Thứ bảy 19/07/2025 06:25
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Đằng sau niềm vui đón dòng FDI ‘sơ tán’ đến Việt Nam

12/10/2020 00:00
Chiến tranh thương mại đang kéo không ít nhà đầu tư ngoại đến Việt Nam nhưng sự xuất hiện này không phải là niềm vui bất tận.

Sau khoảng thời gian hơn 1 năm qua, chiến tranh thương mại đã trở thành cụm từ quen thuộc và cho đến nay, vẫn chưa hề có dấu hiệu kết thúc. Liên tiếp các đợt gia tăng thuế quan diễn ra và các lĩnh vực khác cũng “vạ lây” bởi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung.

Trong động thái gần nhất, Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ (USTR) tuyên bố loại bỏ một số sản phẩm của Trung Quốc ra khỏi danh sách đánh thuế mới nhất vì lý do sức khỏe, an toàn và an ninh quốc gia.

Đây là danh sách đánh thuế 10% được USTR công bố hồi giữa tháng 5 với tổng giá trị nhập khẩu vào Mỹ ở mức 300 tỷ USD, dự kiến có hiệu lực kể từ ngày 1/9 tới.

USTR cũng cho biết mức thuế 10% này sẽ được trì hoãn đến ngày 15/12/2019 đối với một số mặt hàng, bao gồm điện thoại di động, máy tính xách tay, máy chơi điện tử, một số đồ chơi, màn hình máy tính và một số mặt hàng giày dép, quần áo.

Vòng đánh thuế mới nhất từ Washington đồng nghĩa với việc gần như toàn bộ hàng hóa của Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ bị gia tăng thuế quan.

Tình trạng đối đầu thương mại kéo dài giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã khiến các nhà đầu tư nước ngoài rời khỏi Trung Quốc.

Thông tin từ Nikkei cho biết hơn 50 công ty toàn cầu, chủ yếu đến từ Nhật Bản, Mỹ đã thông báo hoặc cân nhắc về kế hoạch chuyển sản xuất ra ngoài Trung Quốc.

Apple đã kêu gọi các nhà cung cấp đánh giá việc chuyển khoảng 15 – 30% hoạt động sản xuất iPhone khỏi Trung Quốc cũng như sản xuất thử nghiệm tai nghe AirPods tại Việt Nam.

Thương hiệu máy tính HP và Dell cũng tính đến kế hoạch chuyển 30% hoạt động sản xuất máy tính cá nhân sang Đông Nam Á hoặc nơi khác Trung Quốc.

Hãng điện tử hàng đầu Nhật Bản và thế giới Sharp cách đây không lâu thông báo loại bỏ kế hoạch sản xuất màn hình LCD bán cho thị trường Mỹ tại Trung Quốc và thay vào đó, chuyển sang Việt Nam nhằm tránh thuế quan gia tăng.

Không chỉ vậy, nhiều doanh nghiệp của Trung Quốc cũng đang "theo chân" các nhà sản xuất nước ngoài chuyển ra khỏi quốc gia này nhằm giảm thiểu tác động của chiến tranh thương mại.

Chia sẻ tại sự kiện Café Quản trị tổ chức bởi Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD), PGS. TS. Phạm Thế Anh, Trưởng Bộ môn Kinh tế vĩ mô (Đại học Kinh tế quốc dân) cho rằng không nên quá kỳ vọng vào xu hướng dịch chuyển trên.

Không chỉ tại Mỹ hay Trung Quốc, thương mại toàn cầu đang bị ảnh hưởng bởi căng thẳng thương mại kéo dài. Ảnh: CNN

Những công ty quốc tế đổ vào Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp có nhiều trụ sở sản xuất, dịch chuyển theo xu hướng mở rộng quy mô tại Việt Nam.

Tuy nhiên, hiện không ít công ty băn khoăn với lựa chọn Việt Nam trước viễn cảnh “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa” có thể xảy ra.

