VINASME: Tổ chức Hội thảo “Tác động của dịch bệnh Covid-19 đến các DNNVV”

16:40 27/11/2020

Ngày 26/11/2020, tại Hà Nội, Hiệp hội DNNVV (VINASME), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Viện Nghiên cứu Trường đại học Nội vụ Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Tác động của dịch bệnh Covid-19 đến các DNNVV”. Đây là kết quả sau hơn 2 tháng khảo sát đánh giá tác động của đại dịch Covid-19 đối với một số DN thuộc 3 lĩnh vực điển hình là vận tải, du lịch và các tiểu thương.

TS. Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký VINASME.
TS. Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký VINASME..

Đến tham dự Hội thảo khoa học còn có ông Nguyễn Văn Từ - UVBTV, Chánh Văn phòng VINASME; Bà Hoàng Thị Hồng - Chủ tịch Hội đồng thành viên Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; Ông Nguyễn Hoa Cương - Phó Viện trưởng, Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương; Bà Quách Tường Vy - Phó Cục Trưởng Cục 3, Cơ quan giám sát ngân hàng; TS Nguyễn Văn Hoạt - Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu phát triển Hà Nội; PGS TS Trần Thị Thanh Tú - Trưởng khoa Tài chính Ngân hàng, Đại học Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội; TS Võ Trí Thành - Viện Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh; TS Nguyễn Trí Hiếu - Viện Khoa học Quản trị DNNVV, đơn vị trực thuộc VINASME; Ông Tuấn Anh - Giám đốc Khối NHDN SHB; Ông Đỗ Văn Hải - Trưởng phòng khách hàng SME BIDV và đại diện Viện Nghiên cứu và Phát triển thuộc Trường đại học Nội vụ Hà Nội (đơn vị tham gia trong việc thực hiện chương trình khảo sát) và một số doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng trên địa bàn TP. Hà Nội cùng một số cơ quan thông tấn báo chí đã đến tham dự và đưa tin.

Về phía ngân hàng Phát triển Châu Á có ông Andrew Jefferies - Giám đốc ADB tại Việt Nam; TS Nguyễn Minh Cường - Kinh tế trưởng, Cơ quan đại diện ADB tại Việt Nam.

Phát biểu khai mạc, TS Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký VINASME cho biết, năm 2020, sự bùng phát dịch của Covid-19 đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trên toàn cầu. Điều này khiến nhiều ngành kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong đó có lĩnh vực vận tải, du lịch và tiểu thương. Với kết quả thu được từ cuộc khảo sát, hội thảo mong muốn lắng nghe những ý kiến tham vấn, phản biện từ các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế tài chính và một số cơ quan bộ, ngành liên quan nhằm hoàn thiện báo cáo nghiên cứu. Kết quả báo cáo hoàn thiện sau hội thảo là cơ sở để đưa ra những giải pháp nhằm giúp các DNNVV vượt qua khó khăn, phát triển bền vững góp phần thúc đẩy thực hiện thành công “mục tiêu kép” của Chính phủ Việt Nam. 

Toàn cảnh hội nghị.
Toàn cảnh hội nghị.

Theo kết quả khảo sát các DNNVV diễn ra từ ngày 29/7/2020 đến ngày 27/9/2020 cho thấy tác động của dịch Covid-19 là rất nặng nề về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, lao động, đầu ra, vốn, doanh thu… Theo đó, với các DN ngành du lịch, doanh thu quý I/2020 giảm 66,93% so với cùng kỳ, doanh thu tháng 4/2020 giảm 73,08% so với cùng kỳ, và đến tháng 5/2020 doanh thu có tăng nhẹ tuy nhiên vẫn giảm 73,72% so với cùng kỳ. Trong khi đó, các DN ngành vận tải có doanh thu quý I⁄2020 giảm 60,93% so với cùng kỳ, doanh thu tháng 4/2020 giảm 55% so với cùng kỳ, và đến tháng 5/2020 doanh thu có tăng nhẹ, tuy nhiên vẫn giảm 39,12% so với cùng kỳ. Đặc biệt, các tiểu thương là nhóm có quy mô và nguồn vốn nhỏ, tập trung vào các lĩnh vực phục vụ tiêu dùng thiết yếu nên chịu tác động càng lớn. Khi xảy ra dịch bệnh, các chi phí phát sinh lớn và nguồn cung giảm sút dẫn đến ảnh hưởng rất mạnh đến doanh thu. Cụ thể, doanh thu quý I/2020 giảm 70% so với cùng kỳ; doanh thu tháng 4/2020 giảm 55% so với cùng kỳ; và đến tháng 5/2020 doanh thu có tăng nhẹ tuy nhiên vẫn giảm 50% cùng kỳ.

ng Nguyễn Hoa Cương - Phó Viện trưởng, Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương.
Ông Nguyễn Hoa Cương - Phó Viện trưởng, Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương.

