Thứ tư 27/11/2024 23:48
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Việt Nam tìm chỗ đứng trong "Tứ giác kim cương"

12/10/2020 00:00
Được mời điện đàm “Tứ giác kim cương” mở rộng (Quad+) là chỉ dấu tốt cho vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Vị thế đặc biệt

Việt Nam đang có được vị thế hết sức đặc biệt có thể nâng cao thế mạnh là sự lựa chọn sản xuất thay thế hàng đầu khi nhiều doanh nghiệp đang cân nhắc dịch chuyển chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc.

Việt Nam đã là “quán quân” thương mại của thế giới, tỉ suất thương mại chiếm khoảng 200% GDP. Trong khi đó, chỉ tiêu này tại Trung Quốc là 38% và bình quân thế giới là khoảng 60%.

Với cấp độ thương mại đã rất cao, Việt Nam đang đối mặt với một thách thức lớn: gia tăng giá trị trong chuỗi cung ứng toàn cầu thay vì đơn thuần tăng khối lượng giao dịch. Nói cách khác, GDP trên đầu người tương đối thấp nhưng cường độ giao thương cao trong quá khứ cho thấy khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam không nhận được gì nhiều.

Việt Nam hiện ở vị trí thuận lợi để tái khẳng định vai trò là đối tác tạo ra giá trị trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Những việc cần xem xét bao gồm đào tạo lực lượng lao động bán lành nghề, hỗ trợ hình thành các cụm sản xuất, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và buộc tuân thủ các tiêu chuẩn quản trị chặt chẽ hơn. Cơ hội này cũng có thể thúc đẩy các cải cách kinh tế quan trọng, cho phép Việt Nam không chỉ tạo ra nhiều giá trị hơn trong chuỗi cung ứng, mà còn trở nên cạnh tranh hơn trong nền kinh tế toàn cầu.

Trung Quốc vẫn là nguồn nhập khẩu chính với các nước Mỹ - Nhật - Ấn - Úc trong “tứ giác kim cương” (QUAD), chiếm tỉ lệ 16-25% tổng nhập khẩu (cần lưu ý rằng 30% hàng nhập khẩu của Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc). Điều này khiến Mỹ và các nước thành viên trong nhóm bị lệ thuộc kinh tế và làm giảm tầm ảnh hưởng về mặt chính trị và ngoại giao của họ.

Việt Nam tìm chỗ đứng trong
 


Việt Nam là ứng cử viên thích hợp giúp giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc. Việt Nam đang được các nhà đầu tư đánh giá tốt khi có lực lượng lao động bán lành nghề dồi dào, thiết lập được nhiều quan hệ và hiệp định thương mại, có nền kinh tế linh hoạt có thể đáp ứng nhanh với tốc độ đổi mới sản phẩm như hiện nay.

Việt Nam có những đặc điểm tương tự Trung Quốc, đáp ứng được yêu cầu chính từ các nhà đầu tư nước ngoài, cho thấy việc di dời sang Việt Nam có thể diễn ra nhanh chóng. Có lẽ, điều quan trọng hơn cả động lực kinh tế của Việt Nam chính là sự đồng điệu của tất cả các quốc gia thành viên về mục tiêu chính sách thương mại.

Giải quyết việc mất cân bằng thương mại với Trung Quốc đã nằm trong kế hoạch bấy lâu nay. Đại dịch COVID-19 khiến các vấn đề nảy sinh từ việc phụ thuộc vào chuỗi cung ứng tập trung trở nên rõ nét, đặt ra yêu cầu cấp bách phải hành động nhanh để xây dựng các chuỗi cung ứng có tính thích ứng cao hơn.

Trong bối cảnh này, Việt Nam cần tập trung thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để tăng tính cạnh tranh và tham gia ngay vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo đó, Việt Nam nên tập trung thu hút dòng vốn FDI có khả năng tạo ra hiệu ứng lan tỏa quan trọng trong các ngành công nghiệp được chọn và vốn hóa dựa trên thế mạnh sẵn có để có thể hướng đến mục tiêu trở thành cụm công nghiệp có năng lực cạnh tranh trên toàn cầu.