Nguyên nhân xuất phát từ việc Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa qua cho biết có khả năng xem xét Việt Nam về vấn đề thao túng tiền tệ cũng như thặng dư thương mại với Mỹ.

Nếu bị liệt vào danh sách thao túng tiền tệ, Việt Nam sẽ đứng trước khả năng bị áp thuế giống như Trung Quốc hiện nay.

Đối với các doanh nghiệp nội địa của Trung Quốc, Việt Nam được xem là nơi tránh được thương chiến, có nhiều điểm tương đồng với nền kinh tế này và đã tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do.

Tuy nhiên, các công ty trên chủ yếu thuộc những ngành hàng như dệt may, da giày, may mặc hay linh kiện điện tử, tận dụng lợi thế nhiều lao động của Việt Nam bởi chủ yếu chỉ cần lắp ráp, gia công đơn giản.

PGS. TS. Phạm Thế Anh đánh giá “những thứ đó giải quyết công ăn việc làm rất nhiều cho Việt Nam nhưng giá trị gia tăng đối với thu nhập của người dân không đáng kể”.

Do đó, Việt Nam được nhận định cần thay đổi chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) ngay từ bây giờ.

“FDI đóng góp vào kinh tế Việt Nam thuần túy là sử dụng lao động nhưng trong khoảng 10 năm nữa, chúng ta không cần quá lo lắng về vấn đề lao động. Không cần ưu đãi gì thì Việt Nam cũng còn rất nhiều lợi thế. FDI cần Việt Nam chứ không chỉ Việt Nam cần FDI”.

Bên cạnh đó, trong 1 thập kỷ tới, lực lượng lao động hẹp lại rất nhiều so với cơ cấu dân số vàng hiện tại khi tăng trưởng dân số ở mức thấp.

Kiều Mai

Tin bài khác
TS. Nguyễn Tuấn Quang: Việt Nam khẩn trương xây dựng thị trường carbon quốc gia

TS. Nguyễn Tuấn Quang: Việt Nam khẩn trương xây dựng thị trường carbon quốc gia

Việt Nam đang gấp rút hoàn thiện hành lang pháp lý để vận hành thử nghiệm thị trường carbon cuối năm 2025. Đây là giải pháp then chốt hiện thực hóa cam kết Net Zero 2050.
Không để gián đoạn dòng chảy vốn đầu tư công nửa cuối năm 2025

Không để gián đoạn dòng chảy vốn đầu tư công nửa cuối năm 2025

Với tổng kế hoạch vốn đầu tư công lên tới hơn 818.000 tỷ đồng, Chính phủ đang đặt mục tiêu giải ngân 100% kế hoạch trong năm 2025. Đây là thách thức không nhỏ, nhưng theo những tín hiệu tích cực từ kết quả 6 tháng đầu năm, mục tiêu này không phải là bất khả thi.
Đà Nẵng kiến nghị Chính phủ cho thí điểm một số cơ chế đặc thù tạo động lực cho mô hình tăng trưởng mới

Đà Nẵng kiến nghị Chính phủ cho thí điểm một số cơ chế đặc thù tạo động lực cho mô hình tăng trưởng mới

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương về kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 và các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện mục tiêu tăng trưởng năm 2025, lãnh đạo TP. Đà Nẵng đã kiến nghị loạt giải pháp lớn để đạt mục tiêu tăng trưởng.
Phát triển năng lượng tái tạo: Giải pháp bền vững cho an ninh năng lượng và thích ứng biến đổi khí hậu

Phát triển năng lượng tái tạo: Giải pháp bền vững cho an ninh năng lượng và thích ứng biến đổi khí hậu

Trong bối cảnh nhu cầu điện ngày càng tăng cùng với áp lực từ biến đổi khí hậu, Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn trong đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững.
Sàn giao dịch carbon sắp vận hành, Việt Nam quyết liệt chuyển dịch xanh

