Thứ sáu 09/05/2025 14:18
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Xu hướng CPI và những giải pháp kiểm soát lạm phát những tháng cuối năm

29/09/2023 17:19
Dự báo nhiều yếu tố có thể tác động làm tăng lạm phát trong những tháng cuối năm, bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê Tổng hợp, Tổng cục Thống kê đã đưa ra những giải pháp kiểm soát lạm phát, đảm bảo thực hiện mục tiêu 2023.

Việt Nam - điểm sáng kiểm soát lạm phát của châu Á

Nhìn nhận về tình hình kinh tế thế giới trong 9 tháng qua, bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê Tổng hợp, Tổng cục Thống kê cho rằng: Các nền kinh tế lớn đang phải đối mặt với tăng trưởng thấp, cầu tiêu dùng trên toàn cầu suy giảm. Điều này ảnh hưởng đến xuất khẩu, cung – cầu và thị trường thế giới. Thời gian qua, thiên tai diễn ra ở nhiều nơi làm phát sinh nhiều mối đe dọa đến an ninh lương thực. Tất cả các yếu tố này tác động tới lạm phát thế giới.

Mặc dù lạm phát thế giới đang giảm dần nhưng so với mục tiêu dài hạn của các nước thì mức hiện tại vẫn đang cao với nhiều quốc gia. Tại châu Á vào tháng 8, chỉ số CPI của Lào tăng 25,9%, Philipin tăng 5,3%, Hàn Quốc tăng 3,4% và Việt Nam tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 9 tháng đầu năm, CPI Việt Nam ở mức 3,16%, có thể thấy Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước kiểm soát tốt lạm phát.

Giá xăng dầu là một trong những yếu tố tác động lớn tới chỉ số CPI
Giá xăng dầu là một trong những yếu tố tác động lớn tới chỉ số CPI.

Vụ trưởng Vụ Thống kê Tổng hợp đã phân tích những yếu tố giúp Việt Nam kiểm soát lạm phát trong 9 tháng qua. Thứ nhất, Việt Nam có độ mở kinh tế lớn, nên khi kinh tế thế giới có sự thay đổi sẽ tác động rất nhanh tới kinh tế Việt Nam. Trong đó có thể kể tới giá xăng dầu thế giới trong thời gian vừa qua. Xăng dầu là mặt hàng chiếm tỷ trọng khá lớn trong rổ hàng hóa tính CPI. Cụ thể, khi giá xăng dầu tăng/giảm 10% sẽ tác động làm cho CPI tăng/giảm 0,36 điểm %. Do đó, chỉ số giá nhóm xăng dầu trong nước 9 tháng qua giảm 15,26% so với cùng kỳ năm trước đã tác động làm cho CPI chung giảm 0,55 điểm %. Bên cạnh đó, giá gas trong nước giảm 10,21% đã tác động làm CPI giảm 0,15 điểm %. Như vậy, riêng mặt hàng xăng dầu và mặt hàng gas thì đã làm CPI giảm 0,7 điểm %.

Nguyên nhân thứ hai theo Vụ trưởng là từ nhóm hàng lương thực thực phẩm. Nhóm hàng này chiếm tỷ trọng lớn trong rổ tính CPI và chiếm khoảng 25% tổng chi tiêu của người dân. Mặt hàng này thường xuyên được Bộ, ngành, địa phương quan tâm ổn định giá cả. Việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân giúp kiềm chế lạm phát, kiềm chế tốc độ tăng CPI trong thời gian vừa qua.

Thứ ba, các dịch vụ do nhà nước quản lý trong thời gian qua được Chính phủ điều hành rất thận trọng, để có thể kiểm soát lạm phát, ổn định cuộc sống người dân. Như việc thời gian qua giá dịch vụ y tế không tăng, giữ ổn định học phí, hay như việc giá điện từ tháng 5 cũng chỉ tăng 3% nên tác động của giá điện và CPI không lớn.

Nhiều giải pháp để kiểm soát lạm phát cuối năm

Đánh giá về tình hình lạm phát cuối năm, Vụ trưởng Nguyễn Thu Oanh dự báo: "Chúng tôi quan sát chỉ số CPI từ đầu năm tới nay thì thấy trong 6 tháng đầu năm giảm dần. Nếu tháng 1 là 4,8% thì tháng 6 chỉ còn 2%. Nhưng từ tháng 7 lại có xu hướng tăng dần và tới tháng 9 tới mức 3,66%. Chúng tôi dự báo các tháng còn lại của năm sẽ có xu hướng tiếp tục tăng lên".

Theo đó, Vụ trưởng đưa ra những yếu tố sẽ làm tăng lạm phát trong những tháng cuối năm. Thứ nhất là việc tăng lương cơ bản 20% sẽ tác động đến các hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, ví dụ như giá dịch vụ khám chữa bệnh thời gian tới sẽ tăng theo mức lương cơ sở.