Có rất nhiều cụm công nghiệp đã được thành lập và đang “đơm hoa kết trái” ở Việt Nam, từ công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp và công nghiệp ô tô cho đến sản xuất hàng may mặc, giày dép. Chính phủ nên tập trung xem xét các cụm công nghiệp, hiểu được tính cạnh tranh hiện tại và tương lai của các cụm này.

Việt Nam tìm chỗ đứng trong
Ảnh: Quý Hòa

Thoát khỏi bóng quốc gia gia công

Chắc chắn có một số lý do khách quan để nghĩ rằng Việt Nam sẽ hút nhiều công ty sản xuất từ Trung Quốc. Chi phí nhân công sản xuất khoảng 3 USD mỗi giờ, chưa bằng một nửa Trung Quốc (6,5 USD). Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế trong sản xuất khi muốn vượt qua Trung Quốc. Một trong số đó là lực lượng lao động của Trung Quốc nhiều hơn 14 lần so với Việt Nam. Những nét văn hóa như giá trị trong gia đình và đạo đức làm việc cũng khác. Ví dụ, công nhân Việt Nam thích làm việc ở nhà máy gần nhà, trong khi công nhân Trung Quốc sẽ đi xa gia đình cả ngàn cây số để làm việc trong một thời gian dài.

Chính đặc điểm dịch chuyển của lực lượng lao động nói trên đã lý giải được sự tăng trưởng của vùng đồng bằng sông Châu Giang và sự gia tăng sản xuất tại và quanh các thành phố như Thâm Quyến hoặc Quảng Châu. Nhà máy Foxconn ở Thâm Quyến tuyển dụng khoảng 300.000-450.000 công nhân. Thật khó để tưởng tượng điều này ở Việt Nam khi lực lượng lao động rất ít dịch chuyển.

Việt Nam tìm chỗ đứng trong
 

Việt Nam cần thoát khỏi cái bóng là một quốc gia chuyên gia công. Dù trước đây Việt Nam đi chào mời các nhà đầu tư nước ngoài, việc các công ty sản xuất cần lượng lớn nhân công hiện đang tìm kiếm địa điểm có cấu trúc chi phí cạnh tranh hơn thực ra lại là một mối nguy.

Tuy nhiên, với việc các nhà máy tự động hóa ngày càng trở nên hấp dẫn thì chi phí lao động không còn là yếu tố đáng kể, mà chính địa điểm và khả năng huy động lao động có tay nghề mới đóng vai trò lớn trong quy trình đưa ra quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài. Đó là lý do tại sao tạo dựng vai trò giá trị hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu rất quan trọng với Việt Nam.

Bớt nhấn mạnh vào yếu tố nhân công giá rẻ, Việt Nam đang giữ đúng quân bài cần có để tăng trưởng kinh tế xã hội về lâu dài. Chắc chắn rằng, việc nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động - tiền đề cơ bản để nắm bắt nhiều giá trị hơn tạo ra từ chuỗi cung ứng toàn cầu - phải đi liền với những cải cách cơ chế. Việc cải cách chính sách cần sự nỗ lực vượt bậc của tất cả các bên liên quan, chính quyền, khu vực tư nhân và cả người lao động.

Burkhard Schrage (Mộng Thuý dịch)

Tin bài khác
Xóa "địa giới hành chính" trong bảo hiểm y tế: Tạo quyền lợi cho người dân

Xóa "địa giới hành chính" trong bảo hiểm y tế: Tạo quyền lợi cho người dân

Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, mở rộng quyền lợi, xóa bỏ ranh giới địa lý khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng.
Đề xuất miễn thuế thu nhập cho tín chỉ carbon, trái phiếu xanh

Đề xuất miễn thuế thu nhập cho tín chỉ carbon, trái phiếu xanh

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải, tín chỉ carbon và trái phiếu xanh để thúc đẩy phát triển bền vững.
Quốc hội phê duyệt 122.000 tỷ đồng cho phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035

Quốc hội phê duyệt 122.000 tỷ đồng cho phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035

Sáng 27/11, Quốc hội phê duyệt nghị quyết đầu tư 122.250 tỷ đồng cho Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa trong giai đoạn từ năm 2025 đến 2035.
Luật Điện lực (sửa đổi): Tạo động lực cho điện hạt nhân phát triển

Luật Điện lực (sửa đổi): Tạo động lực cho điện hạt nhân phát triển

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ ra tạo cơ hội phát triển điện hạt nhân, đảm bảo an ninh năng lượng và thúc đẩy công nghiệp, công nghệ mới tại Việt Nam.
Mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng: Quá thấp hay hợp lý?

Mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng: Quá thấp hay hợp lý?

Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay chỉ 11 triệu đồng/người đang gây tranh luận. Nhiều chuyên gia cho rằng, mức này quá thấp và cần điều chỉnh cho phù hợp mức sống.
Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường tác động tới 25 ngành kinh tế

Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường tác động tới 25 ngành kinh tế

Tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội đang diễn ra, nhiều đại biểu Quốc hội trong thảo luận tỏ ý băn khoăn quanh chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường.
Diễn đàn chính sách cấp cao về khởi nghiệp sáng tạo “Từ địa phương ra quốc tế”

Diễn đàn chính sách cấp cao về khởi nghiệp sáng tạo “Từ địa phương ra quốc tế”

Ngày 26/11, tại Hải Phòng, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện TECHFEST 2024 đã diễn ra Diễn đàn chính sách cấp cao về khởi nghiệp sáng tạo “Từ địa phương ra quốc tế”.
Cần Luật thuế thu nhập cá nhân thay thế

Cần Luật thuế thu nhập cá nhân thay thế

Luật Thuế thu nhập cá nhân thông qua từ 2007 trên thực tế một số quy định của luật đã lạc hậu, cần đổi mới để thay thế với những điều khoản phù hợp với thực tiễn.
An Giang: Trải “thảm đỏ” mời gọi các nhà đầu tư với 60 dự án tiềm năng

An Giang: Trải “thảm đỏ” mời gọi các nhà đầu tư với 60 dự án tiềm năng

Hội nghị giới thiệu tiềm năng và sản phẩm đặc trưng tỉnh An Giang tại TP.HCM không chỉ là một sự kiện xúc tiến đầu tư đơn thuần, mà còn là nhịp cầu nối liền các doanh nghiệp, nhà đầu tư với một vùng đất tràn đầy tiềm năng phát triển.
Áp thuế 5% phân bón, nâng mức doanh thu không chịu thuế VAT lên 200 triệu đồng/năm

Áp thuế 5% phân bón, nâng mức doanh thu không chịu thuế VAT lên 200 triệu đồng/năm

Theo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) vừa được thông qua, mặt hàng phân bón trước đây thuộc diện không chịu thuế VAT, nay sẽ được áp dụng mức thuế suất 5%.
Giải ngân 100.000 tỷ đồng trái phiếu đầu tư hạ tầng giao thông gặp khó?

Giải ngân 100.000 tỷ đồng trái phiếu đầu tư hạ tầng giao thông gặp khó?

Gói trái phiếu chính phủ 100.000 tỷ đồng cho dự án hạ tầng giao thông trọng điểm đang gây tranh cãi về khả năng trong công tác giải ngân giai đoạn 2025-2026.
Lao động các ngành công nghệ cao có được giảm thuế TNCN?

Lao động các ngành công nghệ cao có được giảm thuế TNCN?

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế TNCN cho các cá nhân làm việc tại doanh nghiệp hoặc dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao, bao gồm công nghệ thông tin, CNC,...
Cải cách quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp Nhà nước

Cải cách quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp Nhà nước

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp đang được Quốc hội xem xét, hướng tới cơ chế thị trường và nâng cao hiệu quả quản lý.
Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Nâng cao chất lượng lúa và thương hiệu gạo Việt Nam

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Nâng cao chất lượng lúa và thương hiệu gạo Việt Nam

Lợi ích lớn nhất của "Đề án phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030" là nâng cao được chất lượng lúa và thương hiệu gạo Việt Nam, theo TS. Trần Minh Hải - Phó Hiệu trưởng Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn.
Công nghệ cao và tài chính xanh thu hút đầu tư từ doanh nghiệp Anh

Công nghệ cao và tài chính xanh thu hút đầu tư từ doanh nghiệp Anh

Bộ Công thương cho biết, tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Vương quốc Anh sau khi Hiệp định UKVFTA đi vào thực thi từ năm 2021 khởi sắc rõ nét. Vương quốc Anh hiện đã đầu tư gần 4,5 tỷ USD vào Việt Nam với khoảng 560 dự án.