Thứ tư 16/07/2025 02:53
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Trung Quốc hỗ trợ tiêu dùng nội địa bằng trợ cấp chăm sóc trẻ em

Trung Quốc đang thúc đẩy tiêu dùng nội địa bằng trợ cấp chăm sóc trẻ em nhằm giảm gánh nặng tài chính và kích thích chi tiêu hộ gia đình. Chính sách này được kỳ vọng sẽ giúp tăng doanh số bán lẻ.
Trung Quốc hỗ trợ tiêu dùng nội địa bằng trợ cấp chăm sóc trẻ em
Trung Quốc hỗ trợ tiêu dùng nội địa bằng trợ cấp chăm sóc trẻ em.

Một trong năm ưu tiên hàng đầu mà Trung Quốc đặt ra để thúc đẩy tiêu dùng nội địa là trợ cấp chăm sóc trẻ em. Theo đó, đây là nỗ lực nhằm giải quyết sự sụt giảm nhanh chóng về tỷ lệ sinh của nước này, đồng thời cũng là biện pháp giải phóng tài chính, kích thích chi tiêu tùy ý (khoản chi tiêu mà các cá nhân hay hộ gia đình có thể điều chỉnh tùy theo tình hình tài chính và ưu tiên của mình, không phải là chi tiêu bắt buộc như các khoản cố định khác) của các hộ gia đình.

Như nhiều chính sách khác của Trung Quốc, kế hoạch này chỉ đưa ra một khuôn khổ: "Tăng cường hỗ trợ sinh con và nuôi dạy trẻ. Nghiên cứu và thiết lập hệ thống trợ cấp chăm sóc trẻ em".

Tuy nhiên, Bắc Kinh hiện đang hành động tương đối nhanh chóng. Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đang soạn thảo một kế hoạch vận hành cho trợ cấp chăm sóc trẻ em, theo ông Li Chunlin, Phó Giám đốc Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia.

Theo ông Jianguang Shen, nhà kinh tế trưởng của JD.com, một chính sách cấp quốc gia với khoản trợ cấp 100 tỷ nhân dân tệ (khoảng 13,84 tỷ USD) cho chăm sóc trẻ em có thể được triển khai trong năm nay. Ông ước tính khoảng 9 triệu ca sinh trong năm nay, với khoản trợ cấp khoảng 800 nhân dân tệ mỗi tháng cho cha mẹ, không phân biệt thu nhập. Ông cũng lưu ý rằng một nửa số tiền này có thể được phát dưới dạng phiếu mua hàng cho sản phẩm dành cho trẻ em để tránh tình trạng các hộ gia đình tiết kiệm thay vì chi tiêu.

Năm ngoái, Trung Quốc ghi nhận 9,54 triệu ca sinh, tăng 520.000 so với năm trước đó, khi nhiều người cho rằng năm 2024 là năm thuận lợi để sinh con theo lịch hoàng đạo Trung Quốc. Tuy nhiên, theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ sinh – được định nghĩa là số ca sinh trên mỗi phụ nữ – tại Trung Quốc đã giảm từ 1,8 vào năm 2012 xuống còn 1,2 vào năm 2022.

"Điều quan trọng là tăng nguồn lực tài chính", ông Jianguang Shen nhận định, chỉ ra rằng trong bối cảnh có 300 tỷ nhân dân tệ dành cho trợ cấp đổi mới hàng hóa, thì 100 tỷ nhân dân tệ cho chăm sóc trẻ em không phải là con số quá lớn. Ông dự báo tăng trưởng doanh số bán lẻ sẽ vào khoảng 3,5% đến 4,5% trong năm nay.

Vào năm ngoái, doanh số bán lẻ của Trung Quốc chỉ tăng trưởng khiêm tốn 3,5%, theo dữ liệu chính thức. Giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 2, bao gồm kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, ghi nhận mức tăng trưởng 4% so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu từ Cục Thống kê Quốc gia.

