Thứ tư 27/11/2024 13:41
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Yên Bái: Hiệu quả từ việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội

09/07/2024 11:54
Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững của tỉnh.

Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và các cấp uỷ, chính quyền địa phương đã đẩy mạnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội, xác định đây là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm trong chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và cả giai đoạn. Đồng thời tăng cường chỉ đạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng chính sách xã hội đối với hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn, chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp tốt với Ngân hàng chính sách xã hội, ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương để bổ sung vốn cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn. Làm tốt công tác điều tra, rà soát, xác định đối tượng vay vốn các chương trình tín dụng chính sách để các đối tượng chính sách được thụ hưởng kịp thời các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ. Đến nay, cơ bản những đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đủ điều kiện, có nhu cầu vay vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo đều đã được đáp ứng nhu cầu vay.

Cán bộ Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Trấn Yên trao đổi với các tổ vay vốn Hội nông dân xã Y Can
Cán bộ Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Trấn Yên trao đổi với các tổ vay vốn Hội nông dân xã Y Can. (Ảnh: Cổng TTĐT)

Đến 30/4/2024, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Yên Bái đạt trên 5.102 tỷ đồng, tăng 196,2% so với năm 2014. Trong giai đoạn 2014-2024, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã thực hiện cho vay được 224.314 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách với doanh số trên 8.915 tỷ đồng. Từ nguồn vốn đó đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. 10 năm qua, số lượt hộ vay vốn đã vượt qua ngưỡng nghèo 91.985 hộ; tỷ lệ giảm nghèo bình quân từ 3-4%/năm; 1.024 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học; 20.853 lao động có việc làm từ quỹ quốc gia về việc làm; 339 lao động được đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; 114.326 công trình nước sạch vệ sinh môi trường ở nông thôn được xây dựng; 3.100 nhà cho hộ nghèo và đối tượng chính sách được xây dựng; có 38.050 lượt hộ sản xuất kinh doanh, thương nhân ở các xã thuộc vùng khó khăn được vay vốn để thực hiện phương án kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Việc triển khai hoạt động tín dụng chính sách xã hội không những tạo điều kiện về vốn mà còn giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách thay đổi nhận thức, tư duy về kinh tế, từ việc trước đây quen với được nhà nước trợ cấp, cho không, đến nay các hộ dân đã chủ động tham gia vào tổ tiết kiệm và vay vốn mạnh dạn vay vốn để làm ăn phát triển kinh tế gia đình, tính toán hiệu quả vốn vay, thực hành tiết kiệm để trả nợ gốc và lãi.

Đến 30/4/2024 trên địa bàn tỉnh Yên Bái triển khai 18 chương trình tín dụng chính sách, 86.291 hộ gia đình đang vay vốn với tổng dư nợ 5.093,4 tỷ đồng, trong đó riêng dư nợ chương trình cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo chiếm 52,8% tổng dư nợ. Tỷ trọng vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế hộ gia đình chiếm 84,6%, vốn đầu tư vào các chương trình an sinh xã hội chiếm 15,4%. Vốn tín dụng chính sách đã thực sự giúp hộ nghèo, hộ chính sách nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống và từng bước thoát nghèo. Chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Yên Bái luôn duy trì ổn định, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 0,1% so với tổng dư nợ, giảm 0,04% so với năm 2014.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 40-CT/TW, thời gian tới, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tiếp tục tập trung huy động nguồn lực và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội; tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW, quan tâm bố trí nguồn lực từ ngân sách địa phương để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội; đẩy mạnh tuyên truyền về các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi, nhất là những chương trình tín dụng mới; tăng cường củng cố, nâng cao chất lượng tổ tiết kiệm và vay vốn, hoạt động của điểm giao dịch xã, phường, thị trấn; đảm bảo 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận và sử dụng dịch vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội.

PV (T/h)

Tin bài khác
Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, khó giảm trong tương lai

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, khó giảm trong tương lai

Dù có dấu hiệu ổn định, giá chung cư Hà Nội vẫn duy trì đà tăng mạnh. Nguồn cung thiếu hụt và nhu cầu lớn khiến giá khó giảm, nhưng sẽ không còn tăng “nóng”.
Thuế bất động sản: Biện pháp mới để kiểm soát đầu cơ

Thuế bất động sản: Biện pháp mới để kiểm soát đầu cơ

Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh thuế thu nhập cá nhân theo thời gian sở hữu bất động sản, nhằm giảm đầu cơ và góp phần ổn định thị trường bất động sản.
Chuyên gia Savill:  Khu vực Tây Hồ Tây - Điểm sáng của thị trường văn phòng Hà Nội

