Thứ tư 05/02/2025 22:43
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc

Việt Nam thuộc 3 nước ASEAN nhập nhiều rác thải nhựa nhất

12/10/2020 00:00
Theo số liệu thống kê từ Mỹ, gần một nửa lượng rác thải nhựa xuất khẩu trong nửa đầu năm 2018 từ quốc gia này được đưa tới Malaysia, Thái Lan và Việt Nam (với mục đích tái chế).

Ô nhiễm rác thải nhựa đã trở thành một vấn đề được quan tâm hàng đầu trên toàn cầu. Theo thống kê, lượng rác nhựa thải được tìm thấy ngoài đại dương đã đến mức báo động 100 triệu tấn, trong đó khoảng 80-90% nguồn phát thải là từ đất liền, theo trang web của Công ước Basel.

Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng ở khu vực ASEAN - nơi đã nhập khẩu nhiều nhựa phế thải từ các quốc gia phát triển - đặc biệt là Thái Lan, Malaysia và Việt Nam. Tình trạng này tăng mạnh sau lệnh cấm nhập khẩu chất thải của Trung Quốc vào đầu năm 2018. Theo dữ liệu thống kê của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, gần một nửa rác thải nhựa được xuất khẩu từ Mỹ để tái chế trong 6 tháng đầu năm 2018 đã được chuyển đến 3 nước ASEAN nói trên.

Ô nhiễm sông, biển tại Đông Nam Á không còn là vấn đề mới và thậm chí ngày càng nghiêm trọng bởi sự gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa cao và biến đổi khí hậu. Điều này dẫn tới sự suy thoái và cạn kiệt nhiều nguồn tài nguyên, trong đó có cả nguồn nước và các hệ sinh thái liên quan. Nhiều con sông trong khu vực bị ô nhiễm nặng bởi chất thải sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp, khiến chỉ số chất lượng nước (WQI) đạt ngưỡng không an toàn.

Nhiều vật thể khó tái chế, gây nguy hại cho môi trường như chai nhựa hay dép cao su thường được tìm thấy trôi nổi trên các dòng sông trong khu vực. Một khi đã bị thải ra sông, nếu không được xử lý kịp thời thì điểm đến tiếp theo của chúng sẽ là biển khơi.

Đông Nam Á sẽ đạt được nhiều lợi ích từ việc bổ sung rác thải nhựa vào bản sửa đổi Công ước Basel - một hiệp ước kiểm soát sự di chuyển rác thải nguy hại từ nước này sang nước khác. Hiện tất cả 10 quốc gia thành viên ASEAN đã ký kết Công ước Basel. Dự thảo sửa đổi của Công ước Basel cung cấp cho các bên tham gia quyền từ chối nhập khẩu các loại chất thải nhựa khó tái chế hoặc không thể quản lý được. Việc này sẽ đem lại sự kiểm soát tốt hơn với loại chất thải này, khiến việc quản lý trở nên minh bạch hơn, nhằm đảm bảo sự an toàn người dân và môi trường.

Công ước Basel tên đầy đủ là công ước toàn cầu về kiểm soát vận chuyển qua biên giới và tiêu hủy các phế thải nguy hiểm. Công ước Basel được thông qua tại Hội nghị Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền và 55 năm nước đã ký kết vào ngày 22/3/1989 tại Basel (Thụy Sĩ), bắt đầu có hiệu lực vào ngày 5/5/1992. Cho đến nay, đã có 187 quốc gia trên thế giới là thành viên của công ước quan trọng này.

