Thứ tư 05/02/2025 14:51
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Bất động sản

Việc làm, tiền lương và năng suất lao động ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

12/10/2020 00:00
Sáng ngày 31/11/2018, tại Hà Nội, Tạp chí Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội đã tổ chức Diễn đàn khoa học “Việc làm, tiền lương và năng suất lao động ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” . Diễn đàn đã thu hút được sự quan tâm c

Diễn đàn thu hút được sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, cơ quan chức năng và các chuyên gia cao cấp

Phát biểu khai mạc, TS. Trần Hồng Quang, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định: "Cách mạng công nghiệp 4.0 dù mới khởi đầu nhưng đã có tác động nhất định và tác động sẽ ngày càng nhanh đến các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội tại nước ta, trong đó lĩnh vực lao động, việc làm được cho là ngày càng bị tác động mạnh mẽ bởi sự phát triển nhanh chóng và vượt bậc của khoa học và công nghệ nói chung, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và công nghệ robot, công nghệ tự động hóa nói riêng,... Những thành tựu này đang giúp sức lao động hoặc có thể đảm nhận công việc thay cho con người trong lao động, sản xuất với hiệu quả và năng suất cao hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực này thì cũng đan xen cả những thách thức nhất định đối với lao động của nước ta. Đó là vấn đề thất nghiệp và bất bình đẳng trong thu nhập có nguy cơ gia tăng nhanh, dẫn đến khoảng cách giàu nghèo ngày càng doãng ra, nếu nước ta không tận dụng được những cơ hội tốt mà Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra.Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào (ước khoảng 56 triệu người hiện nay), năng suất lao động và GDP bình quân đầu người đang có xu hướng tăng (Năng suất lao động toàn nền kinh tế năm 2017 tăng 6% so với năm 2016; GDP bình quân đầu người đạt 53,5 triệu đồng năm 2017, cao hơn gần 5 triệu đồng so với năm 2016). Đây là những tín hiệu đáng mừng nhưng chúng ta chưa thể hài lòng bởi chất lượng và năng suất lao động của nước ta hiện nay vẫn ở thứ hạng thấp so với khu vực".

Nhận định về thực tế này, TS. Nguyễn Văn Thuật - Phó Tổng Biên tập Phụ trách Tạp chí Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội, cho biết : "Dù vị thế của lao động giản đơn trong một số ngành, lĩnh vực dịch vụ ở nước ta ngày càng được khẳng định về chất bởi nhu cầu thiết yếu trong đời sống xã hội ngày càng phong phú và đa dạng, nhưng xu hướng phát triển của cuộc CMCN 4.0 đòi hỏi cấp bách nước ta ngày càng phải giảm nhanh số lao động giản đơn theo hướng tinh gọn lại để gia tăng nhanh lao động có trình độ, tay nghề phù hợp với nhu cầu xã hội. Đây là yêu cầu khách quan, cấp bách và cũng là cơ hội tốt để nước ta giảm nguồn cung lao động lớn về lượng, thấp về chất bằng cách đào tạo, bồi dưỡng có chọn lọc nguồn nhân lực này. Cụ thể là đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, tay nghề, kỹ năng cho lao động giản đơn vừa để đáp ứng tốt nhu cầu thiết yếu trong đời sống xã hội, vừa là cơ sở để mỗi lao động tự khẳng định mình để có thể gia nhập vào vị thế của loại hình lao động cao hơn mà sự phát triển đang cần, vừa để thúc đẩy bình đẳng xã hội, vừa để tận dụng được tối đa cơ hội mà CMCN 4.0 tạo ra. Nếu không, nước ta sẽ đối diện với nguy cơ về một bức tranh lao động tự do, lao động trong khu vực phi kết cấu ngày càng phình ra trong nền kinh tế với nhiều tiềm ẩn khó lường do thích nghi thụ động vào sân chơi của CMCN 4.0."

PGS.TS. Vũ Quang Thọ, Nguyên Viện trưởng - Viện Công nhân và Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam dự báo: " CMCN 4.0 được cho là cuộc cách mạng thần kỳ về kỹ thuật. Nó hỗ trợ con người, giảm sức lao động, tạo ra hàng loạt chuyển biến tích cực về kỹ thuật và công nghệ. Tuy nhiên, nó cũng tác động không nhỏ đến thị trường lao động Việt Nam, nếu người lao động không thích ứng kịp với những yêu cầu từ cuộc cách mạng đó, từ đó sẽ dễ đẩy người lao động rơi vào tình trạng thất nghiệp, mất việc làm và nhiều hệ quả xã hội khác."

