Chủ nhật 27/07/2025 12:42
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Vì sao Trung Quốc coi thực phẩm là vũ khí thương mại chi phí thấp nhưng hiệu quả cao ?

Trung Quốc đã áp thuế lên hàng loạt sản phẩm nông nghiệp Mỹ, nhắm vào thực phẩm như một công cụ trả đũa thương mại hiệu quả và ít tốn kém, trong bối cảnh Bắc Kinh đẩy mạnh tự chủ lương thực.
Thực phẩm – Vũ khí thương mại chi phí thấp nhưng hiệu quả cao của Trung Quốc
Thực phẩm – Vũ khí thương mại chi phí thấp nhưng hiệu quả cao của Trung Quốc.

Thuế quan của Trung Quốc đối với hàng loạt sản phẩm nông nghiệp Mỹ đã chính thức có hiệu lực, đánh dấu động thái trả đũa mới nhất trong cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Việc Bắc Kinh sẵn sàng sử dụng thực phẩm làm biện pháp đối phó với Mỹ – một trong những nhà cung cấp nông sản lớn nhất của Trung Quốc – phản ánh cả sự thành công của chính phủ nước này trong việc thúc đẩy tự chủ nông nghiệp, và tác động của nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại đối với nhu cầu tiêu thụ.

Theo đó, các mức thuế quan nông nghiệp được Bắc Kinh áp dụng dao động từ 10% đến 15% đối với một danh mục hàng hóa diện rộng bao gồm ngũ cốc, thịt, bông và rau quả tươi, tiếp nối các biện pháp ban đầu nhắm vào năng lượng và kim loại quan trọng. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã ngừng nhập khẩu đậu nành từ ba công ty Mỹ và dừng toàn bộ hoạt động mua gỗ từ Mỹ.

Trong một động thái riêng vào thứ Bảy (8/3), Bắc Kinh cũng áp thuế trả đũa đối với một loạt hàng hóa nông sản của Canada, có hiệu lực từ ngày 20/3.

Đảm bảo nguồn cung lương thực cho 1,4 tỷ dân vẫn là ưu tiên chính sách hàng đầu của chính quyền Bắc Kinh. Mặc dù vẫn là thị trường xuất khẩu quan trọng của các bang vùng Trung Tây nước Mỹ (khu vực có nhiều cử tri ủng hộ đảng Cộng hòa), nhưng những nỗ lực của Trung Quốc trong việc tái cấu trúc chuỗi cung ứng sau cuộc chiến thương mại trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Donald Trump đã làm suy yếu đòn bẩy của Washington.

Nền kinh tế Trung Quốc dù phục hồi kém sau đại dịch, nhưng lại tạo ra một điểm sáng: nguồn cung thực phẩm dồi dào. Việc xử lý tình trạng dư thừa công suất trong nước đã trở nên cấp bách hơn đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Giá lúa mì nội địa của nước này đang ở mức thấp nhất trong vòng năm năm qua, trong khi nhập khẩu ngô sụt giảm mạnh. Dữ liệu mới nhất công bố vào Chủ nhật (9/3) cho thấy tình trạng giảm phát đang tiếp tục lan rộng, với giá tiêu dùng giảm mạnh do giá thực phẩm lao dốc.

Chính phủ Trung Quốc đã phản ứng bằng cách bảo vệ nông dân trong nước. Các thương nhân được yêu cầu hạn chế mua ngũ cốc từ nước ngoài, bao gồm lúa mạch và cao lương, trong khi các lô hàng đậu nành nhập khẩu bị trì hoãn.

Sự quan tâm của Bắc Kinh đối với các cuộc điều tra thương mại và áp thuế trong những tháng gần đây – nhắm vào các mặt hàng từ dầu hạt cải, đậu đỗ đến hải sản, thịt và sữa – cho thấy các nhà hoạch định chính sách nước này không quá lo ngại về việc tạo ra rào cản nhập khẩu, đặc biệt đối với các mặt hàng cao cấp vốn chịu tác động mạnh từ xu hướng thắt chặt chi tiêu của hộ gia đình.

