Thứ hai 14/07/2025 02:09
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

TS. Jonathan Crellin giải thích cách thức tấn công của tội phạm mạng vào tài khoản ngân hàng

05/06/2024 14:52
“Trong quá khứ, kẻ cướp ngân hàng thường đeo mặt nạ, nhưng giờ đây bạn sẽ không bao giờ thấy chúng” là chia sẻ của Tiến sĩ Jonathan Crellin, Chủ nhiệm chương trình Thạc sĩ An toàn thông tin, Đại học RMIT Việt Nam.

Trước tin tức về các cuộc tấn công của tội phạm mạng vào tài khoản ngân hàng cá nhân gần đây, bài viết sau của Tiến sĩ Crellin giải thích cách thức các vụ tấn công được thực hiện và một số biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhằm ngăn bước kẻ xấu. 

Đầu tiên, phương pháp xác thực từ thiết bị thứ hai (mã xác thực được gửi đến thiết bị thứ hai) an toàn hơn, nhưng không thể đảm bảo tuyệt đối. Ví dụ, kẻ xấu có thể tạo ra bản mô phỏng của hệ thống đăng nhập ngân hàng và mô phỏng yêu cầu một mã OTP qua tin nhắn văn bản, hoặc bằng cách sử dụng một ứng dụng ngân hàng. Khi khách hàng nhập OTP vào bản mô phỏng, tội phạm mạng có thể sử dụng nó để đăng nhập vào tài khoản ngân hàng thực sự, sau đó kiểm soát tài khoản ngân hàng và những thứ liên quan để làm theo ý chúng.  

Kẻ xấu có thể mô phỏng một loại sự cố hệ thống nào đó (chẳng hạn như “trang web không khả dụng, vui lòng đăng nhập sau”), để khách hàng không thấy nghi ngờ ngay lập tức. Đây là một trong những lý do tại sao ngân hàng thường bảo bạn rằng “... không bao giờ nhấp vào đường dẫn được gửi cho bạn (ví dụ: qua email) ...” vì đường dẫn có thể chứa một URL tương tự chuyển hướng đến một trang web ngân hàng mô phỏng nhằm mục đích giả mạo.

Tiến sĩ Jonathan Crellin, giảng viên cấp cao, Chủ nhiệm chương trình Thạc sĩ An toàn thông tin, Đại học RMIT Việt Nam
Tiến sĩ Jonathan Crellin, giảng viên cấp cao, Chủ nhiệm chương trình Thạc sĩ An toàn thông tin, Đại học RMIT Việt Nam.

Từ góc độ người dùng, hãy luôn sử dụng một liên kết hoặc địa chỉ web hợp lệ cho ngân hàng của bạn. Nếu bạn dùng ứng dụng ngân hàng, hãy tải xuống từ nguồn chính thống, như Google Play hoặc App Store. Nếu điện thoại của bạn bị xâm nhập bởi phần mềm độc hại, nó cũng có thể giúp kẻ xấu tiếp cận điện thoại và sử dụng ứng dụng, xem tin nhắn văn bản bạn nhận được v.v., điều khiển điện thoại từ xa, chạy ứng dụng và trích xuất thông tin.

Tráo SIM để cướp quyền quản lý điện thoại của nạn nhân đã trở thành một mánh rất phổ biến trong những năm gần đây. Ở mánh này, kẻ xấu thường lừa nhà mạng phát hành SIM thay thế, liên kết với số điện thoại gốc. Mánh tráo SIM thường được dùng để nhắm tới các mục tiêu có địa vị cao hoặc nổi tiếng. Mánh này dễ thực hiện nếu kẻ xấu có được thông tin cá nhân về nạn nhân, có thể mua được từ thị trường web đen. Khi SIM được cấp mới, SIM gốc sẽ bị ngừng hoạt động.

Một kỹ thuật khác được dùng trong quá khứ là sao chép SIM. Theo đó, SIM sao chép có cùng số IMSI (số nhận dạng mạng của SIM), số xác thực (KI) và số điện thoại như SIM gốc. Kỹ thuật này khó thực hiện hơn từ khi nhà mạng nâng cấp lên 3G vì khôi phục KI tương đối khó khăn, tuy nhiên nhiều IMSI hay KI vẫn có thể bị lộ và bán trên các trang web đen. Vì vậy, nếu không may, IMSI của người nào đó bị đăng bán trên một trong những thị trường web đen.

Ngân hàng chỉ xác định ra việc SIM bị sao chép hay hoán đổi khi nhận ra ứng dụng của họ đã được sử dụng trên một loại thiết bị khác thường lệ. Tội phạm mạng dùng một điện thoại khác có thể thiết lập xác thực sinh trắc học với ứng dụng ngân hàng, dùng sinh trắc học của kẻ đó. Từ góc độ ứng dụng, công cụ này xác nhận đúng người đang truy cập ứng dụng vì nó phụ thuộc vào hệ thống sinh trắc học của điện thoại để xác nhận danh tính người dùng.

Với thủ đoạn sao chép SIM, kẻ xấu sẽ cần một số dữ liệu từ SIM gốc, sau đó ghi chúng vào một thẻ SIM mới có thể lập trình. Tiếp theo, tội phạm dùng một chiếc điện thoại với SIM sao chép để giả làm điện thoại của nạn nhân. Cả hai điện thoại sẽ đều hoạt động, nhưng mỗi lần chỉ có một máy chạy. Kẻ xấu có thể gửi tin nhắn từ một điện thoại khác giả danh nhà mạng yêu cầu nạn nhân tắt điện thoại để cập nhật mạng lưới. Khi nạn nhân tắt máy, kẻ xấu kết nối với ngân hàng, chuyển tiền và sau đó tắt điện thoại. Khi nạn nhân bật máy lên lại, thiết bị sẽ kết nối mạng lại mà không cho thấy bất kỳ dấu hiệu nào về việc vừa bị tấn công.

Từ góc độ của ngân hàng, việc ăn cắp có thể xảy ra vì một số lỗi từ phía khách hàng, có thể do họ rò rỉ quá nhiều thông tin cá nhân. Hệ thống ngân hàng thường chặt chẽ nhất có thể (mà hầu hết khách vẫn có thể sử dụng được), song tội phạm vẫn lách được do sự bất cẩn, tin tưởng và ngây thơ của người dùng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Bài học ở đây là hãy coi điện thoại và SIM điện thoại của bạn có giá trị tương đương với tất cả số tiền bạn có trong tài khoản ngân hàng. Nhằm gia tăng bảo mật, bạn có thể sử dụng điện thoại hai SIM và chỉ sử dụng một SIM cho các giao dịch tài chính và SIM còn lại cho các hoạt động ít quan trọng hơn. Hãy cẩn thận không chia sẻ số điện thoại bảo mật và chi tiết thông tin cá nhân mà bạn dùng cho các giao dịch tài chính ở bất cứ đâu ngoại trừ ngân hàng. Hãy hết sức cẩn trọng khi tải các ứng dụng, đảm bảo rằng chúng đến từ những nguồn chính thống, có thể cân nhắc sử dụng một chiếc điện thoại bổ sung với một SIM riêng nếu bạn thực sự muốn dùng các ứng dụng kém an toàn hơn.

Xác thực trong các hoạt động mạng là một bước đầy thách thức, đặc biệt là với các giao dịch tài chính. Theo thời gian, việc xác thực đã tiến bộ lên rất nhiều, và hoạt động của tội phạm mạng cũng thế. Các chương trình đào tạo về công nghệ thông tin và an toàn thông tin tại nhiều trường đại học ở Việt Nam cung cấp cho sinh viên kỹ năng và kiến thức về điểm mạnh và yếu của các hệ thống xác thực hiện tại. Các bạn sẽ là những người tiên phong phát triển và sử dụng thế hệ công nghệ tiếp theo.

Tại Đại học RMIT, chúng tôi hiện đang triển khai các chuyên ngành chính và phụ về An toàn thông tin trong chương trình Cử nhân Công nghệ thông tin và các chương trình Thạc sĩ An toàn thông tin, cũng như Chứng chỉ sau đại học (từ học kỳ 1 năm 2025). Những chương trình này nhằm cung cấp cho sinh viên và các chuyên gia công nghệ thông tin kỹ năng cấp tiến trong thiết kế các hệ thống xác thực chặt chẽ cũng như chuyên môn pháp y trong hệ thống thông tin.

Tội phạm sẽ không bao giờ biến mất. Mỗi ổ khóa chúng ta tạo ra hoặc hệ thống chúng ta phát triển đều sẽ có điểm yếu, đặc biệt nếu người dùng không cẩn trọng. Động lực chiếm dụng tiền của người khác mạnh đến mức sẽ luôn có người tìm cách lách luật và đột nhập vào các hệ thống. Thế giới số mang lại nhiều lợi ích và thuận tiện, hãy cẩn thận và ý thức về những gì bạn chia sẻ cũng như tính an toàn của các thiết bị mà bạn đang sử dụng.

Tiến sĩ Jonathan Crellin (Giảng viên cấp cao, Chủ nhiệm chương trình Thạc sĩ An toàn thông tin, Đại học RMIT Việt Nam ) 

Tin bài khác
TS. Cấn Văn Lực: TP. Hồ Chí Minh là siêu đô thị "lớn nhưng còn nghèo", cần lối đi riêng

TS. Cấn Văn Lực: TP. Hồ Chí Minh là siêu đô thị "lớn nhưng còn nghèo", cần lối đi riêng

TS. Cấn Văn Lực nhận định, TP. Hồ Chí Minh là siêu đô thị “lớn nhưng còn nghèo” và cần một chiến lược đặc thù, không thể rập khuôn các mô hình như Bangkok hay Jakarta.
Tăng cường pháp chế trong doanh nghiệp nhỏ và vừa: Khi tuân thủ trở thành động lực phát triển

Tăng cường pháp chế trong doanh nghiệp nhỏ và vừa: Khi tuân thủ trở thành động lực phát triển

Trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật, pháp chế doanh nghiệp đã trở thành một nhu cầu thiết yếu, đặc biệt đối với khối doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa – Giám đốc Công ty Luật TNHH Luật sư X, Chủ tịch Học viện Đào tạo Pháp chế ICA – đã chia sẻ với với Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập về thực trạng và các giải pháp pháp lý dành cho cộng đồng doanh nghiệp hiện nay.
UNFPA: Việt Nam đang ở "ngã rẽ" quan trọng về dân số

UNFPA: Việt Nam đang ở "ngã rẽ" quan trọng về dân số

Chia sẻ với báo chí, ông Matt Jackson, Trưởng Đại diện của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam cho biết UNFPA sẵn sàng đồng hành cùng Việt Nam trong việc thực hiện tinh thần của các quy định mới, hướng tới một xã hội mà trong đó “mỗi người – mỗi lựa chọn – mỗi tương lai” đều được tôn trọng, bảo vệ.
Người tiêu dùng và doanh nghiệp cần bắt tay nhau để ngăn chặn vấn nạn hàng giả

Người tiêu dùng và doanh nghiệp cần bắt tay nhau để ngăn chặn vấn nạn hàng giả

Chuyên gia về quản lý chuỗi cung ứng và logistics mách nước cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng cách đối phó hiệu quả hơn với vấn nạn hàng giả luôn khiến dư luận xã hội bức xúc trong thời gian gần đây.
Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam: Cần cú hích thể chế để bứt phá

Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam: Cần cú hích thể chế để bứt phá

Theo ông nguyễn Anh Đức - Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam, niềm tin tiêu dùng giảm, thể chế thay đổi và hậu sáp nhập tạo áp lực mới, buộc ngành bán lẻ Việt Nam phải cấu trúc.
TS. Đặng Đức Anh: Phát triển dài hạn cần phải tháo điểm nghẽn thể chế

TS. Đặng Đức Anh: Phát triển dài hạn cần phải tháo điểm nghẽn thể chế

Theo TS. Đặng Đức Anh tăng trưởng phải bền vững, ổn định vĩ mô, không đánh đổi môi trường, phải gỡ điểm nghẽn thể chế, đổi mới cơ cấu địa phương toàn diện.
Chính sách thuế mới: Hộ kinh doanh và doanh nghiệp cần lưu ý gì ?

Chính sách thuế mới: Hộ kinh doanh và doanh nghiệp cần lưu ý gì ?

Trong bối cảnh chính sách thuế mới liên tục được cập nhật, Luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa khuyến nghị hộ kinh doanh và doanh nghiệp cần hiểu luật, minh bạch tài chính, tối ưu chi phí hợp pháp.
Chuyên gia đề xuất hoàn thiện khung pháp lý cho mô hình bất động sản Livehouse

Chuyên gia đề xuất hoàn thiện khung pháp lý cho mô hình bất động sản Livehouse

Livehouse là mô hình bất động sản tích hợp lưu trú, kinh doanh và giải trí, mang đến giải pháp nhà ở linh hoạt cho người đô thị và cần khung pháp lý rõ ràng.
Ưu tiên thủ tục hải quan cho doanh nghiệp công nghệ cao và bán dẫn

Ưu tiên thủ tục hải quan cho doanh nghiệp công nghệ cao và bán dẫn

Luật Hải quan sửa đổi mở đường cho doanh nghiệp công nghệ cao, bán dẫn và đổi mới sáng tạo: ưu tiên thủ tục, xuất nhập khẩu tại chỗ và tăng cường hỗ trợ giúp tháo gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng và khởi nghiệp.
"Chính phủ cần chia sẻ chi phí nếu muốn doanh nghiệp mạnh dạn phát hành trái phiếu xanh"

"Chính phủ cần chia sẻ chi phí nếu muốn doanh nghiệp mạnh dạn phát hành trái phiếu xanh"

Đây cũng là nhận định của ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng Thư ký Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam tại Tọa đàm trực tuyến “Phát triển thị trường trái phiếu xanh: Tìm kiếm cơ hội trong hành trình tiến đến Net Zero” diễn ra sáng ngày 26/6.
TS. Võ Trí Thành đề xuất “không hồi tố” để hộ kinh doanh không còn nơm nớp sợ thuế

TS. Võ Trí Thành đề xuất “không hồi tố” để hộ kinh doanh không còn nơm nớp sợ thuế

TS. Võ Trí Thành ủng hộ nguyên tắc không truy thu hồi tố với hộ kinh doanh, song cho rằng vẫn cần thêm niềm tin chính sách để người dân yên tâm công khai doanh thu.
Vì sao hàng triệu hộ kinh doanh đang “né” chính sách thuế và hóa đơn điện tử?

Vì sao hàng triệu hộ kinh doanh đang “né” chính sách thuế và hóa đơn điện tử?

Bà Lê Thị Duyên Hải cho rằng, cần xây dựng luật riêng cho hộ kinh doanh và truyền thông rõ ràng về hóa đơn điện tử để giảm lo ngại bị lộ doanh thu.
Ông Nguyễn Văn Phúc: Đừng bắt hộ kinh doanh chơi luật doanh nghiệp nếu chưa có lối riêng

Ông Nguyễn Văn Phúc: Đừng bắt hộ kinh doanh chơi luật doanh nghiệp nếu chưa có lối riêng

Theo ông Nguyễn Văn Phúc nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội cần hệ thống pháp lý minh bạch, hỗ trợ hợp lý để hộ kinh doanh phát triển ổn định.
GS.TS Trần Đình Hợi: AI sẽ là “chìa khóa vàng” thúc đẩy chính phủ số Việt Nam

GS.TS Trần Đình Hợi: AI sẽ là “chìa khóa vàng” thúc đẩy chính phủ số Việt Nam

Theo GS.TS Trần Đình Hợi, vai trò của AI trong xây dựng chính phủ số hiệu quả, minh bạch, lấy người dân làm trung tâm, từ bài học Estonia gợi mở cho Việt Nam.
Hàng giả vẫn "sống khỏe" nhờ kẽ hở luật và lòng tham tiêu dùng

Hàng giả vẫn "sống khỏe" nhờ kẽ hở luật và lòng tham tiêu dùng

Ông Lê Huy Anh – Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) nhấn mạnh: Cuộc chiến chống hàng giả hiện nay không chỉ dừng lại ở xử lý vi phạm mà còn là dịp nhìn lại và bịt kín những lỗ hổng luật pháp đang bị các đối tượng lợi dụng.