm rõ hình thức, nội dung cụ thể, nhằm bảo đảm tính khả thi, minh bạch trong quá trình thực hiện.

Điểm nổi bật nhất, ban soạn thảo đề xuất cắt giảm 17 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; sửa đổi 6 ngành, nghề và bổ sung 2 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Cơ sở để cắt giảm ngành nghề này dựa trên 4 tiêu chí, gồm: Bãi bỏ ngành, nghề không liên quan trực tiếp hoặc không chứng minh được có ảnh hưởng trực tiếp tới các nội dung quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng (khoản 2 Điều 14 Hiến pháp, Khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư); Bãi bỏ ngành, nghề đã được quản lý bằng quy chuẩn, tiêu chuẩn.

Bãi bỏ ngành, nghề mà chất lượng đầu ra của ngành nghề đó do thị trường, khách hàng lựa chọn, sàng lọc và quyết định. Bãi bỏ ngành nghề cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích có thể lựa chọn, kiểm soát thông qua đấu thầu, đặt hàng của nhà nước.

Trong số các ngành, nghề sửa đổi, bổ sung, có 4 ngành được sửa đổi để thu hẹp phạm vi áp dụng; các ngành, nghề còn lại được bổ sung để thống nhất với các luật có liên quan.

Dù đưa ra đề xuất trên nhưng Bộ KH&ĐT không chỉ rõ danh sách dự kiến, không đề xuất bãi bỏ ngành nghề cụ thể tổng số 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện (theo Luật Đầu tư năm 2014).

Trao đổi với PV Tiền Phong, một thành viên ban soạn thảo thuộc Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (Bộ KH&ĐT) cho biết, chưa thể công bố danh sách dự kiến các ngành nghề kinh doanh có điều kiện được cắt bỏ và cũng từ chối cho biết nguyên nhân không công bố.

Ông Nguyễn Hữu Quang, Giám đốc doanh nghiệp khai thác và chế biến đá tự nhiên tại Thanh Hóa cho biết, doanh nghiệp của ông trực thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện như kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp. Dù thuộc đối tượng được đề nghị bãi bỏ ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhưng đọc dự thảo ông Quang thấy rất mơ hồ.

“Tiêu chuẩn ngành nghề bãi bỏ đưa ra chung chung, chúng tôi không biết mình có trực thuộc ngành được bãi bỏ hay không để đề xuất. Ban soạn thảo nên đề xuất các ngành nghề cụ thể để doanh nghiệp trực tiếp góp ý mới hiệu quả”, ông Quang kiến nghị.

TS Lê Đăng Doanh, cho rằng, việc sửa đổi luật để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư là cần thiết. Trong bối cảnh thương mại toàn cầu ảnh hưởng bởi các yếu tố như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc, Việt Nam cần tạo điều kiện để DN trong nước phát triển. Việc bỏ bớt ngành nghề kinh doanh có điều kiện là phù hợp. Quá trình bãi bỏ ngành kinh doanh có điều kiện phải lắng nghe, khảo sát thật kỹ ý kiến doanh nghiệp để dự thảo luật sát với thực tế.

Theo đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong quá trình cắt giảm điều kiện kinh doanh, có nhiều nghị định đã bãi bỏ toàn bộ điều kiện kinh doanh của một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Ví dụ: Nghị định 154/2018 đã bãi bỏ hoàn toàn điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy; Nghị định 25/2018 bãi bỏ tất cả điều kiện kinh doanh đối với cơ sở in các sản phẩm in (trừ báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác, tem chống giả); Nghị định 100/2018 bãi bỏ toàn bộ điều kiện với đơn vị quản lí, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị, đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lí cây xanh, tổ chức tư vấn lập quy hoạch trong lĩnh vực vật liệu xây dựng…

“Việc cắt giảm một số ngành nghề kinh doanh đề cập trong luật sẽ giúp việc cắt giảm kinh doanh thực chất hơn so với ở cấp nghị định”, đại diện VCCI đánh giá.