Hậu thuẫn cho các nỗ lực này là sản lượng ngũ cốc kỷ lục và quyết tâm tận dụng giai đoạn dư thừa để xây dựng kho dự trữ. Tại kỳ họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc kết thúc trong tuần này, chính phủ đã nâng mục tiêu sản xuất năm 2025 và tăng ngân sách dự trữ lương thực.

Các biện pháp kỹ thuật khác, chẳng hạn như giảm tỷ lệ bột đậu nành trong thức ăn chăn nuôi, cũng đang được thúc đẩy, phản ánh mối lo ngại dai dẳng về sự phụ thuộc của ngành chăn nuôi vào nguồn cung đậu nành từ nước ngoài.

Ngoài ra, đậu nành là mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn nhất của Mỹ sang Trung Quốc, đạt kim ngạch gần 13 tỷ USD vào năm 2024, và là trọng tâm trong những nỗ lực gần đây nhằm chuyển hướng phụ thuộc của Bắc Kinh sang các nhà cung cấp ít đối đầu hơn như Brazil.

Tính thời vụ của sản xuất toàn cầu sẽ khiến Brazil chiếm phần lớn lượng nhập khẩu đậu nành của Trung Quốc cho đến ít nhất là quý IV năm nay, khiến mức thuế 10% đối với đậu nành Mỹ ít có tác động trong ngắn hạn.

Tất nhiên, chính phủ Trung Quốc vẫn muốn kích thích nền kinh tế tăng trưởng trở lại, mà một phần quan trọng của điều đó là khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn. Nếu các biện pháp kích thích hiệu quả, giá thực phẩm có thể sẽ tăng trở lại và chính sách nhập khẩu có thể thay đổi. Ngoài ra, tác động của thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu đối với mùa vụ cũng có thể ảnh hưởng đến các tính toán của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, trong thời gian trước mắt, việc nhắm vào hàng nông sản Mỹ cho thấy Bắc Kinh đang triển khai một trong những vũ khí thương mại có tác động cao và chi phí thấp nhất trong kho vũ khí kinh tế của mình.

Tin bài khác
Ông Trump thăm trụ sở Fed, tiếp tục gây sức ép về lãi suất

Ông Trump thăm trụ sở Fed, tiếp tục gây sức ép về lãi suất

Trong chuyến thăm bất thường tới trụ sở Fed, Tổng thống Donald Trump đã công khai chỉ trích Chủ tịch Powell và yêu cầu cắt giảm mạnh lãi suất, giữa lúc dự án cải tạo tòa nhà của Fed bị đội vốn.
Thuế quan leo thang, Goldman Sachs hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ

Thuế quan leo thang, Goldman Sachs hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ

Ngân hàng Goldman Sachs hạ dự báo tăng trưởng GDP Mỹ còn 1% trong năm 2025, đồng thời nhận định lạm phát lõi duy trì trên 3% do tác động từ thuế nhập khẩu tăng cao dưới thời Tổng thống Trump.
Nhật – Mỹ đạt thỏa thuận, ông Trump sẽ áp thuế 15% và nhận đầu tư "khổng lồ"

Nhật – Mỹ đạt thỏa thuận, ông Trump sẽ áp thuế 15% và nhận đầu tư "khổng lồ"

Tổng thống Trump tuyên bố đã đạt thỏa thuận “khổng lồ” với Nhật Bản, với mức thuế 15% cho hàng nhập khẩu vào Mỹ - cho thấy Washington vẫn theo đuổi chính sách thương mại cứng rắn ngay cả với đồng minh thân cận.
Fed sẽ điều chỉnh giảm lãi suất: Thời điểm không quan trọng bằng hướng đi

Fed sẽ điều chỉnh giảm lãi suất: Thời điểm không quan trọng bằng hướng đi

Chủ tịch Fed khu vực San Francisco cho biết, việc cắt giảm lãi suất hai lần trong năm nay là kịch bản hợp lý, nhất là khi tác động từ thuế quan đến lạm phát có vẻ không quá nghiêm trọng.
Biến đổi khí hậu khiến giá thực phẩm toàn cầu tăng vọt

