Thứ năm 03/07/2025 12:44
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Việt Nam tìm cách thu hút và giữ chân các tập đoàn lớn

12/10/2020 00:00
Trong cuộc đua hấp dẫn các tập đoàn đa quốc gia có tiếng tăm đến đầu tư, Ấn Độ là đối thủ đáng gờm của Việt Nam với rất nhiều lợi thế.

Đã đến lúc Việt Nam hành động để đón sóng đầu tư

Các chuyên gia cho rằng để có thể vượt qua Ấn Độ trong việc thu hút và giữ chân các nhà đầu tư nước ngoài (FDI), Việt Nam (VN) cần thiết kế các nhân tố khác biệt để thúc đẩy lợi thế cạnh tranh quốc gia.

Sự chuẩn bị chu đáo của người Ấn

Hãng tin Economic Times (Ấn Độ) vừa cho biết Samsung có thể chuyển dịch một phần lớn nhà máy sản xuất điện thoại di động thông minh từ VN và nhiều nước khác sang Ấn Độ để thiết lập trung tâm sản xuất tại nước này. “Samsung đã đệ trình lên chính phủ Ấn Độ kế hoạch sản xuất điện thoại thông minh trị giá hơn 40 tỉ USD trong vòng năm năm tới” - Economic Times cho hay.

Hãng tin này còn tiết lộ rằng Samsung đa dạng hóa dây chuyền sản xuất điện thoại tại Ấn Độ theo kế hoạch PLI (khuyến khích liên kết sản xuất). Thực tế, đây là một phần trong chính sách quốc gia của Ấn Độ về điện tử với mục tiêu tập trung ưu đãi cho các nhà sản xuất điện thoại, linh kiện điện tử nhằm thu hút các doanh nghiệp FDI lớn.

Ngay sau đó, đại diện Samsung đã bác bỏ các thông tin này và khẳng định các nhà máy sản xuất điện thoại đặt tại VN vẫn hoạt động bình thường, không có bất kỳ kế hoạch điều chỉnh nào. Tập đoàn này cũng nhấn mạnh VN tiếp tục là cứ điểm quan trọng để sản xuất và xuất khẩu điện thoại trên toàn cầu cho Samsung.

Trong khi đó, ông Tang Due Bang, Giám đốc đối ngoại của Luxshare, mới đây xác nhận với báo chí: Đại diện của Apple đã đến thăm nhà máy của Luxshare, một trong những đối tác lắp ráp iPhone của hãng này đặt tại Khu công nghiệp Vân Trung ở tỉnh Bắc Giang. Quá trình kiểm tra của Apple nhằm đảm bảo quy mô, cũng như đánh giá nhà máy đặt tại VN có đáp ứng đúng quy mô và cơ sở vật chất để bắt đầu lắp ráp iPhone hay không.

Tuy nhiên, một phần của cơ sở sản xuất trên vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu của Apple, đặc biệt là những yêu cầu liên quan đến điều kiện sống và ký túc xá dành cho công nhân. Đây được cho là một trong những nguyên nhân khiến Apple tạm ngừng kế hoạch sản xuất iPhone tại VN. Điều này có nghĩa là nếu Nhà máy Luxshare đáp ứng đầy đủ các yêu cầu thì Apple có thể sẽ chấp thuận để bắt đầu quá trình lắp ráp iPhone.

Giới chuyên gia cho rằng qua hai vụ việc trên cho thấy VN cần nhìn ra mình đang ở đâu và cần làm gì để thu hút các ông lớn nước ngoài. Bởi thực tế cho đến nay, tỉ lệ vốn FDI của Mỹ, châu Âu vào VN khá thấp. Các ông lớn châu Âu, Mỹ thường nhìn vào kết quả kinh doanh của những người đi trước, người bạn mình rồi họ mới vào đầu tư. Trong khi đó, nhiều nước thực sự đã và đang đạt được những bước tiến dài trong thời gian qua. Đáng chú ý là Ấn Độ đã có chiến lược rất bài bản để thu hút dòng vốn đầu tư từ cơ sở hạ tầng, nhận diện nhà đầu tư để tiếp cận cho đến công bố kế hoạch giảm thuế, điều chỉnh môi trường lao động…

Trả lời báo chí, ông Phạm Sanh Châu, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền VN tại Ấn Độ, thông tin: Để thu hút dòng vốn đầu tư, Ấn Độ xây dựng một quỹ đất rất lớn khoảng 461.000 ha, bằng sáu lần diện tích đất nước Singapore. Đây là vùng đất sạch cho bất kỳ nhà đầu tư nào muốn vào đầu tư.

“Ấn Độ đã chọn 100 khu công nghiệp nổi tiếng giới thiệu cho khoảng 600 công ty hàng đầu trên thế giới. Thủ tướng Ấn mới đây công bố dự án đầu tư cơ sở hạ tầng với con số lên đến 1.500 tỉ USD” - ông Châu cho hay.