Thứ hai là giá các mặt hàng may mặc thường sẽ tăng vào cuối năm do nhu cầu sử dụng tăng cao, đặc biệt là trong dịp lễ Tết.

Thứ ba là giá xăng dầu. Vì giá xăng dầu rất khó dự đoán, hiện đang có xu hướng tăng trở lại. Cơ quan năng lượng quốc tế cũng dự báo nguồn cung năm 2023 vẫn sẽ thiếu hụt, một số nước cũng đang tích cục bổ sung dự trữ xăng dầu. Nên nếu giá xăng dầu thế giới tiếp tục tăng sẽ tác động ngay tới giá xăng dầu trong nước.

Thứ tư là giá gạo trong nước tăng theo giá gạo của thế giới do lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ, Nga hay là UAE làm hạn chế nguồn cung.

Du lịch phục hồi sẽ tác động làm tăng khả năng lạm phát cuối năm
Du lịch phục hồi sẽ tác động làm tăng khả năng lạm phát cuối năm.

Thứ năm là du lịch sẽ tiếp tục phục hồi, tiếp tục tác động tới giá của nhiều nhóm hàng trong tính CPI (ăn uống ngoài gia đình, văn hóa, giải trí,…).

Thứ sáu là thiên tai và dịch bệnh. Có khả năng làm tăng giá lương thực, thực phẩm cục bộ ở một số địa phương bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố có thể gây lạm phát trên, Tổng cục Thống kê cho rằng, vẫn có những thuận lợi cho Việt Nam kiểm soát lạm phát khi mà lạm phát thế giới hiện nay vẫn trong xu hướng hạ nhiệt. Xu hướng này giúp giảm bớt áp lực cho Việt Nam về kênh nhập khẩu lạm phát, cùng với đó là yếu tố tâm lý.

Trao đổi câu hỏi của PV Doanh nghiệp & Hội nhập về kiểm soát lạm phát cuối năm tại buổi Họp báo của Tổng cục Thống kê diễn ra ngày 29/9, Vụ trưởng Nguyễn Thu Oanh đề xuất: Trước hết, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương kiểm soát chặt chẽ diễn biến giá cả thế giới để kịp thời cảnh báo các nguy cơ có thể tác động vào lạm phát của Việt Nam. Từ đó các biện pháp ứng phó phù hợp nhằm đảm bảo nguồn cung và điều hành giá trong nước.

Bbà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê Tổng hợp, Tổng cục Thống kê (ngoài cùng bên phải) tại cuộc Họp báo ngày 29/9
Bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê Tổng hợp, Tổng cục Thống kê (ngoài cùng bên phải) giải đáp câu hỏi của phóng viên tại cuộc Họp báo ngày 29/9.

Các Bộ, ngành, địa phương phải chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng làm sao đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân, nhất là mặt hàng lương thực, thực phẩm, dịch vụ thiết yếu.

Cần kiểm soát giá nguyên, nhiên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất. Cần tăng cường sử dụng nguyên, nhiên vật liệu thay thế cho nhập khẩu.

Qua kết quả CPI 9 tháng đầu năm, có thể thấy còn dư địa cho điều chỉnh giá dịch vụ do nhà nước quản lý trong những tháng cuối năm. Tuy nhiên cần quyết định mức độ, thời điểm điều chỉnh hợp lý làm sao phù hợp, đảm bảo ổn định xã hội và cuộc sống người dân.

Và cuối cùng, Vụ trưởng cho rằng, Chính phủ cần tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, chủ động. Phối hợp chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa và các chính sách khác để đảm bảo mục tiêu mà Quốc hội đề ra trong năm nay.

Hà Linh

Tin bài khác
TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

Việc sáp nhập TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu hứa hẹn hình thành một siêu đô thị năng động, thúc đẩy phát triển kinh tế, đô thị vùng Đông Nam Bộ.
Vì sao thuê nhà là lựa chọn thực tế của giới trẻ hiện nay?

Vì sao thuê nhà là lựa chọn thực tế của giới trẻ hiện nay?

Trong bối cảnh giá bất động sản tăng “chóng mặt”, giới trẻ đang chuyển từ khát khao "an cư" sang lựa chọn thuê nhà như một cách để tối ưu hoá tài chính và linh hoạt cuộc sống.
Mua nhà ở xã hội: Cẩn thận mất trắng vì môi giới lừa đảo

Mua nhà ở xã hội: Cẩn thận mất trắng vì môi giới lừa đảo

Nhiều người dân tại Hà Nội đã mất hàng trăm triệu đồng khi tin vào lời hứa "suất ngoại giao" từ môi giới không chính thống. Chuyên gia cảnh báo cần thận trọng để tránh rủi ro tài chính.
Quảng Ngãi thông qua quy hoạch 2 khu công nghiệp, dịch vụ rộng hơn 3.300 ha