Sàn giao dịch carbon sắp vận hành, Việt Nam quyết liệt chuyển dịch xanh

Ngày 17/7/2025, Bộ Tài chính phối hợp cùng Chương trình Đối tác Chuyển dịch Năng lượng Đông Nam Á (ETP - UNOPS) tổ chức Hội thảo tham vấn về xây dựng mô hình vận hành sàn giao dịch tín chỉ các-bon, nhằm chuẩn bị cho giai đoạn thí điểm thị trường các-bon từ năm 2025 đến 2028.
Người lao động mong tăng lương tối thiểu để ổn định sống

Người lao động mong tăng lương tối thiểu để ổn định sống

Giữa bối cảnh lạm phát và chi phí sinh hoạt tăng, người lao động Việt Nam đang rất mong mỏi tăng lương tối thiểu để đảm bảo cuộc sống ổn định.
Chuyển đổi số khu vực công: Nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Chuyển đổi số khu vực công: Nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Sáng 17/7 tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn “Chuyển đổi số khu vực công – Tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội”, thu hút các đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, viện nghiên cứu, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức công nghệ, cùng nhiều chuyên gia trong và ngoài nước.
TP. Hồ Chí Minh đón hơn 5,2 tỷ USD kiều hối trong nửa đầu năm 2025

TP. Hồ Chí Minh đón hơn 5,2 tỷ USD kiều hối trong nửa đầu năm 2025

Theo số liệu vừa công bố từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh Khu vực 2, tổng lượng kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt 5,23 tỷ USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Phan Đức Hiếu: Cải cách thực chất phải đi từ tư duy đến hành động

Ông Phan Đức Hiếu: Cải cách thực chất phải đi từ tư duy đến hành động

Theo ông Phan Đức Hiếu, Nghị quyết 68 hướng đến giảm phiền hà, tăng bảo vệ và khơi thông nguồn lực cho doanh nghiệp tư nhân. Báo chí cần hiểu sâu sắc để phản biện hiệu quả.
Thúc đẩy cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân vì mục tiêu tăng trưởng

Thúc đẩy cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân vì mục tiêu tăng trưởng

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2025, Bộ Tài chính đề xuất cần tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 198/2025/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.
Bộ Tài chính đề xuất hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025: Hà Nội cần đạt 8,5%

Bộ Tài chính đề xuất hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025: Hà Nội cần đạt 8,5%

Sáng 16/7, tại Hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ và các địa phương nhằm thảo luận về kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 và các nhiệm vụ, giải pháp triển khai, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết Bộ đã xây dựng và trình hai kịch bản tăng trưởng cho năm 2025.
Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp APEC vì tương lai xanh và số

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp APEC vì tương lai xanh và số

Ngày 16/7, tại Khách sạn Pullman thành phố Hải Phòng, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường đã tham dự và phát biểu khai mạc Kỳ họp lần thứ ba năm 2025 của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC III).
Từ bài học Hàn Quốc, Đài Loan đến chiến lược tăng trưởng mới cho Việt Nam

Từ bài học Hàn Quốc, Đài Loan đến chiến lược tăng trưởng mới cho Việt Nam

Tại Diễn đàn “Xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam giai đoạn 2026-2030, định hướng đến năm 2045”, TS. Nguyễn Bá Hùng đã chỉ ra những bài học tăng trưởng từ Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), đây là cơ sở để Việt Nam hoạch định con đường phát triển riêng.
Miễn thuế đất: Cú hích mới cho tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam

Miễn thuế đất: Cú hích mới cho tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam

Tái cơ cấu nông nghiệp, miễn thuế đất sản xuất... là chìa khóa mở ra kỷ nguyên mới cho nông nghiệp Việt Nam, thúc đẩy chuỗi giá trị và tăng sức cạnh tranh quốc tế.
Sáu câu hỏi cho tương lai kinh tế Việt Nam: Cần câu trả lời cấp thiết

Sáu câu hỏi cho tương lai kinh tế Việt Nam: Cần câu trả lời cấp thiết

Tại diễn đàn xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam, PGS. TS Nguyễn Hồng Sơn đã đặt ra những câu hỏi chiến lược, gợi mở hướng đi cho nền kinh tế Việt Nam.