Thứ sáu 04/07/2025 22:03
Hotline: 024.355.63.010
Hoạt động Hội

Kỷ nguyên mới của dân tộc: Bứt phá từ khát vọng đến hành động

Chiều ngày 10/5, tại Hà Nội, tọa đàm “Kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc” đã diễn ra với sự tham gia của nhiều nhà hoạch định chính sách, chuyên gia, doanh nghiệp.
Kỷ nguyên mới của dân tộc: Bứt phá từ khát vọng đến hành động
Ông Mạc Quốc Anh – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội tại Tọa đàm “Kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc”

Trong không khí hân hoan kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và 40 năm công cuộc Đổi mới (1986 - 2025), tọa đàm “Kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc” đã diễn ra với sự tham gia của nhiều nhà hoạch định chính sách, chuyên gia, doanh nghiệp. Phát biểu tại sự kiện, ông Mạc Quốc Anh – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội đã có những chia sẻ đầy tâm huyết, khái quát hành trình phát triển của đất nước và gợi mở con đường đi tới tương lai.

Hành trình phát triển ghi dấu bằng hàng loạt thành tựu nổi bật

Từ một quốc gia bị tàn phá bởi chiến tranh với thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 200 USD/năm vào năm 1975, Việt Nam đã bứt phá mạnh mẽ. Đặc biệt sau Đổi mới năm 1986, nền kinh tế dần khởi sắc, doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp hơn 45% GDP và tạo ra 65% việc làm.

Theo ông Mạc Quốc Anh, hành trình phát triển của Việt Nam trong thời gian qua đã ghi dấu bằng hàng loạt thành tựu nổi bật trên nhiều lĩnh vực, từ kinh tế, xã hội đến hội nhập quốc tế.

Trước hết, theo ông Mạc Quốc Anh, kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì sự ổn định vững chắc. Lạm phát được kiểm soát dưới ngưỡng 4%, trong khi nợ công chỉ quanh mức 38% GDP – một tỷ lệ thuộc nhóm an toàn của khu vực, tạo nền tảng vững vàng cho phát triển bền vững.

"Cùng với đó, quá trình chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ và hiệu quả. Năm 2024, kinh tế số đã đóng góp khoảng 14% GDP và được kỳ vọng sẽ đạt mốc 20% vào năm 2025. Việt Nam cũng vươn lên đứng thứ hai trong ASEAN về chính phủ điện tử, khẳng định vị thế quốc gia tiên phong trong kỷ nguyên số. Không nằm ngoài xu thế toàn cầu, Việt Nam đẩy mạnh tăng trưởng xanh, thể hiện qua cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Tỷ trọng năng lượng tái tạo được đẩy lên cao, dự kiến chiếm trên 70% công suất nguồn vào thời điểm đó – một bước đi chiến lược hướng đến phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu", ông Mạc Quốc Anh thông tin.

Trên phương diện hội nhập quốc tế, Việt Nam đã tham gia sâu rộng vào 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, RCEP, qua đó mở rộng cánh cửa tiếp cận tới 60 quốc gia, chiếm khoảng 71% GDP toàn cầu. Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội phân tích: "Điều này không chỉ tạo động lực cho xuất khẩu mà còn thúc đẩy cải cách thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh. Song song với phát triển kinh tế, các chỉ số xã hội cũng ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm còn 2,93%, tuổi thọ trung bình đạt 73,7 tuổi. Đặc biệt, Việt Nam được xếp hạng 65/146 quốc gia về chỉ số hạnh phúc, phản ánh nỗ lực toàn diện trong nâng cao chất lượng sống của người dân".

Riêng tại Hà Nội, thành phố đang đi đầu trong việc hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhiều chính sách thiết thực đã được triển khai như: Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, chương trình thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hỗ trợ chứng thực chữ ký số, cấp 500 hóa đơn điện tử miễn phí cho doanh nghiệp mới thành lập... Những chính sách này không chỉ khơi dậy tinh thần khởi nghiệp mà còn tạo môi trường thuận lợi để doanh nghiệp phát triển bền vững.

Theo ông Mạc Quốc Anh, thế giới đang bước vào thời đại của trí tuệ nhân tạo, chuỗi cung ứng số, tăng trưởng xanh. Ông chỉ rõ: “Việt Nam nổi lên là trung tâm gia công phần mềm, bán dẫn, dịch vụ công nghệ thông tin, thu hút các tập đoàn NVIDIA, Samsung, Foxconn, Amkor… Cơ hội tạo cú nhảy vọt 'đi tắt đón đầu' chưa bao giờ rõ ràng như lúc này".