Quảng Ngãi thông qua quy hoạch 2 khu công nghiệp, dịch vụ rộng hơn 3.300 ha

HĐND tỉnh Quảng Ngãi vừa thông qua quy hoạch phân khu xây dựng tỉ lệ 1/2000 Khu dịch vụ hỗn hợp Đông Dung Quất và Khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Tây Bắc Dung Quất có diện tích hơn 3.300 ha.
Hà Nội triển khai chính sách bán căn hộ nhà ở xã hội sau 5 năm cho thuê

Hà Nội triển khai chính sách bán căn hộ nhà ở xã hội sau 5 năm cho thuê

Hà Nội triển khai chính sách bán căn hộ nhà ở xã hội sau 5 năm cho thuê, mở ra cơ hội sở hữu nhà cho người thu nhập thấp. Tuy nhiên, liệu đây có phải là giải pháp hiệu quả?
Bất động sản Bình Thuận: Thị trường cải thiện nhờ sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và tiềm năng du lịch

Bất động sản Bình Thuận: Thị trường cải thiện nhờ sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và tiềm năng du lịch

Theo số liệu ghi nhận, tâm lý thị trường Bất động sản Bình Thuận có phần cải thiện nhờ vào sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và tiềm năng du lịch của tỉnh, nhưng sự phục hồi này không đồng đều giữa các loại hình bất động sản.
Nguồn cung căn hộ TP.HCM Quý I/2025: Phân khúc nhà ở vừa túi tiền gặp khó

Nguồn cung căn hộ TP.HCM Quý I/2025: Phân khúc nhà ở vừa túi tiền gặp khó

Thị trường căn hộ TP.HCM năm 2025 đối mặt với sự thiếu hụt nguồn cung, đặc biệt ở phân khúc nhà ở vừa túi tiền, gây khó khăn cho người mua có ngân sách hạn chế.
Bất động sản đối mặt với thách thức gì khi Mỹ áp thuế 46% ?

Bất động sản đối mặt với thách thức gì khi Mỹ áp thuế 46% ?

Bà Cao Thị Lan Hương, Phó Tổng Giám đốc Taseco Land, chia sẻ về ảnh hưởng của chính sách thuế quan Mỹ đối với thị trường bất động sản Việt Nam và đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp.
KBC đầu tư gần 11.5 nghìn tỷ đồng xây dựng KCN Phú Bình - Thái Nguyên

KBC đầu tư gần 11.5 nghìn tỷ đồng xây dựng KCN Phú Bình - Thái Nguyên

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Phú Bình tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, với tổng vốn đầu tư gần 11.5 nghìn tỷ đồng.
Biến động trái chiều giá căn hộ ở Hà Nội trong quý 1/2025

Biến động trái chiều giá căn hộ ở Hà Nội trong quý 1/2025

Thị trường căn hộ Hà Nội trong quý 1/2025 chứng kiến nghịch lý: giá sơ cấp tiếp tục tăng cao, trong khi giá thứ cấp lại điều chỉnh giảm, phản ánh áp lực cân bằng cung - cầu rõ nét.
Phê duyệt đề án điều chỉnh quy hoạch TP.Dĩ An - Bình Dương tới năm 2045

Phê duyệt đề án điều chỉnh quy hoạch TP.Dĩ An - Bình Dương tới năm 2045

Quy hoạch TP.Dĩ An cùng với quy hoạch tổng thể tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 sẽ được xem xét điều chỉnh, tích hợp phù hợp với định hướng phát triển trong bối cảnh hành chính mới.
Bộ Tài chính đề xuất mở rộng miễn, giảm tiền thuê đất từ năm 2025

Bộ Tài chính đề xuất mở rộng miễn, giảm tiền thuê đất từ năm 2025

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định mới nhằm mở rộng đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất, sử dụng đất từ năm 2025, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, hộ dân và tổ chức phi lợi nhuận phục hồi sau dịch.
TP. Tân Uyên - Bình Dương: Hoàn thành điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2040

TP. Tân Uyên - Bình Dương: Hoàn thành điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2040

TP.Tân Uyên đã hoàn tất điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2040, bảo đảm sự đồng bộ với quy hoạch tổng thể của tỉnh Bình Dương.
Chứng chỉ môi giới bất động sản:  Điểm nghẽn cần tháo gỡ khẩn cấp

Chứng chỉ môi giới bất động sản: Điểm nghẽn cần tháo gỡ khẩn cấp

Gần 90% môi giới bất động sản chưa có chứng chỉ hành nghề hợp lệ. Thể chế vướng mắc, kỳ thi chưa tổ chức, thị trường đứng trước nguy cơ thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng.
Thị trường bất động sản Hà Nội quý I: Giao dịch chững, giá vẫn tăng

Thị trường bất động sản Hà Nội quý I: Giao dịch chững, giá vẫn tăng

Dù nguồn cung và lượng giao dịch giảm mạnh trong quý I/2025, thị trường bất động sản căn hộ và nhà phố Hà Nội vẫn ghi nhận xu hướng tăng giá rõ rệt, đặc biệt tại các khu đại đô thị.