Công ước nhằm mục tiêu giảm thiểu phát sinh chất thải nguy hại; khuyến khích hủy bỏ các chất thải nguy hại gần nguồn phát sinh, giảm việc di chuyển các chất này qua các biên giới và bảo đảm cho chất thải được quản lý một cách tốt nhất để bảo vệ môi trường. Việt Nam đã tham gia Công ước Basel từ ngày 13/3/1995. Cơ quan đầu mối thực thi Công ước này là Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trước tình trạng vận chuyển rác qua biên giới trở nên phức tạp và ngày càng nghiêm trọng, hồi tháng 5/2019, các quốc gia thành viên đã đạt được thỏa thuận sửa đổi Công ước Basel, theo đó sẽ tiếp tục hạn chế dòng phế liệu nhựa đến các nước đang phát triển. Đặc biệt, theo quy định mới, những nước không phải là thành viên cũng sẽ không được xuất khẩu rác thải đến những nước thành viên công ước này.

Minh Huy

Tin bài khác
Xuất khẩu Việt Nam năm 2025 đối mặt nguy cơ thương chiến toàn cầu

Xuất khẩu Việt Nam năm 2025 đối mặt nguy cơ thương chiến toàn cầu

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành theo dõi sát diễn biến thị trường, phân tích kỹ lưỡng để có biện pháp ứng phó kịp thời, hạn chế thấp nhất tác động tiêu cực từ những biến động của thương mại thế giới.
Lợi thế thị trường Việt Nam: Cơ hội đầu tư trong bối cảnh mới

Lợi thế thị trường Việt Nam: Cơ hội đầu tư trong bối cảnh mới

Cân bằng lợi ích, phấn đấu tăng trưởng GDP 7,5%, tăng cường hợp tác quốc tế, thúc đẩy đổi mới công nghệ, xây dựng chính sách đối ngoại phù hợp… sẽ là “chìa khóa” để quốc gia cũng như các doanh nghiệp vượt qua thách thức, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển ổn định lâu dài trong bối cảnh thương mại toàn cầu nhiều biến động.
Thủ tướng: Chuẩn bị cho khả năng chiến tranh thương mại thế giới trong năm nay

Thủ tướng: Chuẩn bị cho khả năng chiến tranh thương mại thế giới trong năm nay

Sáng 5/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng như việc chuẩn bị cho khả năng xảy ra chiến tranh thương mại trên thế giới, tình hình thế giới diễn biến khó lường, việc giao chỉ tiêu tăng trưởng giao từng địa phương…
Thủ tướng chỉ đạo báo cáo dự thảo chính sách giảm thuế, lệ phí trong tháng 2/2025

Thủ tướng chỉ đạo báo cáo dự thảo chính sách giảm thuế, lệ phí trong tháng 2/2025

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất các chính sách giảm thuế, phí, lệ phí phù hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền trong tháng 2/2025.
Khẩn trương xây dựng Chương trình nghiên cứu khoa học cấp quốc gia về điện hạt nhân

Khẩn trương xây dựng Chương trình nghiên cứu khoa học cấp quốc gia về điện hạt nhân

Bộ KH&CN đã tiến hành rà soát hiện trạng nguồn nhân lực để phục vụ chương trình điện hạt nhân, qua đó đề xuất kế hoạch bổ sung và đào tạo chuyên sâu.
Thủ tướng giao 2 tập đoàn làm chủ đầu tư 2 nhà máy điện hạt nhân

Thủ tướng giao 2 tập đoàn làm chủ đầu tư 2 nhà máy điện hạt nhân

Với yêu cầu phấn đấu hoàn thành dự án điện hạt nhân Ninh Thuận trước 31/12/2030, Thủ tướng giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, Tập đoàn Công nghiệp năng lượng Quốc gia (Petrovietnam) làm chủ đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2.
Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng: Kiến tạo những bước đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội TP Cảng

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng: Kiến tạo những bước đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội TP Cảng

Với vai trò “thuyền trưởng”, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đã quản lý và phát triển khu kinh tế (KKT) và các khu công nghiệp (KCN) có những bước “chuyển mình” hết sức ấn tượng, tạo nên những bứt phá mới, góp phần đưa Hải Phòng trở thành đầu tàu trong thu hút đầu tư nước ngoài, với hàng loạt dự án xanh thân thiện với môi trường.
Bước chuyển mình mạnh mẽ của doanh nghiệp Việt Nam từ làn sóng đầu tư quốc tế