Biến đổi khí hậu khiến giá thực phẩm toàn cầu tăng vọt

Từ rau diếp tăng giá 300% ở Úc đến rau củ Mỹ leo thang 80%, nghiên cứu mới chỉ ra thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu đang là nguyên nhân trực tiếp đẩy giá thực phẩm toàn cầu lên cao.
Mỹ tăng áp lực thương mại với EU bằng đe dọa thuế 15 – 20%

Mỹ tăng áp lực thương mại với EU bằng đe dọa thuế 15 – 20%

Tổng thống Trump đang gia tăng áp lực thương mại với EU với mức thuế tối thiểu 15–20% áp lên tất cả hàng hóa từ khối này, đẩy đàm phán đến bờ vực sụp đổ trong bối cảnh hạn chót 1/8 đang đến gần.
Chưa tới 50% doanh nghiệp Mỹ còn muốn đầu tư vào Trung Quốc

Chưa tới 50% doanh nghiệp Mỹ còn muốn đầu tư vào Trung Quốc

Quan hệ thương mại căng thẳng khiến tỷ lệ doanh nghiệp Mỹ đóng băng kế hoạch đầu tư vào Trung Quốc tăng vọt lên mức cao chưa từng có, theo khảo sát mới từ Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ - Trung.
Tác động kinh tế của thuế quan Mỹ đang dần hiện rõ

Tác động kinh tế của thuế quan Mỹ đang dần hiện rõ

Chủ tịch Fed New York cảnh báo tác động từ thuế quan đang dần hiện rõ, khi lạm phát Mỹ đối mặt nhiều sức ép mới và thị trường tài chính nhạy cảm hơn bao giờ hết.
Ông Trump gia tăng áp lực lên Chủ tịch Fed, dù nói việc sa thải là “khó xảy ra”

Ông Trump gia tăng áp lực lên Chủ tịch Fed, dù nói việc sa thải là “khó xảy ra”

Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định “khó có khả năng” sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell, nhưng cách ông đưa ra tuyên bố lại khiến thị trường hiểu như một lời cảnh báo.
Nguy cơ Chủ tịch Fed bị sa thải là rủi ro bị đánh giá quá thấp?

Nguy cơ Chủ tịch Fed bị sa thải là rủi ro bị đánh giá quá thấp?

Thị trường Mỹ đang lập đỉnh, nhưng rủi ro lớn nhất lại nằm ở khả năng Tổng thống Donald Trump có thể sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell – đe dọa tính độc lập của ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới.
Mỹ sẽ áp thuế Indonesia 19%; EU sẵn sàng "trả đũa"

Mỹ sẽ áp thuế Indonesia 19%; EU sẵn sàng "trả đũa"

Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế 19% lên hàng hóa Indonesia, mở đường cho loạt thỏa thuận mới. Trong khi đó, EU đã sẵn sàng đáp trả nếu đàm phán thương mại với Mỹ thất bại.
Nỗi lo lạm phát của Fed có khả năng quay trở lại

Nỗi lo lạm phát của Fed có khả năng quay trở lại

Dữ liệu CPI tháng 6/2025 sắp công bố sẽ hé lộ liệu chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump có đang đẩy lạm phát tăng cao, điều có thể khiến Fed trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất trong năm nay.
EU tìm “lối thoát” thương mại tại châu Á giữa áp lực thuế quan Mỹ

EU tìm “lối thoát” thương mại tại châu Á giữa áp lực thuế quan Mỹ

Trước áp lực gia tăng từ chính sách thuế của Mỹ, EU đang thúc đẩy các thỏa thuận thương mại với Ấn Độ và các quốc gia châu Á khác, nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Ngành dược lao đao vì đe dọa thuế 200% của Tổng thống Trump

Ngành dược lao đao vì đe dọa thuế 200% của Tổng thống Trump

Đề xuất áp thuế 200% lên dược phẩm nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump khiến các tập đoàn dược toàn cầu ráo riết lập kịch bản ứng phó, lo ngại nguy cơ thiếu thuốc và chi phí y tế tăng vọt.
Hàng may mặc Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục

Hàng may mặc Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục

Giá trị nhập khẩu hàng may mặc từ Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 5/2025 chạm đáy thấp nhất kể từ năm 2003 do tác động từ chính sách thuế của Washington, để lại khoảng trống cơ hội cho một số quốc gia.