"Để thay đổi và phát triển chính sách ngành cho CMCN 4.0, nếu Việt Nam chọn con đường chờ đợi các doanh nghiệp tự và đầu tư vào những ngành nghề mới, sẽ là sự không khôn ngoan và không tạo ra những đột phá. Mục tiêu của doanh nghiệp là hiệu quả và lợi nhuận. Vì vậy, đương nhiên doanh nghiệp sẽ đầu tư mạnh vào những ngành tạo ra lợi nhuận, chi phí thấp, ít rủi ro. Có chăng chỉ một bộ phận nhỏ trong các doanh nghiệp dám liều lĩnh và mạo hiểm đầu tư vào các ngành mới của Công nghệ 4.0, bởi chi phí đầu tư sẽ lớn, rủi ro cao và không hiệu quả đối với khả năng sinh lời lợi nhuận của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đi đầu này sẽ không tạo ra đột phá cho sự phát triển của cả đất nước Việt Nam. Vì vậy, Chính phủ phải là kiến trúc sư cho các ngành công nghiệp mới của CMCN 4.0, tạo ra ngành trụ cột để thu hút FDI cũng như điều chỉnh chính sách về đào tạo, cơ sở hạ tầng và thu hút nguồn nhân lực vào các ngành mới này. Chỉ như vậy, Việt Nam mới không bị tụt lại phía sau trong CMCN 4.0." PGS.TS. Vũ Quang Thọ khuyến nghị.

PGS. TS. Bùi Văn Huyền - Viện Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh khẳng định:"Cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư đem lại cho chính sách an sinh xã hội của Việt Nam nhiều thách thức và cơ hội. Chúng ta không thể lảng tránh các thách thức đó mà cần đối mặt và vượt qua nó. Một trong những chiến lược thông minh để vượt qua các thách thức đó là tận dụng các cơ hội mà chính cuộc cách mạng này đem lại đối với chính sách an sinh xã hội. Cuộc CMCN lần thứ tư đang dần dần hình thành với những công nghệ tiên tiến bậc nhất của loài người như: Trí tuệ nhân tạo; Dữ liệu cỡ lớn; In 3D; Internet vạn vật; người máy. Các công nghệ đó đem lại cơ hội và thách thức cho chính sách an sinh xã hội nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thách thức được nhiều người nhắc đến đó là sự thay thế của người máy đối với người lao động dẫn tới sự thất nghiệp hàng loạt của người lao động và làm cho việc đáp ứng yêu cầu của chính sách an sinh xã hội của các quốc gia trở nên nặng nề hơn. Tuy nhiên, cuộc CMCN lần thứ tư sẽ đem lại nhiều cơ hội hơn là thách thức. Trong đó, cơ hội rất lớn trong việc hoàn thiện chính sách an sinh xã hội ngày một rõ ràng hơn."

Kết thúc phiên thảo luận, các đề xuất, kiến nghị nêu ra từ các chuyên gia đều thống nhất mục tiêu, một mặt sẽ là luận cứ quan trọng giúp cho các nhà hoạch định chính sách tham khảo trong công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường của nước ta nói chung, cụ thể hóa chính sách phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xu thế phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 nói riêng. Mặt khác là những gợi ý, những kế thừa cho các nhà nghiên cứu quan tâm để nghiên cứu các lĩnh vực này một cách sâu rộng hơn.

Nguyễn Công

Tin bài khác
Bất động sản nghỉ dưỡng 2025: Thách thức và hy vọng phục hồi

Bất động sản nghỉ dưỡng 2025: Thách thức và hy vọng phục hồi

Dù có sự cải thiện nguồn cung và pháp lý, bất động sản nghỉ dưỡng 2025 vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thanh khoản yếu và sự thận trọng từ nhà đầu tư.
300/705 đơn vị cấp huyện đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất

300/705 đơn vị cấp huyện đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất

Có 325/705 đơn vị cấp huyện đã hoàn thiện cơ sở dữ liệu quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, 300/705 đơn vị cấp huyện hoàn tất xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất.
Tiềm năng phát triển bất động sản nhà phố vùng ven Hà Nội năm 2025

Tiềm năng phát triển bất động sản nhà phố vùng ven Hà Nội năm 2025

Bất động sản nhà phố vùng ven Hà Nội đang thu hút sự quan tâm lớn từ nhà đầu tư nhờ vào hạ tầng phát triển mạnh mẽ và tiềm năng sinh lời cao trong năm 2025.
Bình Dương: Khởi công cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