Chuyên gia Savill: Khu vực Tây Hồ Tây - Điểm sáng của thị trường văn phòng Hà Nội

Theo bà Trịnh Huỳnh Mai, Phó Giám đốc Savills Hà Nội, Tây Hồ Tây sẽ trở thành điểm sáng của thị trường văn phòng Hà Nội nhờ lợi thế về tiện ích và các dự án.
Yêu cầu giải quyết dứt điểm vướng mắc bất động sản, tránh "hình sự hóa"

Yêu cầu giải quyết dứt điểm vướng mắc bất động sản, tránh "hình sự hóa"

Quốc hội yêu cầu giải quyết dứt điểm các dự án bất động sản vướng pháp lý, tránh "hình sự hóa" quan hệ kinh tế – dân sự và làm rõ “không hợp thức hóa vi phạm”.
Nhà ở vừa túi tiền: Thực trạng và giải pháp cần thực hiện

Nhà ở vừa túi tiền: Thực trạng và giải pháp cần thực hiện

Nguồn cung nhà ở vừa túi tiền ngày càng thiếu hụt tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM. Cần có các giải pháp can thiệp từ Chính phủ để giải quyết vấn đề này.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Tác động lớn đến bất động sản địa phương

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Tác động lớn đến bất động sản địa phương

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam giúp cải thiện giao thông mà còn tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản và phát triển kinh tế các địa phương.
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng: Triển vọng và thách thức

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng: Triển vọng và thách thức

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, song vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Các chuyên gia đánh giá tiềm năng tăng trưởng và cần cải thiện chất lượng các sản phẩm.
Thanh Hóa sắp có khu công nghiệp công nghệ thông minh rộng hơn 178,5 ha

Thanh Hóa sắp có khu công nghiệp công nghệ thông minh rộng hơn 178,5 ha

Phó Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định chấp thuận đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp WHA Smart Technology tại Thanh Hóa.
Quy hoạch tỉnh Bình Phước: Định hướng phát triển toàn diện, bền vững

Quy hoạch tỉnh Bình Phước: Định hướng phát triển toàn diện, bền vững

Tỉnh Bình Phước, nằm ở vị trí chiến lược là cửa ngõ giao lưu kinh tế giữa Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và quốc tế, đang thực hiện quy hoạch phát triển cho giai đoạn 2021-2030, với tầm nhìn đến năm 2050.
Bình Thuận đối mặt bài toán quy hoạch vùng ven biển

Bình Thuận đối mặt bài toán quy hoạch vùng ven biển

Bình Thuận, với chiều dài bờ biển 192km, đang đối mặt với nhiều thách thức trong công tác quy hoạch và phát triển dự án ven biển.
Thí điểm mở rộng đất làm nhà ở thương mại: Động lực mới cho thị trường bất động sản

Thí điểm mở rộng đất làm nhà ở thương mại: Động lực mới cho thị trường bất động sản

Cơ chế thí điểm cho phép chuyển đổi đất nông nghiệp, phi nông nghiệp thành đất ở thương mại mang lại kỳ vọng lớn, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức.
TP.HCM đầu tư 35.000 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng với 5 dự án BOT

TP.HCM đầu tư 35.000 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng với 5 dự án BOT

TP.HCM tập trung phát triển hạ tầng với 5 dự án BOT, tổng vốn hơn 35.000 tỷ đồng, nhằm nâng cấp cửa ngõ, giảm ùn tắc, và cải thiện kết nối vùng trong tương lai.
Giá trị xã hội: Yếu tố mới không thể thiếu trong bất động sản

Giá trị xã hội: Yếu tố mới không thể thiếu trong bất động sản

Các nhà phát triển, các nhà đầu tư cùng với các bên liên quan đang dần bắt đầu xem giá trị xã hội trong một dự án như một khoản đầu tư, chứ không là chi phí.
Các “ông lớn” đua nhau đổ tiền vào bất động sản công nghiệp Việt Nam

Các “ông lớn” đua nhau đổ tiền vào bất động sản công nghiệp Việt Nam

Bất động sản công nghiệp Việt Nam thu hút mạnh mẽ vốn FDI nhờ vị trí chiến lược, chi phí cạnh tranh và phát triển khu công nghiệp hiện đại, mở ra cơ hội.
Đồng Nai "mở đường" cho đầu tư bất động sản bằng loạt quy định mới

Đồng Nai "mở đường" cho đầu tư bất động sản bằng loạt quy định mới

Quy định mới cho thấy nỗ lực của tỉnh Đồng Nai trong việc cải thiện môi trường đầu tư bất động sản và kinh doanh, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người dân.