Thay đổi để vượt lên đối thủ

Thực tế VN dành khá nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp FDI từ hạ tầng, thuế cho đến chính sách. Nhưng vẫn còn nhiều điểm nghẽn khiến nhà đầu tư chưa hài lòng, nhất là thủ tục hành chính. Đơn cử, tại hội thảo đóng góp ý kiến sửa đổi Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư vào cuối năm ngoái, luật sư Nguyễn Xuân Thủy, Công ty Luật LNT&Partner - một đối tác dịch vụ pháp lý cho Samsung, kể: Khi Samsung thực hiện các văn bản, thủ tục hành chính và nộp lên cơ quan nhà nước thì không được đồng ý vì văn bản không có dấu giáp lai.

“Vấn đề là không phải Samsung không làm, mà vì việc thực hiện thủ tục hành chính quá nhiều, qua nhiều công đoạn và tốn nhiều thời gian” - ông Thủy nói. Ví dụ, khi Samsung muốn khuyến mãi thì có nghĩa vụ phải làm văn bản thông báo đến Sở Công Thương của 63 tỉnh, thành. Có nghĩa là mỗi chương trình khuyến mãi phải nộp đủ giấy tờ cho 63 tỉnh, thành. Trong khi Samsung đâu chỉ làm một chương trình, mà là hàng trăm chương trình.

“Lấy ví dụ, Samsung làm 100 chương trình và nộp cho 63 tỉnh, thành thì cần một khối lượng văn bản rất lớn, mỗi văn bản này đều đòi hỏi phải đóng dấu giáp lai. Một văn bản đóng dấu thì đơn giản nhưng lên đến cả ngàn cái tốn nhiều thời gian và công sức” - ông Thủy nói.

Ông Michael Kokalari, Kinh tế trưởng Tập đoàn VinaCapital, nói vẫn lạc quan VN là nơi có khá nhiều lợi thế thu hút dòng chảy FDI. Bằng chứng là một nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Thế giới chỉ ra VN đang có những nỗ lực cải thiện chỉ số thuận tiện kinh doanh tương đương với Ấn Độ. Ngoài ra, gần đây Chính phủ đã đưa ra sáng kiến cập nhật nhanh trong việc theo dõi cấp phép các dự án FDI nhằm ngăn chặn tình trạng quan liêu mà các công ty phải đối mặt trong quá trình khởi sự kinh doanh tại VN.

“Nhưng điều quan trọng nhất là cơ sở hạ tầng cần phải nâng cấp mạnh mẽ để tạo điều kiện vận chuyển hàng hóa thuận tiện. Chẳng hạn các cảng biển Cái Mép, Cát Lái, sân bay Long Thành… cần được hoàn thiện nhanh. Đặc biệt, vấn đề đào tạo nghề cần được cải thiện đáng kể để đảm bảo rằng lực lượng lao động có thể thực hiện các nhiệm vụ yêu cầu trình độ kỹ năng cao hơn” - ông Michael Kokalari nói.

Ông Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ KH&ĐT, cũng nhìn nhận chính sách của VN đã tương đối đầy đủ nhưng giữa chính sách và thực hiện vẫn còn khoảng cách lớn. “Chính quyền phải xây dựng kế hoạch cụ thể. Từ đó xây dựng quy hoạch thu hút đầu tư công nghệ cao, tạo điều kiện từ mặt bằng đến phần mềm, lao động chất lượng cao; tìm đúng đối tác mình cần, có chương trình xúc tiến đầu tư bài bản... tạo điều kiện cho các dự án thành công” - ông Thắng nhấn mạnh.

Tạo khác biệt với các nước

TS. Burkhard Schrage, ĐH RMIT VN, cho biết để cạnh tranh, VN cần phải làm nhiều hơn cả việc chuẩn bị một cơ sở hạ tầng tốt. Vì đầu tư hạ tầng là cần thiết nhưng không phải là lợi thế cạnh tranh có tính khác biệt.

Sự khác biệt nằm trong các nhân tố như đề ra các quy định khuyến khích đầu tư có năng suất cao, hướng đến đầu vào kinh doanh chất lượng cao, tinh tế trong việc phục vụ nhu cầu khách hàng và tính sẵn có các nhà cung cấp và các ngành công nghiệp phụ trợ.

“Khi VN có các nhân tố khác biệt này so với Ấn Độ thì chắc chắn có lợi thế cạnh tranh quốc gia” - ông Burkhard Schrage nhấn mạnh

.