Sẽ cấm kinh doanh đòi nợ thuê

Riêng ngành kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê, Bộ KH&ĐT đánh giá, thời gian qua, phát sinh tình trạng một số tổ chức, cá nhân không tuân thủ quy định của pháp luật khi kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê dẫn đến nhiều hệ quả tiêu cực đối với xã hội. Những vi phạm phổ biến là bên đòi nợ thu giữ, phá hoại tài sản trái pháp luật hoặc có hành vi đe dọa, trấn áp, khủng bố tinh thần gây hoang mang cho con nợ. Nhiều nơi đòi nợ thuê biến tướng hình thành các băng nhóm cưỡng đoạt tài sản, cho vay nặng lãi, “tín dụng đen”.

"Tiêu chuẩn ngành nghề bãi bỏ đưa ra chung chung, chúng tôi không biết mình có trực thuộc ngành được bãi bỏ hay không để đề xuất. Ban soạn thảo nên đề xuất các ngành nghề cụ thể để doanh nghiệp trực tiếp góp ý mới hiệu quả".

“Việc xem xét, hoàn thiện hệ thống pháp luật để quản lý chặt chẽ dịch vụ đòi nợ thuê là hết sức cần thiết, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, việc chuyển kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê từ ngành, nghề kinh doanh có điều kiện sang ngành, nghề cấm kinh doanh cần được xem xét, đánh giá tác động cụ thể đối với môi trường đầu tư kinh doanh và hệ thống pháp luật để bảo đảm quyền kinh doanh của người dân, doanh nghiệp trong những ngành, nghề luật không cấm theo quy định của Hiến pháp, Bộ luật Dân sự và Luật Đầu tư”, lãnh đạo Bộ KH&ĐT nêu trong tờ trình Chính phủ.

Đại diện Bộ KH&ĐT cho biết, sẽ tiếp tục phối hợp với bộ, ngành liên quan tiếp tục rà soát, nghiên cứu và đề xuất trình Chính phủ xem xét, báo cáo Quốc hội trong quá trình thảo luận về dự án luật này.

Theo Ngọc Linh

Tin bài khác
Từ bài học Hàn Quốc, Đài Loan đến chiến lược tăng trưởng mới cho Việt Nam

Từ bài học Hàn Quốc, Đài Loan đến chiến lược tăng trưởng mới cho Việt Nam

Tại Diễn đàn “Xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam giai đoạn 2026-2030, định hướng đến năm 2045”, TS. Nguyễn Bá Hùng đã chỉ ra những bài học tăng trưởng từ Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), đây là cơ sở để Việt Nam hoạch định con đường phát triển riêng.
Miễn thuế đất: Cú hích mới cho tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam

Miễn thuế đất: Cú hích mới cho tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam

Tái cơ cấu nông nghiệp, miễn thuế đất sản xuất... là chìa khóa mở ra kỷ nguyên mới cho nông nghiệp Việt Nam, thúc đẩy chuỗi giá trị và tăng sức cạnh tranh quốc tế.
Sáu câu hỏi cho tương lai kinh tế Việt Nam: Cần câu trả lời cấp thiết

Sáu câu hỏi cho tương lai kinh tế Việt Nam: Cần câu trả lời cấp thiết

Tại diễn đàn xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam, PGS. TS Nguyễn Hồng Sơn đã đặt ra những câu hỏi chiến lược, gợi mở hướng đi cho nền kinh tế Việt Nam.
Miễn thuế AI, bán dẫn "đòn bẩy" cho ngành công nghệ Việt Nam

Miễn thuế AI, bán dẫn "đòn bẩy" cho ngành công nghệ Việt Nam

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến miễn thuế cho doanh nghiệp công nghệ mới như AI, bán dẫn. Đây là giải pháp quan trọng thúc đẩy đổi mới, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.
Hoàn thiện chính sách lĩnh vực xây dựng nhằm phát trển kinh tế tư nhân

Hoàn thiện chính sách lĩnh vực xây dựng nhằm phát trển kinh tế tư nhân

Bộ Xây dựng yêu cầu các đơn vị tiếp tục rà soát, đề xuất sửa đổi các quy định pháp luật đang cản trở hoạt động đầu tư, sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.
IMF, WB đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu – Fitch Ratings vẫn giữ kỳ vọng tích cực