Bước chuyển mình mạnh mẽ của doanh nghiệp Việt Nam từ làn sóng đầu tư quốc tế

Giấc mơ về một nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam hùng cường đã không còn quá xa vời. Khi doanh nghiệp Việt ngày càng khẳng định được năng lực cạnh tranh, sáng tạo và đổi mới, Việt Nam sẽ tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành một trung tâm công nghệ và sản xuất tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
Khai mở thị trường tiềm năng lớn hỗ trợ năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Khai mở thị trường tiềm năng lớn hỗ trợ năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhân dịp đầu Xuân Ất Tỵ 2025 đã chia sẻ về những câu chuyện đằng sau thành tựu xuất khẩu ấn tượng, những khó khăn mà cộng đồng doanh nghiệp đối mặt, cũng như những định hướng hỗ trợ nền kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh trong năm mới.
Ngành rau quả trên con đường chinh phục mục tiêu kim ngạch 8 tỷ USD

Ngành rau quả trên con đường chinh phục mục tiêu kim ngạch 8 tỷ USD

Trong năm 2025, nước ta đặt mục tiêu xuất khẩu rau quả đạt kim ngạch 8 tỷ USD, tăng gần 900 triệu USD so với con số kỷ lục 7,12 tỷ USD của năm 2024.
Gỡ khó cơ sở hạ tầng, mở đường cho năng lượng tái tạo bứt phá

Gỡ khó cơ sở hạ tầng, mở đường cho năng lượng tái tạo bứt phá

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo là một bước đi quan trọng để Việt Nam đảm bảo an ninh năng lượng, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và đạt được mục tiêu chuyển dịch năng lượng bền vững.
Đổi mới sáng tạo nhìn từ nước Mỹ

Đổi mới sáng tạo nhìn từ nước Mỹ

Mô hình đổi mới sáng tạo của Mỹ từ lâu đã được xem là niềm tự hào của thế giới. Từ những người thợ mày mò trong gara ở Thung lũng Silicon đến các phòng thí nghiệm nghiên cứu tại các trường đại học danh tiếng, Mỹ không ngừng tạo ra các công nghệ đột phá, làm thay đổi ngành công nghiệp và biến đổi cuộc sống.
Hải quan thế giới 2025: Cam kết thực hiện nhiệm vụ vì mục tiêu hiệu quả, an ninh và thịnh vượng

Hải quan thế giới 2025: Cam kết thực hiện nhiệm vụ vì mục tiêu hiệu quả, an ninh và thịnh vượng

Chủ đề "Cơ quan Hải quan cam kết thực hiện nhiệm vụ vì mục tiêu hiệu quả, an ninh và thịnh vượng" là thông điệp nhằm thúc đẩy các cơ quan hải quan thành viên.
Giải pháp về công nghệ cho ngành năng lượng tái tạo

Giải pháp về công nghệ cho ngành năng lượng tái tạo

Những thành tựu vượt bậc về công nghệ trong CMCN 4.0, đặc biệt là trong lĩnh vực tự động hóa, trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) và Internet vạn vật (IoT), đã trở thành chìa khóa quan trọng để giải quyết những vấn đề nan giải trong ngành năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo.
Để thương mại điện tử xuyên biên giới không còn là nỗi lo của thị trường

Để thương mại điện tử xuyên biên giới không còn là nỗi lo của thị trường

Thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra những cơ hội mới cho nền kinh tế Việt Nam, đồng thời đặt ra nhiều thách thức trong công tác quản lý và kiểm soát. Trước sự phát triển nhanh chóng của loại hình giao dịch này, ngành Hải quan đang triển khai hàng loạt giải pháp nhằm bảo đảm tuân thủ pháp luật, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của thị trường.