Thứ tư 12/02/2025 01:23
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Góc nhìn Chuyên gia

TS. Phan Đức Hiếu: Những kết quả tích cực đạt được năm 2022 sẽ tạo đà tốt cho năm 2023

24/01/2023 10:57
Nhân dịp đầu xuân năm mới 2023, TS. Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tin rằng, những kết quả tích cực đạt được năm 2022 sẽ tạo đà tốt cho kinh tế Việt Nam vượt qua khó khăn, thách thức và gặt hái những kết quả tích cực t
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Điểm lại những con số đã đạt được năm 2022, ông Hiếu nhấn mạnh đây là kết quả rất đáng phấn khởi so với những khó khăn mà nền kinh tế đã trải qua. Những kết quả tích cực có thể kể đến, gồm: tốc độ tăng trưởng GDP; thu ngân sách; kim ngạch xuất-nhập khẩu; giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; số lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường và quay trở lại hoạt động,… đều ghi nhận những con số ấn tượng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, vẫn còn một số điều tiếc nuối, đặc biệt nếu so với kỳ vọng, yêu cầu và đòi hỏi của xã hội, của cộng đồng doanh nghiệp, như: tốc độ tăng năng suất lao động chưa đạt chỉ tiêu, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tiếp tục tăng, tiến trình cổ phần hóa còn chậm, khó khăn trên thị trường vốn,…

Theo ông Hiếu, những kết quả tích cực đạt được năm 2022 sẽ tạo đà tốt cho năm 2023. Tuy nhiên, cần thẳng thắn thấy rằng, thách thức đặt ra cho năm 2023 cũng rất lớn. Tác động tiêu cực đến từ các yếu tố bên ngoài và các vấn đề nội tại nền kinh tế sẽ gây nhiều khó khăn cho cả doanh nghiệp, người lao động và điều hành kinh tế vĩ mô trong năm 2023.

Ông Hiếu cho rằng, trong giai đoạn trước mắt, cũng như trong dài hạn, các khâu như: hành động, thực thi, cụ thể hóa các giải pháp là rất quan trọng. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế trong và ngoài nước dễ biến động và biến động nhanh như hiện nay, thì hành động thực thi các giải pháp đề ra cần mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, kịp thời hơn và đồng bộ hơn.

Ảnh minh họa
"Chúng ta không chỉ có 10 nhóm giải pháp nêu trên, mà còn hàng loạt các giải pháp, chương trình cải cách, cơ cấu lại nền kinh tế đã và đang được tiếp tục thực hiện", TS Hiếu cho biết./ Ảnh minh họa

Ngoài việc tích cực, kịp thời thực thi và sớm hoàn thành các nhiệm vụ đã đề ra, việc cần làm thêm là tiếp tục bám sát tình hình thực tế để có những hiệu chỉnh phù hợp với biện pháp đã đề ra, thậm chí có thể tính đến phương án đưa ra các giải pháp mới hoặc giải pháp bổ sung để ứng phó kịp thời diễn biến thực tế. Ví dụ, đối với những gói hỗ trợ doanh nghiệp kết thúc trong năm 2022, có thể sớm nghiên cứu, xem xét kéo dài một số chính sách trong bối cảnh doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong quá trình phục hồi hoặc tiếp tục nghiên cứu chính sách mới hoặc mở rộng hơn để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Mặt khác, để vượt qua khó khăn, thách thức, cần tiếp tục có sự tham gia và tham gia có trách nhiệm của tất cả mọi chủ thể chứ không chỉ riêng của cơ quan quản lý. Chẳng hạn, về vấn đề liên quan đến thị trường vốn, không thể nói rằng, Nhà nước là chủ thể duy nhất đứng ra đảm bảo hoàn toàn cho tất cả các hoạt động diễn ra lành mạnh và an toàn. "Tôi cho rằng, sự dễ dãi của nhà đầu tư chính là một phần nguyên nhân dẫn đến sự dễ dãi của thị trường và sai phạm của doanh nghiệp, dẫn đến rủi ro trên thị trường vốn thời gian vừa qua. Sự chuyên nghiệp, khắt khe của nhà đầu tư sẽ khiến thị trường tự khắc thắt chặt kỷ luật, tự khắc sàng lọc và giảm thiểu rủi ro. Từ lúc này, tất cả các bên cần tham gia trong nền kinh tế có trách nhiệm và tích cực, trước hết là vì lợi ích của chính mình. Yếu tố này sẽ giúp khôi phục và phát triển nền kinh tế về mặt dài hạn, giảm thiểu vấn đề đã xảy ra trong thời gian vừa qua", ông Hiếu nhấn mạnh.