 Ông Nguyễn Hoa Cương - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, hầu hết các DN đều chịu tác động tiêu cực và năm 2020 chứng kiến số DN rời khỏi thị trường lớn nhất. Trong 4 tháng đầu năm, số DN rời khỏi thị trường nhiều hơn số DN thành lập mới. Tuy nhiên sau những chính sách của Nhà nước và nỗ lực khống chế dịch bệnh, số lượng DN thành lập mới có sự tăng trưởng trở lại. Trước những tổn thất do dịch bệnh gây ra. Chính phủ cũng đã có những chính sách kịp thời hỗ trợ như giảm, miễn thuế, giãn nợ, đưa ra các gói hỗ trợ… Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn còn những bị động. DN cần những chính sách thiết thực và mong muốn qua cuộc khảo sát, VINASME cần đưa ra những kiến nghị mạnh mẽ hơn để các chính sách có hiệu quả nhất đối với DN, ông Cương nhấn mạnh. 

Bà Hoàng Thị Hồng - Chủ tịch Hội đồng thành viên Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Bà Hoàng Thị Hồng - Chủ tịch Hội đồng thành viên Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo bà Đoàn Thị Hồng - Chủ tịch Hội đồng thành viên Quỹ phát triển DNNVV, các chính sách mà Chính phủ đưa ra là rất kịp thời trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, do còn nhiều bất cập nên việc triển khai tới DN hiện vẫn chưa thực sự hiệu quả. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, các DN tiếp cận được với các nguồn hỗ trợ còn ít. 

TS Võ Trí Thành - Viện Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh.
TS Võ Trí Thành - Viện Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh.

Theo TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và Cạnh tranh, với sự chủ động của DN, nỗ lực vượt khó huy động mọi nguồn và các chính sách chống dịch hiệu quả, lực lượng DN đang có sự phục hồi. Chính trong giai đoạn này thì các chính sách về tín dụng có vai trò rất quan trọng để giúp DN có thể tái cấu trúc, đầu tư đổi mới hạ tầng, công nghệ. Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, giai đoạn này các DNNVV đang rất cần vốn. Chính vì thế, nếu không có một giải pháp tài chính phù hợp và kịp thời để hỗ trợ thì sự phục hồi và phát triển của các DNNVV chắc chắn sẽ bị chậm lại.

Ông Andrew Jefferies - Giám đốc ADB tại Việt Nam
Ông Andrew Jefferies - Giám đốc ADB tại Việt Nam.

Ông Andrew Jeffries - Giám đốc ADB tại Việt Nam cho biết, để ứng phó Covid-19, ADB luôn sẵn sàng gặp gỡ, trao đổi với các đối tác Việt Nam để tìm giải pháp, cách thức hỗ trợ hiệu quả nhất. Thời gian qua ADB cũng đã phối hợp với VINASME để đánh giá những khó khăn của DNNVV và triển khai những giải pháp để hỗ trợ. ADB cũng đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong công tác phòng chống dịch cũng như giải pháp kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn mà DN đang vướng phải. Trong thời gian tới ADB mong muốn các chính sách của Chính phủ và các gói hỗ trợ tài chính đối với các DNNVV mang tính bền vững, tập trung phục hồi tăng trưởng xanh về dài hạn. 

TS Nguyễn Minh Cường - Kinh tế trưởng, Cơ quan đại diện ADB tại Việt Nam.
TS Nguyễn Minh Cường - Kinh tế trưởng, Cơ quan đại diện ADB tại Việt Nam.
TS Nguyễn Trí Hiếu - Viện Khoa học Quản trị DNNVV, đơn vị trực thuộc VINASME.
TS Nguyễn Trí Hiếu - Viện Khoa học Quản trị DNNVV, đơn vị trực thuộc VINASME..

 PV