Bình Dương: Khởi công cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

Sáng ngày 1 tháng 2 (tức mùng 4 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác đã tham dự lễ khởi công dự án đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, với đoạn đi qua tỉnh Bình Dương dài 52 km.
Phê duyệt quy hoạch tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phê duyệt quy hoạch tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 55/QĐ-TTg, ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hạ tầng phát triển là “chìa khoá” cho cho bất động sản “cất cánh”

Hạ tầng phát triển là “chìa khoá” cho cho bất động sản “cất cánh”

Sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng đang mở ra cơ hội lớn cho bất động sản Việt Nam. Các dự án chiến lược hứa hẹn mang lại lợi ích dài hạn cho thị trường.
Thành phố Tây Ninh chính thức đạt chuẩn đô thị loại II

Thành phố Tây Ninh chính thức đạt chuẩn đô thị loại II

Ngày 21/1/2025, Hội đồng thẩm định liên ngành đã thống nhất thông qua Đề án phân loại đô thị và công nhận thành phố Tây Ninh là đô thị loại II với số điểm ấn tượng 87,92/100.
Giá bất động sản TP.HCM tăng cao, người mua nhà đang gặp khó

Giá bất động sản TP.HCM tăng cao, người mua nhà đang gặp khó

Mặc dù lãi suất vay giảm, nhưng giá bất động sản quá cao và lãi suất thả nổi vẫn là rào cản lớn khiến nhiều gia đình trẻ khó tiếp cận thị trường nhà ở TP.HCM.
Thị trường bất động sản 2025: Cơ hội cho nhà đầu tư và người mua

Thị trường bất động sản 2025: Cơ hội cho nhà đầu tư và người mua

Năm 2025, thị trường bất động sản đang chuẩn bị bước vào giai đoạn tăng trưởng mới, với nguồn cung tăng trưởng mạnh mẽ và giá cả vẫn duy trì ở mức cao. Những tín hiệu phục hồi tích cực đang mở ra cơ hội lớn cho nhà đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo mạnh tay xử lý thao túng và đầu cơ bất động sản, ổn định thị trường địa ốc

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo mạnh tay xử lý thao túng và đầu cơ bất động sản, ổn định thị trường địa ốc

Những chỉ đạo và hành động thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc xây dựng một thị trường bất động sản minh bạch, lành mạnh, đồng thời xử lý triệt để các hành vi gây bất ổn và trục lợi.
Khó khăn của thị trường bất động sản Bình Thuận và kiến nghị tháo gỡ

Khó khăn của thị trường bất động sản Bình Thuận và kiến nghị tháo gỡ

Tỉnh Bình Thuận đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc triển khai các dự án bất động sản, gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
Doanh nghiệp bất động sản “đua nhau” tìm quỹ đất mới đầu năm 2025

Doanh nghiệp bất động sản “đua nhau” tìm quỹ đất mới đầu năm 2025

Doanh nghiệp bất động sản vào cuộc đua "săn" quỹ đất trong năm 2025 đang diễn ra mạnh mẽ, nhiều tập đoàn lớn tích cực mở rộng và đầu tư vào các dự án chiến lược tại các khu vực trọng điểm.
Hà Nội có 8 dự án nhà ở xã hội, với hơn 1.500 căn hộ

Hà Nội có 8 dự án nhà ở xã hội, với hơn 1.500 căn hộ

Hà Nội vừa phê duyệt 8 dự án nhà ở xã hội, cung cấp hơn 1.500 căn hộ cho người dân. Các dự án này sẽ thúc đẩy thị trường nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu nhà ở ngày càng tăng
Triển vọng thị trường Bất Động Sản ven biển Bình Thuận 2025

Triển vọng thị trường Bất Động Sản ven biển Bình Thuận 2025

Thị trường bất động sản ven biển đang có dấu hiệu chững lại, tuy nhiên, theo chuyên gia bất động sản giai đoạn 2025-2026 sẽ là thời điểm thị trường này khởi sắc trở lại. Đây là cơ hội vàng cho Bình Thuận, một thị trường mới nổi đầy tiềm năng với lợi thế về du lịch.
Thị trường nhà kho, xưởng xây sẵn miền Bắc có tỷ lệ lấp đầy 88%

Thị trường nhà kho, xưởng xây sẵn miền Bắc có tỷ lệ lấp đầy 88%

Thị trường nhà kho và xưởng xây sẵn tại Việt Nam đã ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ với tỷ lệ lấp đầy cao và giá thuê tăng. Tuy nhiên, sự cạnh tranh cũng đang ngày càng gay gắt.