IMF, WB đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu – Fitch Ratings vẫn giữ kỳ vọng tích cực

Trong bức tranh kinh tế toàn cầu năm 2025 đầy biến động, đa phần các tổ chức tài chính lớn đều hạ dự báo tăng trưởng do tác động của căng thẳng thương mại, chính sách bất ổn và tâm lý thị trường suy giảm.
Tìm lời giải cho

Tìm lời giải cho 'bài toán' pháp lý đang trói chân doanh nghiệp

Hội thảo “Nhận diện khó khăn, vướng mắc do quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và kiến nghị” đã ghi nhận nhiều kiến nghị từ doanh nghiệp về bất cập pháp lý, thuế chồng thuế, thủ tục rườm rà, qua đó kêu gọi cải cách mạnh mẽ và thực chất.
Áp dụng hóa đơn điện tử mới: Vì sao hộ kinh doanh nhỏ lo phá sản?

Áp dụng hóa đơn điện tử mới: Vì sao hộ kinh doanh nhỏ lo phá sản?

Chính sách hóa đơn điện tử gây lo ngại trong cộng đồng kinh doanh nhỏ lẻ, VCCI đề xuất 7 nhóm kiến nghị cấp bách để giúp họ vượt khó trong giai đoạn chuyển đổi.
Định hình không gian phát triển chuỗi cung ứng và bán lẻ TP. Hồ Chí Minh

Định hình không gian phát triển chuỗi cung ứng và bán lẻ TP. Hồ Chí Minh

Với việc sáp nhập ba tỉnh TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, mở ra cho TP. Hồ Chí Minh (mới) một siêu đô thị đa cực, kết hợp giữa trung tâm hành chı́nh – tài chı́nh – tiêu dùng với vùng công nghiệp – logistics – cảng biển năng động.
Chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức từ điện than đến điện tái tạo

Chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức từ điện than đến điện tái tạo

Việt Nam đã và đang thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc thực hiện chuyển dịch năng lượng công bằng và bền vững, với cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Để hiện thực hóa mục tiêu này, điện than – nguồn năng lượng phát thải cao được định hướng sẽ giảm dần, nhường chỗ cho các nguồn năng lượng sạch.
Chủ tịch VCCI: "Xanh hóa" chuỗi cung ứng là chiến lược phát triển bền vững

Chủ tịch VCCI: "Xanh hóa" chuỗi cung ứng là chiến lược phát triển bền vững

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nhấn mạnh logistics xanh và phát triển bền vững giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Sẽ có sàn giao dịch việc làm quốc gia, dữ liệu lao động cập nhật từng giờ

Sẽ có sàn giao dịch việc làm quốc gia, dữ liệu lao động cập nhật từng giờ

Luật Việc làm sửa đổi được đánh giá là một bước ngoặt lớn để thống nhất quản lý thị trường lao động, trọng tâm là vận hành sàn giao dịch việc làm quốc gia từ tháng 9/2025.
Đến ngày 30/9: An Giang nỗ lực giải ngân tối thiểu 70% vốn đầu tư công

Đến ngày 30/9: An Giang nỗ lực giải ngân tối thiểu 70% vốn đầu tư công

Ông Hồ Văn Mừng yêu cầu đến ngày 30/9/2025 tất cả các dự án phải giải ngân vốn đầu tư công tối thiểu 70% tại tỉnh An Giang; khẩn trương thực hiện quy hoạch phân khu, quy hoạch vùng.
Ngành du lịch Việt Nam cần đột phá chiến lược để trở thành trụ cột nền kinh tế

Ngành du lịch Việt Nam cần đột phá chiến lược để trở thành trụ cột nền kinh tế

Du lịch Việt Nam cần có chiến lược đột phá để phát huy tối đa tiềm năng, trở thành trụ cột kinh tế, đóng góp mạnh mẽ vào mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2045.
Hà Nội ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2026–2030

Hà Nội ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2026–2030

Chiều 9/7, tại Kỳ họp thứ 25, HĐND TP. Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết quy định một số nội dung chi và mức chi đặc thù nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn giai đoạn 2026–2030.