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã có những động thái rất tích cực. Trong bối cảnh thị trường biến động mạnh, họ chủ động liên lạc với nhà đầu tư, cung cấp đầy đủ thông tin về kế hoạch sử dụng vốn, tình hình hình sử dụng vốn, từ đó, cùng với nhà đầu tư đề ra phương án giải quyết, vượt qua giai đoạn thách thức. Đây là điểm cần phát huy hơn nữa và là cơ hội để chính doanh nghiệp củng cố năng lực, phân loại, sàng lọc và bứt phá, vươn lên.

10 nhóm giải pháp phát triển kinh tế xã hội năm 2022 (Nghị quyết 68/2022/NQ-QH15)

Một là, ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Hai là, tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh.

Ba là, xây dựng, hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Bốn là, đẩy mạnh thực hiện thực chất, hiệu quả cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế.

Năm là, tập trung phát triển, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ (giao thông, biến đổi khí hậu), bảo vệ môi trường, quản lý và sử dụng hiệu quả đất, tài nguyên.

Sáu là, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao gắn với đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp.

Bảy là, phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, bảo đảm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội; nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội.

Tám là, giữ vững độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Chín là, triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước và nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Mười là, đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông; nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tạo đồng thuận xã hội.

Thanh Hà (t/h)

Bài liên quan
Tin bài khác
Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành nhận định: Chính sách thương mại mới của ông Donald Trump sẽ tác động đến Việt Nam

Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành nhận định: Chính sách thương mại mới của ông Donald Trump sẽ tác động đến Việt Nam

Theo TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, tác động của chính sách thương mại mới của Tổng thống Donald Trump đối với nền kinh tế Việt Nam, đồng thời đưa ra khuyến nghị chiến lược cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư Việt Nam.
Việt Nam đang hướng đến một kỷ nguyên hoàng kim với những bước tiến ngoạn mục

Việt Nam đang hướng đến một kỷ nguyên hoàng kim với những bước tiến ngoạn mục

Trong không khí rộn ràng của những ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), ông Bruno Jaspaert, đã có những đánh giá tích cực về tình hình kinh tế Việt Nam.
Tác động của CBAM đến doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam như thế nào?

Tác động của CBAM đến doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam như thế nào?

Theo Tiến sĩ Devmali Perera, Giảng viên Tài chính tại Khoa Kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam, CBAM sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều ngành xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các ngành sắt thép, nhôm, xi măng và phân bón.
Chuyển đổi số ngành Luật – góc nhìn từ vị trí người dẫn dắt

Chuyển đổi số ngành Luật – góc nhìn từ vị trí người dẫn dắt

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, để hiểu rõ hơn về quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực pháp lý, phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập đã có cuộc trò chuyện với Luật sư Lê Nguyên Hòa - Giám đốc điều hành Công ty Luật TNHH LHLegal – người có 15 năm kinh nghiệm trong ngành và tầm nhìn chiến lược về chuyển đổi số.
Thị trường văn phòng Hà Nội năm 2025 sẽ là "sân chơi" của khách thuê

Thị trường văn phòng Hà Nội năm 2025 sẽ là "sân chơi" của khách thuê

Với sự bùng nổ nguồn cung và nhu cầu thay đổi, thị trường văn phòng Hà Nội năm 2025 sẽ là "sân chơi" của khách thuê. Chủ đầu tư cần thay đổi chiến lược để thu hút khách hàng.
PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh: Năm 2025 cơ hội lớn cho tài chính Việt Nam

PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh: Năm 2025 cơ hội lớn cho tài chính Việt Nam