Tin bài khác
Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính vừa công bố hướng dẫn xử lý tài chính và tài sản công sau khi sắp xếp theo mô hình hai cấp, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, tránh lãng phí.
Kỳ vọng kết quả cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Kỳ vọng kết quả cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Tối 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump để trao đổi về quan hệ song phương và đàm phán thương mại, trong đó có nội dung trọng tâm liên quan đến thuế đối ứng giữa hai nước.
Cải cách chính sách PPP trong khoa học – công nghệ: Nhà nước hỗ trợ 70% vốn, chỉ định nhà đầu tư công nghệ

Cải cách chính sách PPP trong khoa học – công nghệ: Nhà nước hỗ trợ 70% vốn, chỉ định nhà đầu tư công nghệ

Điểm nổi bật của Luật PPP sửa đổi và Nghị định ban hành ngày 1/7/2025 mở đường cho đầu tư vào khoa học – công nghệ và chuyển đổi số là phân cấp mạnh, ưu đãi lớn, chỉ định nhà đầu tư có công nghệ chiến lược.
Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Từ năm 2026, hộ kinh doanh sẽ bị phân loại theo 4 mức doanh thu, thay thế thuế khoán nhằm tạo sự minh bạch và bình đẳng giữa hộ kinh doanh, doanh nghiệp và người lao động.
Bộ Công Thương kiến nghị hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2025–2030

Bộ Công Thương kiến nghị hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2025–2030

Ngày 30/6/2025, Bộ Công Thương đã ban hành văn bản số 4756/BCT-PC nhằm phối hợp cung cấp thông tin tổng kết Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021–2025. Văn bản là phản hồi Công văn số 2965/BTP-PB&TG ngày 28/5/2025 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Trình dự thảo Sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân để Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp tháng 10

Trình dự thảo Sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân để Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp tháng 10

Bộ Tài chính công bố định hướng sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân, với thay đổi về thu nhập chịu thuế, mức giảm trừ gia cảnh, miễn thuế ưu đãi và biểu thuế lũy tiến. Mục tiêu là xây dựng chính sách thuế công bằng, minh bạch, hiện đại, trình Quốc hội kỳ họp tháng 10/2025.
Cam kết từ Bộ Tài chính: Kiểm tra và báo cáo đúng tiến độ, đúng quy định vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Cam kết từ Bộ Tài chính: Kiểm tra và báo cáo đúng tiến độ, đúng quy định vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi khẳng định: “Bộ Tài chính tiếp thu đầy đủ chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ. Bộ sẽ thực hiện kiểm tra và có báo cáo theo đúng quy định, đảm bảo yêu cầu về tiến độ và nội dung”.
Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Doanh thu miễn thuế cho hộ kinh doanh có thể nâng lên 400 triệu đồng. Các hộ có doanh thu từ 200 triệu đến dưới 1 tỉ đồng sẽ dùng hóa đơn điện tử năm 2027.
Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Năng lượng tái tạo, với hai trụ cột là điện mặt trời và điện gió đang là xu hướng toàn cầu không thể đảo ngược. Tại Việt Nam, đây không chỉ là giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính, mà còn là động lực thúc đẩy một nền kinh tế xanh, sạch và bền vững.
Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Dù hầu hết hàng hóa xuất khẩu sang thị trường ASEAN đều được hưởng ưu đãi với mức thuế quan 0%, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn gặp khó khi xuất khẩu nông sản, thủy sản và hàng tiêu dùng do vướng rào cản phi thuế quan.
Chính thức luật hóa cơ chế sandbox để thử nghiệm mô hình, công nghệ và chính sách mới

Chính thức luật hóa cơ chế sandbox để thử nghiệm mô hình, công nghệ và chính sách mới

Sáng nay, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST), đánh dấu một bước chuyển thể chế quan trọng nhằm thúc đẩy sáng tạo, ứng dụng công nghệ và tăng cường bảo hộ kết quả nghiên cứu. Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10/2025.
“Chốt” thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

“Chốt” thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

Với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam, đặt tại hai thành phố trọng điểm là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng.
Gỡ "nút thắt" về rào cản phi thuế quan tạo lực đẩy cho doanh nghiệp ASEAN vươn xa

Gỡ "nút thắt" về rào cản phi thuế quan tạo lực đẩy cho doanh nghiệp ASEAN vươn xa

Gỡ rào cản phi thuế quan được đánh giá là giúp giảm chi phí giao dịch, thu hút đầu tư, tăng trưởng bền vững và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Xu hướng tiêu dùng mới thị trường Halal: Doanh nghiệp làm gì để thích nghi?

Xu hướng tiêu dùng mới thị trường Halal: Doanh nghiệp làm gì để thích nghi?

Mức chi tiêu và nhu cầu sử dụng các sản phẩm Halal có xu hướng ngày càng tăng, thúc đẩy tăng quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu dự kiến đạt 3.200 tỷ USD năm 2025, với tốc độ tăng trưởng thị trường bình quân hàng năm đạt 6,2%, nhưng tại sao doanh nghiệp Việt khó tiếp cận?
Định hướng ứng phó cho doanh nghiệp Việt trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

Định hướng ứng phó cho doanh nghiệp Việt trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

Trước sức ép từ chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt đang triển khai ba nhóm giải pháp chủ đạo nhằm giảm thiểu rủi ro và duy trì khả năng cạnh tranh dài hạn: giảm phụ thuộc thương mại, nâng cao hiệu quả hoạt động và tái định vị chiến lược thị trường.