Viết lên câu chuyện thần kỳ về kinh tế Việt Nam
- Kinh doanh
- 09:24 15/06/2020
Thảo luận tại hội trường về Báo cáo kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, nhiều đại biểu đánh giá rất cao nỗ lực của Chính phủ trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 và nỗ lực của ngành Ngân hàng cùng chung tay với Chính phủ trong hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) khẳng định, những tháng đầu năm 2020 thế giới có nhiều xung đột và khó khăn làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên Việt Nam không chỉ khống chế dịch thành công mà nền kinh tế vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá. Có được điều đó là nhờ Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ kịp thời như gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, NHNN đã có nhiều giải pháp chia sẻ khó khăn với người dân và DN, cũng như tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo thanh khoản trong nền kinh tế.
![]() |
Xuất khẩu đã khởi sắc hơn trong tháng 5 |
Cũng đánh giá rất cao nỗ lực của Chính phủ trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, song theo Đại biểu Nguyễn Như So (Bắc Ninh) Covid-19 là cú sốc toàn cầu, mang tính cấu trúc chứ không phải tạm thời và cục bộ. Bởi vậy hơn lúc nào hết, các DN trong nước rất cần sự đồng hành, hỗ trợ, chia sẻ từ Chính phủ, từ ngành Ngân hàng. Do vậy, ông đề nghị Chính phủ đẩy mạnh chính sách hỗ trợ tài khóa và tiền tệ, trong đó chú trọng hai vấn đề: Thứ nhất, cần quan tâm hỗ trợ dòng tiền để giúp DN tái khởi động lại cỗ máy kinh doanh; Thứ hai, ưu tiên cấu trúc và gia hạn nợ mạnh hơn, giảm lãi cho các khoản vay. Song điều quan trọng hơn là tích cực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tiếp tục tháo gỡ rào cản về thể chế, chính sách, tạo môi trường thông thoáng, thân thiện cho DN... Ngoài ra, Chính phủ cần tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua tái đào tạo, đào tạo, tích lũy nguồn vốn con người nhằm tạo thế cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu đòi hỏi mới của nền kinh tế.
Đóng góp thêm về giải pháp phát triển kinh tế thời gian tới, đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) cho rằng, khi kinh tế suy giảm, nguyên lý cơ bản là nới lỏng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, tăng chi tiêu công và tăng cung ứng vốn để kích thích nền kinh tế tăng cung. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 làm cả cung và cầu đều suy giảm, nên việc nới lỏng mỗi chính sách cần phải có liều lượng phù hợp. Phải đặt ra ngưỡng trần không được vượt qua; đồng thời phải lường trước các rủi ro để điều hành và đặc biệt để thúc đẩy sản xuất phục hồi. Song cần phải quay về câu hỏi kinh điển là sản xuất gì, sản xuất như thế nào, bán cho ai…
Phân tích sâu hơn về các chính sách, đại biểu Hoàng Quang Hàm cho rằng, để đảm bảo dòng tiền cho DN vượt qua khó khăn, dự báo còn kéo dài, ngoài chính sách tiền tệ cần tiếp tục giãn thời gian nộp thuế, kể cả năm 2021. Bởi giãn thuế thường có hiệu quả tức thời và để khắc phục khó khăn tạm thời thường hiệu quả hơn miễn thuế và không làm giảm thu ngân sách. Trong khi cũng cần lưu ý nới lỏng chính sách tiền tệ, phải kiểm soát được các chỉ số an toàn nợ của ngân hàng, không để phát sinh nợ xấu quá mức và phải kiểm soát được lạm phát.
Hàng loạt các ý kiến khác cũng cho rằng, một vấn đề lớn hiện nay là dịch Covid-19 gây đứt gãy chuỗi sản xuất có thể kéo dài nhiều năm. Vì vậy để lấp đầy lỗ hổng của chuỗi sản xuất, ngoài việc thu hút, chọn lọc FDI, phát triển kinh tế tư nhân thì cần tính đến vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Tuy nhiên, cần nhìn nhận lại DNNN ở hai khía cạnh: Một là, do phải đầu tư vào các lĩnh vực, các thành phần kinh tế khác không làm. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay cần phải nhìn nhận khách quan về hiệu quả đầu tư của DNNN, không thể đòi hỏi lợi nhuận, hệ số sử dụng vốn như trong các điều kiện bình thường khác.
Hai là, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước phải coi là cơ cấu lại danh mục Nhà nước đầu tư, nên tiền thu được ngoài việc nộp ngân sách để chi đầu tư, cần phải dành nguồn cho đầu tư mở rộng DNNN, kể cả thành lập mới để hoạt động trong các lĩnh vực các thành phần khác không làm.
Bên cạnh nhiều ý kiến cho rằng tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp và đề nghị Chính phủ cần tận dụng “khoảng lặng” rà soát chính sách để tiếp kiệm chi và kiểm soát đầu tư công của năm 2020 khoảng 700.000 tỷ một cách hiệu quả.
Ở góc nhìn của mình, đại biểu Nguyễn Quốc Hưng (TP. Hà Nội) cho biết, Việt Nam đang được thế giới nhắc đến như là một kỳ tích trong chống dịch Covid-19. Chính mỗi người Việt Nam, mỗi đại biểu Quốc hội chúng ta cũng đang tự hào suy ngẫm về điều kỳ diệu đó và tự hỏi làm thế nào để hậu Covid-19 trong 10 năm tới, chúng ta có thể viết lên câu chuyện thần kỳ về kinh tế Việt Nam cũng kỳ diệu như chúng ta đã chiến thắng Covid, như chúng ta đã chiến thắng Điện Biên Phủ được bạn bè quốc tế đánh giá rất cao.
Ông cho rằng, chính ngành công nghiệp văn hóa cùng công nghiệp dược, y tế, giáo dục, thể thao, du lịch, ông tạm gọi chung là "kinh tế văn xã" là những nguồn lực vật chất và tinh thần to lớn, rất hiệu quả để phát triển kinh tế - xã hội, là bệ đỡ, động lực bền vững để đất nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển vào năm 2045.
“Kinh tế văn xã" có thể là một khái niệm, cách gọi mới nhưng thực tế đây là một lĩnh vực mà nước ta có tiềm năng, thế mạnh rất lớn, có khả năng xã hội hóa cao, huy động được nguồn lực lớn của xã hội và của quốc tế… Nhưng lâu nay chúng ta chưa đầu tư khai thác và phát huy được nhiều. “Vì vậy tôi thiết tha đề nghị Quốc hội, Chính phủ nghiên cứu lựa chọn đầu tư các ngành kinh tế văn xã là trụ cột, làm khâu đột phá để phát triển đất nước trong kế hoạch kinh tế - xã hội 10 năm tới và những năm tiếp theo”, ông Hưng phát biểu.
Dương Công Chiến
Tin liên quan
#kinh tế

Doanh nghiệp tăng tốc chuyển đổi hóa đơn điện tử
Chỉ còn gần một tháng nữa, các doanh nghiệp sẽ bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử thay vì hóa đơn giấy. Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp đã sẵn sàng chuyển đổi, vẫn còn nhiều khó khăn nhất là đối với bộ phận doanh nghiệp nhỏ và vừa khi sử dụng hình thức mới.

Các chính sách kinh tế quan trọng có hiệu lực từ 1/10
Từ hôm nay 1/10, Thông tư 73/2020/TT-BTC ngày 07/8/2020 sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành sẽ chính thức có hiệu lực.

Để trái cây Việt "rộng đường" XK sang thị trường Mỹ
Chỉ mỗi việc chuyên gia người Mỹ mới trở lại Việt Nam để phục vụ chiếu xạ đã là “tin vui” với xuất khẩu trái cây sau gián đoạn vì dịch Covid-19. Thực ra, việc khơi thông trái cây Việt vào thị trường Mỹ không chỉ với mỗi tin vui như vậy…

Lợi kép của EVFTA
EVFTA có hiệu lực từ ngày 1.8.2020, hứa hẹn tạo cơ hội lớn cho Việt Nam, không chỉ dừng ở khía cạnh xuất khẩu.

Dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP năm 2021 khoảng 6-6,5%
Theo Nghị quyết phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 8, dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2021 đạt khoảng 6-6,5%.

Gói hỗ trợ lần 2: Cần có cách tiếp cận trong bối cảnh “không bình thường"
Việc hỗ trợ doanh nghiệp thời điểm này là thực sự cần thiết. Tuy nhiên, cần làm thế nào để doanh nghiệp tiếp cận gói hỗ trợ nhanh nhất và khuyến khích họ vay vốn duy trì sản xuất, tạo việc làm cho người lao động?
Đọc thêm Kinh doanh
Bộ Công Thương hướng dẫn thu mua, tiêu thụ nông sản vùng có dịch
Bộ Công Thương vừa có văn bản hướng dẫn về việc thu mua, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, nông sản của vùng đang có dịch.
Những loại thuế, phí nào mà doanh nghiệp, người dân được giảm trong năm 2021?
Bên cạnh việc tiếp tục gia hạn nhiều khoản thuế, phí, lệ phí trong năm 2021, Bộ Tài chính đang đề xuất gia hạn nộp 115.000 tỷ đồng thuế, tiền thuê đất.
Kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội
UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 46/KH-UBND về quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025.
Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam đạt hơn 97 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm
Trong 2 tháng đầu năm 2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 97,505 tỷ USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Nghiên cứu, đề xuất chính sách, cơ chế quản lý liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo
Bộ Tài chính cho biết đã thành lập Tổ nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo. Tổ có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất các nội dung chính sách, cơ chế quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính có liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo.
Chính sách chống bán phá giá đường ngoại nhập sẽ làm tăng năng suất của các doanh nghiệp trong nước
Nhóm phân tích của Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS) nhận định, những biện pháp phòng vệ thương mại này được kỳ vọng sẽ hỗ trợ giá đường, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành đường Việt Nam.
Kiến nghị cho người Việt có thể vào chơi Casino ở các điểm du lịch lớn
Nhóm doanh nghiệp kinh doanh casino kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rà soát, nghiên cứu tính khả thi để bổ sung casino tại các điểm du lịch lớn của Việt Nam vào danh sách các casino được thí điểm cho người Việt Nam chơi.
15 nhóm hàng xuất khẩu trọng điểm lọt vào tầm ngắm kiểm tra gắt gao trong năm 2021
15 nhóm hàng xuất khẩu trọng điểm lọt vào tầm ngắm kiểm tra gắt gao trong năm 2021, gồm: Đồ gỗ, xe đạp, đệm mút... nhầm chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp.
CPI tháng 02/2021 tăng 1.52% so với tháng liền trước, cao nhất 8 năm
Trong mức tăng 1.52% của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 02/2021 so với tháng trước có 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 1 nhóm hàng giữ ổn định giá.
Công nghiệp chế biến, chế tạo không để phụ thuộc quá nhiều vào nước ngoài
Nội lực của công nghiệp chế biến chế tạo trong nước còn nhiều hạn chế, phụ thuộc rất lớn vào các chuỗi cung ứng từ nước ngoài.