Theo PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, năm 2025 là cơ hội lớn cho tài chính Việt Nam, nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp và tín dụng.
TS. Nguyễn Minh Phong: Thị trường vàng năm 2025 sẽ ổn định hơn

TS. Nguyễn Minh Phong: Thị trường vàng năm 2025 sẽ ổn định hơn

TS. Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế dự báo thị trường vàng năm 2025 sẽ ổn định hơn, giá vàng có thể lên xuống theo thị trường thế giới, trong khi cơ hội đầu tư lướt sóng sẽ ít dần.
TS. Trần Xuân Hòa: Tôi có niềm tin Dự án Khai thác mỏ sắt Thạch Khê sẽ sớm khởi động

TS. Trần Xuân Hòa: Tôi có niềm tin Dự án Khai thác mỏ sắt Thạch Khê sẽ sớm khởi động

Trao đổi với phóng viên, TS. Trần Xuân Hòa, Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam cho biết, tôi có niềm tin Chính phủ sẽ sớm quyết định cho khởi động Dự án Khai thác và Tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê, không thể để nguồn tài nguyên lớn của đất nước nằm im mãi…
Trung tâm tài chính quốc tế giúp Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình

Trung tâm tài chính quốc tế giúp Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình

Trung tâm tài chính quốc tế không chỉ là một dự án mà là một chiến lược mang tính bước ngoặt, đòi hỏi sự quyết tâm chính trị, đầu tư mạnh mẽ và hợp tác toàn diện giữa Chính phủ, khu vực tư nhân và cộng đồng quốc tế, theo ông Richard McClellan, Giám đốc quốc gia Viện Tony Blair.
Năm 2025, AI tổng hợp làm bùng nổ các mô hình kinh doanh mới

Năm 2025, AI tổng hợp làm bùng nổ các mô hình kinh doanh mới

Đó là chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Văn Minh, Viện trưởng Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp, Trường Đại học Ngoại thương. Năm 2025 được dự báo sẽ là một năm đầy khó khăn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt với nhiều biến động,
TS. Lê Xuân Nghĩa: Tín dụng 2025 đối diện nhiều thách thức

TS. Lê Xuân Nghĩa: Tín dụng 2025 đối diện nhiều thách thức

TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, cho biết năm 2025 sẽ là một năm đầy thử thách đối với thị trường tín dụng Việt Nam, với các yếu tố tác động từ cả bên ngoài lẫn nội tại nền kinh tế.
TS. Trần Xuân Lượng: Định giá đất sai do thiếu cơ sở dữ liệu

TS. Trần Xuân Lượng: Định giá đất sai do thiếu cơ sở dữ liệu

Theo ông Trần Xuân Lượng - Tiến sĩ chuyên ngành bất động sản – Đại học Kinh tế Quốc dân, Viện phó Viện Nghiên cứu và Đánh giá thị trường bất động sản Việt Nam, định giá đất không chính xác, sai lệch do thiếu cơ sở dữ liệu.
TS. Nguyễn Minh Phong: Việt Nam đang thiếu các khu công nghiệp xanh

TS. Nguyễn Minh Phong: Việt Nam đang thiếu các khu công nghiệp xanh

Theo TS. Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế, Việt Nam hiện đang thiếu hụt khu công nghiệp xanh trong khi nhu cầu về bất động sản công nghiệp xanh ngày càng lớn.
"Thời đại thông minh" do AI dẫn đầu có thay đổi cách sống và làm việc?

"Thời đại thông minh" do AI dẫn đầu có thay đổi cách sống và làm việc?

Liệu "thời đại thông minh" do AI dẫn đầu có thay đổi cách chúng ta sống và làm việc không? Câu trả lời là có, và những thay đổi này có thể sâu rộng và đa dạng.
Kinh tế số Việt Nam: Động lực phát triển mạnh mẽ hướng tới mục tiêu 30% GDP năm 2030

Kinh tế số Việt Nam: Động lực phát triển mạnh mẽ hướng tới mục tiêu 30% GDP năm 2030

"Tôi tin rằng kinh tế số có thể đạt được mục tiêu đóng góp 30% GDP vào năm 2030 nếu có những thay đổi mạnh mẽ và toàn diện.", theo ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT.