Thứ bảy 10/05/2025 05:40
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Trung Quốc thúc đẩy tiềm năng kinh doanh với các tập đoàn Mỹ

24/03/2025 18:30
Chính phủ Trung Quốc cam kết cải thiện môi trường kinh doanh nhằm thu hút đầu tư từ Apple, Pfizer, Mastercard và nhiều tập đoàn Mỹ, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị và rủi ro thuế quan gia tăng.
Trung Quốc thúc đẩy tiềm năng kinh doanh với các tập đoàn Mỹ
Trung Quốc thúc đẩy tiềm năng kinh doanh với các tập đoàn Mỹ.

Trung Quốc đã tìm cách trấn an giới lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài về tiềm năng kinh doanh của nền kinh tế nước này, khi Phó Thủ tướng Hà Lập Phong gặp gỡ các giám đốc điều hành của Apple, Pfizer, Mastercard, Cargill và nhiều tập đoàn lớn khác vào Chủ nhật (23/3).

Theo thông báo từ Bộ Thương mại Trung Quốc, Phó Thủ tướng Hà Lập Phong cũng đã có các cuộc trao đổi với đại diện của hãng dược phẩm Eli Lilly, công ty thiết bị y tế Medtronic và nhà sản xuất kính chuyên dụng Corning.

Theo đó, Bắc Kinh đang nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng, trong khi các nhà hoạch định chính sách tìm cách thúc đẩy tiêu dùng nội địa nhằm bù đắp tác động của thuế quan do Mỹ áp đặt.

“Trung Quốc sẽ tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh và hoan nghênh các khoản đầu tư mới từ các tập đoàn đa quốc gia, cùng nhau chia sẻ cơ hội phát triển”, ông Hà Lập Phong khẳng định với các lãnh đạo doanh nghiệp, đồng thời mô tả nền kinh tế Trung Quốc là “rất kiên cường” và “đầy sức sống”.

Nhiều CEO nước ngoài hiện đang có mặt tại Bắc Kinh để tham dự diễn đàn kinh doanh vào Chủ nhật (23/3) và thứ Hai (24/3), và một số được cho là sẽ gặp Chủ tịch Tập Cận Bình vào thứ Sáu (28/3), theo nguồn tin của Reuters.

Trong một động thái khác nhằm thúc đẩy đầu tư, Hội đồng Xúc tiến Thương mại Quốc tế Trung Quốc cho biết họ hoan nghênh Apple tăng cường hợp tác chuỗi cung ứng với nước này. Chủ tịch hội đồng, ông Nhậm Hồng Bân, đã gặp CEO Apple Tim Cook vào ngày Chủ nhật (23/3).

Bên cạnh đó, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã áp thuế 20% đối với tất cả hàng hóa Trung Quốc kể từ khi nhậm chức vào tháng 1, với lý do Bắc Kinh chưa làm đủ để ngăn chặn dòng chảy fentanyl vào Mỹ, khiến quan hệ song phương giữa hai nước ngày càng trở nên căng thẳng.

Tại Diễn đàn Phát triển Trung Quốc, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã kêu gọi các quốc gia mở cửa thị trường để đối phó với “tình trạng bất ổn và bất định gia tăng”, đồng thời cam kết thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô tích cực hơn.

Thượng nghị sĩ Mỹ Steve Daines, một đồng minh trung thành của Tổng thống Donald Trump, cũng đã gặp Thủ tướng Trung Quốc vào Chủ nhật cùng với bảy lãnh đạo cấp cao của các tập đoàn Mỹ. Ông Daines mô tả cuộc gặp là cơ hội để các doanh nghiệp Mỹ trực tiếp chia sẻ quan điểm về môi trường kinh doanh tại Trung Quốc.

Theo Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV), diễn đàn năm nay đã thu hút 86 đại diện doanh nghiệp đến từ 21 quốc gia, trong đó các công ty Mỹ chiếm nhóm đông đảo nhất. Một nguồn tin cho biết số CEO Mỹ tham dự diễn đàn năm nay ít hơn so với năm ngoái.

Tuy nhiên, một số lãnh đạo doanh nghiệp vẫn bày tỏ sự lạc quan về việc đầu tư và kinh doanh tại Trung Quốc, theo tờ Global Times – cơ quan truyền thông của nhà nước Trung Quốc.

CEO của Corning, ông Wendell Weeks, được Global Times dẫn lời: "Chắc chắn, chúng tôi có niềm tin vào sự phát triển của Trung Quốc. Chúng tôi đã đầu tư liên tục trong hàng chục năm qua tại Trung Quốc và sẽ tiếp tục trong nhiều thập kỷ tới".

Trong khi đó, tập đoàn bán hàng trực tiếp Amway cũng đang theo dõi các tác động của thuế quan Mỹ, nhưng CEO Michael Nelson cho biết công ty vẫn tập trung vào tương lai của thị trường Trung Quốc.

Trung tâm dữ liệu – “Thỏi nam châm” thu hút vốn vay của châu Á Trung tâm dữ liệu – “Thỏi nam châm” thu hút vốn vay của châu Á

Cơn sốt AI đang thúc đẩy đầu tư vào trung tâm dữ liệu tại châu Á, thiết lập kỷ lục vay vốn ở khu vực này. Tuy nhiên, thuế quan Mỹ và căng thẳng địa chính trị có thể làm gián đoạn tăng trưởng.

Hãng xe toàn cầu đổ xô chuyển ô tô đến Mỹ trước “bão” thuế quan Hãng xe toàn cầu đổ xô chuyển ô tô đến Mỹ trước “bão” thuế quan

Các hãng xe quốc tế đang gấp rút vận chuyển ô tô đến Mỹ trước khi vòng thuế mới của ông Trump có hiệu lực vào tháng 4, gây áp lực lên chuỗi cung ứng toàn cầu.

Căng thẳng thương mại: Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng ứng phó với cú sốc thuế quan từ Mỹ Căng thẳng thương mại: Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng ứng phó với cú sốc thuế quan từ Mỹ

Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng ứng phó với cú sốc thuế quan từ Mỹ khi căng thẳng thương mại leo thang. Trong bối cảnh FDI giảm mạnh, Bắc Kinh cũng đang tìm cách thu hút đầu tư và duy trì tăng trưởng kinh tế.

Tín hiệu cho thấy vị thế của đồng USD có thể sẽ sớm suy giảm Tín hiệu cho thấy vị thế của đồng USD có thể sẽ sớm suy giảm

Các nhà giao dịch đang đặt cược vào khả năng đồng USD suy yếu, phản ánh lo ngại về chính sách kinh tế Mỹ và dự báo cắt giảm lãi suất của Fed, làm lung lay vị thế của đồng bạc xanh.

Tin bài khác
Xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh, nhưng bùng nổ với các đối tác khác

Xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh, nhưng bùng nổ với các đối tác khác

Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ trong tháng 4/2025 đã giảm 21%, trong khi xuất khẩu sang châu Á và EU tăng mạnh, phản ánh sự dịch chuyển của dòng chảy thương mại toàn cầu.
EU nhắm tới 108 tỷ USD hàng hóa Mỹ nếu đàm phán thương mại thất bại

EU nhắm tới 108 tỷ USD hàng hóa Mỹ nếu đàm phán thương mại thất bại

Liên minh châu Âu (EU) đưa ra cảnh báo sẽ áp thuế lên 95 tỷ euro (108 tỷ USD) hàng hóa Mỹ, nếu các đàm phán thương mại với chính quyền ông Trump không đạt được kết quả tích cực.
Anh và Mỹ đạt được gì trong thỏa thuận thương mại đầu tiên?

Anh và Mỹ đạt được gì trong thỏa thuận thương mại đầu tiên?

Anh trở thành quốc gia đầu tiên đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ hậu cuộc chiến thuế quan, giúp giảm thuế thép và ô tô, nhưng vẫn còn nhiều điều khoản hạn chế và gây tranh cãi.
Cơ hội đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện khi năng lượng mặt trời bùng nổ

Cơ hội đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện khi năng lượng mặt trời bùng nổ

Giá pin giảm và thuế quan của Mỹ đang thúc đẩy Đông Nam Á phát triển điện mặt trời nội địa, buộc các quốc gia trong khu vực phải đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện để ổn định mạng lưới.
Anh chuẩn bị là quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ

Anh chuẩn bị là quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ

Anh có thể là nước đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ sau đợt công bố thuế đối ứng hồi tháng 4, trong bối cảnh Washington theo đuổi các thỏa thuận song phương hẹp nhằm tránh quy trình phê chuẩn kéo dài.
Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo rủi ro cho cả tăng trưởng và lạm phát

Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo rủi ro cho cả tăng trưởng và lạm phát

Ngoài việc giữ nguyên lãi suất cơ bản lần thứ ba liên tiếp, Fed còn phát đi cảnh báo rủi ro kép từ các chính sách thuế mới, có thể đẩy lạm phát tăng và làm suy yếu thị trường lao động.
Thâm hụt thương mại Mỹ lập kỷ lục do làn sóng nhập hàng “né thuế”

Thâm hụt thương mại Mỹ lập kỷ lục do làn sóng nhập hàng “né thuế”

Thâm hụt thương mại Mỹ đã tăng vọt lên mức kỷ lục 140,5 tỷ USD trong tháng 3/2025, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa nhằm tránh các mức thuế mới của Tổng thống Donald Trump.
Trung Quốc tung loạt biện pháp kích thích mạnh mẽ hỗ trợ nền kinh tế

Trung Quốc tung loạt biện pháp kích thích mạnh mẽ hỗ trợ nền kinh tế

Trung Quốc bất ngờ công bố loạt biện pháp kích thích kinh tế nhằm ứng phó đà giảm tốc tăng trưởng, tình trạng giảm phát và căng thẳng thương mại leo thang với Mỹ.
Mỹ và Trung Quốc xác nhận cuộc gặp thương mại: Tín hiệu “phá băng” trong cuộc chiến thuế quan

Mỹ và Trung Quốc xác nhận cuộc gặp thương mại: Tín hiệu “phá băng” trong cuộc chiến thuế quan

Mỹ và Trung Quốc xác nhận về một cuộc gặp thương mại cấp cao tại Geneva vào tuần này. Cuộc gặp này được kỳ vọng mở ra cơ hội hạ nhiệt căng thẳng thuế quan và khơi thông chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tăng trưởng kinh tế Eurozone chậm lại trong tháng 4/2025, ngành dịch vụ đình trệ

Tăng trưởng kinh tế Eurozone chậm lại trong tháng 4/2025, ngành dịch vụ đình trệ

Tăng trưởng kinh tế của Eurozone đã giảm tốc trong tháng 4, khi chỉ số PMI chỉ đạt 50,4, còn ngành dịch vụ gần như đình trệ, lạm phát tiếp tục hạ nhiệt – tạo tiền đề cho khả năng ECB cắt giảm lãi suất.
Gig economy: Vũ khí “linh hoạt” của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại

Gig economy: Vũ khí “linh hoạt” của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại

Trước áp lực từ thuế quan và nguy cơ mất việc làm hàng loạt, Trung Quốc đang tận dụng nền kinh tế gig như một “tấm đệm” linh hoạt để ổn định thị trường lao động.
Ấn Độ đề xuất miễn thuế một số sản phẩm trong thỏa thuận với Mỹ

Ấn Độ đề xuất miễn thuế một số sản phẩm trong thỏa thuận với Mỹ

Ấn Độ muốn ký thỏa thuận thương mại với Mỹ với đề xuất thuế quan “zero-for-zero” cho thép, linh kiện ô tô và dược phẩm. Cơ hội và thách thức nào đang chờ đợi?
Trung Quốc đối mặt giảm phát sâu khi dồn hàng xuất khẩu cho tiêu thụ nội địa

Trung Quốc đối mặt giảm phát sâu khi dồn hàng xuất khẩu cho tiêu thụ nội địa

Việc Mỹ áp thuế cao khiến Trung Quốc đẩy hàng xuất khẩu vào tiêu thụ nội địa, làm dấy lên lo ngại về một vòng xoáy giảm phát sâu hơn và tạo áp lực lớn lên thị trường lao động.
EU tăng cường hợp tác với CPTPP giữa bất ổn thương mại toàn cầu

EU tăng cường hợp tác với CPTPP giữa bất ổn thương mại toàn cầu

Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét hợp tác chiến lược với CPTPP nhằm bảo vệ trật tự thương mại toàn cầu, trong bối cảnh lo ngại gia tăng về chính sách bảo hộ của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trung Quốc: Nở rộ dịch vụ “rửa” nguồn gốc hàng hóa để né thuế quan của Mỹ

Trung Quốc: Nở rộ dịch vụ “rửa” nguồn gốc hàng hóa để né thuế quan của Mỹ

Các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc đang tăng cường trung chuyển hàng hóa qua nước thứ ba để che giấu xuất xứ và “rửa” nguồn gốc thật, nhằm né mức thuế cao mà Mỹ áp đặt trong căng thẳng thương mại.