Ngoài ra, Việt Nam được hưởng lợi từ xu hướng "Việt Nam + 1", dòng vốn FDI kỳ vọng đạt 40-45 tỷ USD/năm giai đoạn 2025-2030. Thị trường tín dụng và trái phiếu xanh dự báo đạt 30 tỷ USD đến năm 2030. Việt Nam cũng có lợi thế vượt trội về dân số trẻ, số lượng người dùng Internet (77%) và điện thoại thông minh (74%) – là nền tảng cho sự bứt phá ở fintech, ed-tech, health-tech…

Kỷ nguyên mới của dân tộc: Bứt phá từ khát vọng đến hành động
Tọa đàm “Kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc” diễn ra với sự tham gia của nhiều nhà hoạch định chính sách, chuyên gia, doanh nghiệp

Những thách thức cần vượt qua

Bên cạnh những cơ hội rộng mở, ông Mạc Quốc Anh cũng thẳng thắn chỉ ra nhiều thách thức lớn mà Việt Nam cần vượt qua để không bỏ lỡ "cơ hội vàng" để phát triển trong giai đoạn tới.

Một trong những thách thức đáng quan ngại là nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình khi năng suất lao động của Việt Nam hiện vẫn thấp, chỉ bằng khoảng 62% của Thái Lan và 11% so với Singapore. Đây là điểm nghẽn lớn cần được cải thiện nếu muốn nâng tầm vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Áp lực chuyển đổi sang công nghệ xanh cũng ngày càng rõ nét, đặc biệt khi các thị trường lớn như EU và Mỹ áp dụng những quy định khắt khe về tiêu chuẩn môi trường. Điều này buộc doanh nghiệp Việt phải thay đổi quy trình sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường, nếu không muốn bị loại khỏi các chuỗi cung ứng quốc tế.

Cùng với đó, bài toán dân số già hóa đang dần trở thành hiện thực. Dự báo đến năm 2038, khoảng 20% dân số Việt Nam sẽ ở độ tuổi trên 60, đặt ra thách thức lớn về an sinh xã hội, chăm sóc y tế và duy trì lực lượng lao động chất lượng.

Biến đổi khí hậu cũng là nguy cơ hiện hữu, đặc biệt tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long – vựa lúa và nông sản lớn nhất cả nước.

Không chỉ vậy, khoảng cách phát triển giữa khu vực đô thị và nông thôn vẫn còn khá lớn, cùng với những hạn chế trong năng lực quản trị doanh nghiệp, đang cản trở quá trình phát triển đồng đều và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

" Nếu không nhận diện đúng và ứng phó linh hoạt, cơ hội vàng có thể thoát khỏi tầm tay", ông Mạc Quốc Anh nhận định.

Hình thành một liên minh hành động rộng rãi và bền vững

Theo ông Mạc Quốc Anh, để biến khát vọng phát triển thành hiện thực, Việt Nam cần tập trung vào ba trụ cột chiến lược và triển khai đồng bộ sáu nhóm giải pháp hành động, bao gồm:

Trụ cột thứ nhất là phát triển kinh tế tri thức và công nghiệp công nghệ cao. Trước hết, cần đẩy mạnh đầu tư có trọng tâm, ưu tiên vào các ngành then chốt như bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), y sinh và năng lượng tái tạo – những lĩnh vực được xem là nền tảng cho sự bứt phá trong kỷ nguyên mới. Cùng với đó, cần hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo toàn diện, dựa trên sự liên kết chặt chẽ giữa các trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp. Một trong những giải pháp cụ thể là việc thành lập quỹ mồi ươm công nghệ với quy mô 500 tỷ đồng để hỗ trợ các ý tưởng tiềm năng phát triển thành sản phẩm thực tế.

Trụ cột thứ hai là phát triển xanh và bền vững. Trong đó, tài chính xanh đóng vai trò then chốt. Ông đề xuất khởi tạo Sở giao dịch tín chỉ carbon để thúc đẩy thị trường carbon trong nước và thiết lập Quỹ bảo lãnh tín dụng xanh, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn phục vụ chuyển đổi bền vững. Song song, cần phát triển mạnh mô hình kinh tế tuần hoàn - nơi rác thải được tái định nghĩa thành tài nguyên, khuyến khích các sáng kiến sử dụng năng lượng sinh khối và tái chế nhựa thành hạt nguyên sinh.

Trụ cột thứ ba là văn hóa, con người và khát vọng Việt. Theo ông Mạc Quốc Anh, cần chấn hưng giáo dục kỹ năng số ngay từ bậc trung học phổ thông, thông qua việc đưa các nội dung như mã nguồn mở, giáo dục STEM và tư duy thiết kế (design thinking) vào chương trình giảng dạy. Đồng thời, cần xây dựng hệ giá trị quốc gia thời đại mới, hình thành thế hệ "Công dân số - Công dân xanh - Công dân toàn cầu" mang trong mình năm phẩm chất cốt lõi: yêu nước, trách nhiệm, sáng tạo, hội nhập và nhân văn.

Ông Mạc Quốc Anh nhấn mạnh, để hiện thực hóa khát vọng xây dựng một Việt Nam giàu mạnh, hạnh phúc, cần hình thành một liên minh hành động rộng rãi và bền vững. Trong đó, Chính phủ là “nhạc trưởng”, kiến tạo môi trường pháp lý thuận lợi; doanh nghiệp là “người chơi chính”, dám nghĩ lớn, làm thật; ngân hàng – tài chính là “nguồn nhiên liệu”, cung cấp vốn dài hạn; viện trường và chuyên gia là “trí tuệ tư vấn”; còn người dân, cộng đồng là “khách hàng - giám sát”, nuôi dưỡng hệ sinh thái tiêu dùng có trách nhiệm.

Ông kêu gọi: "Hãy cùng nắm tay hành động vì một mục tiêu tăng trưởng bao trùm, để không ai bị bỏ lại phía sau – dù là trẻ em ở Trường Sa, Mường Nhé hay Thủ đô Hà Nội đều được hưởng điều kiện phát triển tốt nhất".

Tin bài khác
Mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp: Người nộp thuế nói gì?

Mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp: Người nộp thuế nói gì?

Thuế Thành phố Hà Nội đã hoạt động đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp được người dân và cộng đồng doanh nghiệp, người nộp thuế ghi nhận, đánh giá cao.
VINASME cùng doanh nghiệp hội viên bàn giải pháp nâng cao kết nối tại hội nghị quý II

VINASME cùng doanh nghiệp hội viên bàn giải pháp nâng cao kết nối tại hội nghị quý II

Hội nghị quý II/2025 của VINASME thể hiện sự gắn kết cộng đồng doanh nghiệp và khẳng định vai trò ngày càng lớn của Hiệp hội trong chính sách phát triển kinh tế tư nhân.
Hội Golf tỉnh Đắk Lắk Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2028

Hội Golf tỉnh Đắk Lắk Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2028

Chiều ngày 02/7, Hội Golf tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2028 với sự tham dự của gần 150 golfer đang sinh hoạt tại các câu lạc bộ Golf trên địa bàn tỉnh.
Kỳ họp HĐND thứ nhất sau hợp nhất hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận

Kỳ họp HĐND thứ nhất sau hợp nhất hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận

HĐND tỉnh Khánh Hòa nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức kỳ họp thứ nhất sau hợp nhất hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận.
Dự thảo Nghị định EPR: Doanh nghiệp kỳ vọng chính sách “thực chất, khả thi”

Dự thảo Nghị định EPR: Doanh nghiệp kỳ vọng chính sách “thực chất, khả thi”

Sau hơn hai năm triển khai chính sách Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã công bố dự thảo Nghị định EPR hướng dẫn thi hành chi tiết. Tại hội thảo lấy ý kiến ngày 30/6, nhiều doanh nghiệp, hiệp hội đã đóng góp hàng loạt kiến nghị nhằm đảm bảo tính minh bạch, khả thi và thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.
2,5 tỷ đồng từ chương trình caravan Câu lạc bộ Doanh nhân Khánh Hòa - Sài Gòn tặng học sinh, đồng bào khó khăn

2,5 tỷ đồng từ chương trình caravan Câu lạc bộ Doanh nhân Khánh Hòa - Sài Gòn tặng học sinh, đồng bào khó khăn

Chương trình carnaval "Trở về tuổi thơ tôi 2025" do Câu lạc bộ Doanh nhân Khánh Hòa - Sài Gòn tổ chức là một sự kiện thiện nguyện kết hợp với hành trình caravan, dự kiến diễn ra từ 31/7 đến 03/8/2025, trên cung đường TP. Hồ Chí Minh - Lâm Đồng - Khánh Hòa - Ninh Thuận – TP. Hồ Chí Minh.
Diễn đàn kinh tế tư nhân 2025: Khai phóng tiềm năng, kiến tạo tương lai

Diễn đàn kinh tế tư nhân 2025: Khai phóng tiềm năng, kiến tạo tương lai

Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 là sự kiện chính sách - đối thoại - hành động quy mô quốc gia do Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức từ tháng 7 - tháng 9/2025. Chủ đề của diễn đàn là "Khai phóng tiềm năng - Kiến tạo tương lai Việt".
Thành lập Hiệp hội Chuyển đổi Xanh Việt Nam

Thành lập Hiệp hội Chuyển đổi Xanh Việt Nam

Hiệp hội Chuyển đổi Xanh Việt Nam (VGTA) chính thức được Bộ Nông nghiệp và Môi trường phê duyệt ban vận động thành lập, hướng đến xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi xanh, thích ứng các tiêu chuẩn ESG và tận dụng cơ hội từ nền kinh tế carbon thấp.
Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ 2025-2030: Xây dựng cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững

Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ 2025-2030: Xây dựng cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững

Chiều 27/6/2025, tại thành phố Phan Thiết đã diễn ra Đại hội Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận lần thứ V, nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Nguyễn Hữu Thành - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Gốm sứ NOVITA được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội nhiệm kỳ mới.
Miễn giấy phép xây dựng với công trình trong dự án có quy hoạch chi tiết

Miễn giấy phép xây dựng với công trình trong dự án có quy hoạch chi tiết

Ngày 27/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Đường sắt (sửa đổi). Luật sửa đổi quy định miễn giấy phép xây dựng với công trình trong dự án có quy hoạch chi tiết nhưng chưa miễn giấy phép xây dựng cho nhà ở riêng lẻ tại khu vực có thiết kế đô thị được phê duyệt.
TP. Hồ Chí Minh phát động Giải thưởng báo chí viết về Nghị quyết 57-NQ/TW lần I, năm 2025

TP. Hồ Chí Minh phát động Giải thưởng báo chí viết về Nghị quyết 57-NQ/TW lần I, năm 2025

Nhằm phát huy vai trò tiên phong của báo chí trong việc tuyên truyền, lan tỏa và thúc đẩy triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp cùng Hội Nhà báo TP. Hồ Chí Minh chính thức phát động Giải thưởng Báo chí viết về “Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị” - Lần I, năm 2025.
“Doanh nghiệp nhỏ – Chính sách lớn”: Giải mã cơ hội từ Nghị quyết 68 – NQ/TW

“Doanh nghiệp nhỏ – Chính sách lớn”: Giải mã cơ hội từ Nghị quyết 68 – NQ/TW

Hội thảo chuyên đề “Doanh nghiệp nhỏ – Chính sách lớn: Cơ hội từ Nghị quyết 68 – NQ/TW” quy tụ hơn 200 doanh nghiệp và nhiều chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực thuế, luật, tài chính và tái cấu trúc doanh nghiệp.
Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sửa đổi tạo cơ chế linh hoạt cho doanh nghiệp

Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sửa đổi tạo cơ chế linh hoạt cho doanh nghiệp

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật vừa được Quốc hội thông qua tạo cơ chế linh hoạt hơn cho việc phê duyệt tiêu chuẩn quốc tế theo hình thức “fast-track” (làm thủ tục nhanh chóng), tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động hơn trong đảm bảo chất lượng.
Thanh Hóa bàn phương án sắp xếp tổ chức hội, hiệp hội doanh nghiệp sau ngày 1/7

Thanh Hóa bàn phương án sắp xếp tổ chức hội, hiệp hội doanh nghiệp sau ngày 1/7

Cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa đưa ra ý kiến bàn luận phương án sắp xếp tổ chức hội, hiệp hội doanh nghiệp cấp huyện khi vận hành mô hình chính quyền 2 cấp.
Tăng tính chủ động cho doanh nghiệp sau cổ phần hóa

Tăng tính chủ động cho doanh nghiệp sau cổ phần hóa

Trong bối cảnh nền kinh tế đang cần kích hoạt các động lực tăng trưởng mới, việc khơi thông các nguồn lực, đặc biệt là dòng vốn cho doanh nghiệp là yếu tố then chốt.