Trợ cấp bao nhiêu là đủ?

Tại một số địa phương của Trung Quốc, các chương trình trợ cấp đã bắt đầu được triển khai. Tuần trước, thủ phủ Hohhot của khu vực Nội Mông đã công bố mức trợ cấp lên tới 100.000 nhân dân tệ cho trẻ em của những người dân địa phương đăng ký thường trú và làm việc tại thành phố này.

Cụ thể, cặp vợ chồng có thể nhận một khoản trợ cấp một lần trị giá 10.000 nhân dân tệ khi sinh con đầu lòng. Đối với đứa con thứ hai, họ sẽ nhận được trợ cấp hàng năm 10.000 nhân dân tệ cho đến khi trẻ đủ 5 tuổi. Nếu có con thứ ba, thành phố sẽ cung cấp trợ cấp 10.000 nhân dân tệ mỗi năm cho đến khi trẻ đủ 10 tuổi.

Trung tâm công nghệ Thâm Quyến trong tháng này cũng đang xem xét triển khai một chương trình trợ cấp quy mô nhỏ hơn. Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, dữ liệu từ Ủy ban Y tế Quốc gia cho thấy tính đến tháng 10/2024, nhiều chính quyền địa phương tại hơn 20 tỉnh của Trung Quốc đã triển khai một số hình thức trợ cấp chăm sóc trẻ em.

Các nhà phân tích của Citi nhận định: "Nếu chương trình trợ cấp chăm sóc trẻ em tại Hohhot được mở rộng ra toàn quốc, nó có thể chiếm thêm 0,2% doanh số bán lẻ trong năm đầu tiên". Họ cho rằng chương trình này có thể mang lại lợi ích lớn nhất cho các gia đình có thu nhập thấp, và "sẽ có ý nghĩa hơn nếu chính phủ trung ương tham gia hỗ trợ tài chính".

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý rằng chưa rõ liệu chương trình này có hiệu quả trong việc nâng cao tỷ lệ sinh trong dài hạn hay không, đặc biệt khi chi phí nuôi dạy một đứa trẻ tại Trung Quốc ước tính vào khoảng 538.0 nhân dân tệ, chưa kể đến chi phí cơ hội đối với các bà mẹ đi làm.

Theo đó, các khoản trợ cấp ngắn hạn cho chăm sóc trẻ em vẫn có thể giúp giảm đáng kể áp lực tài chính đối với các hộ gia đình Trung Quốc. Theo số liệu chính thức, thu nhập bình quân đầu người khả dụng tại khu vực nông thôn của nước này năm 2024 là 23.119 nhân dân tệ, trong khi thu nhập tại khu vực thành thị cao hơn hơn hai lần, đạt 54.188 nhân dân tệ.

Những gì cần theo dõi tiếp theo

Bên cạnh đó, những nỗ lực thúc đẩy tiêu dùng của chính phủ Trung Quốc cũng bao gồm các biện pháp như tăng lương tối thiểu, ổn định thị trường chứng khoán, nâng cao thu nhập của nông dân và giải quyết tình trạng chậm thanh toán đối với doanh nghiệp.

Các nhà phân tích của Goldman Sachs nhận định: "Hướng đi của các biện pháp thúc đẩy tiêu dùng tại Trung Quốc là đúng đắn, nhưng vấn đề tài trợ và thực thi sẽ quyết định hiệu quả của gói kích thích này".

"Việc công bố chương trình trợ cấp chăm sóc trẻ em trên toàn quốc và cuộc họp của Bộ Chính trị vào tháng 4 là những sự kiện quan trọng cần theo dõi trong thời gian tới", các nhà phân tích nhấn mạnh và đề cập đến cuộc họp chính sách cấp cao thường diễn ra vào cuối tháng 4 của chính quyền Bắc Kinh.

Tin bài khác
Nỗi lo lạm phát của Fed có khả năng quay trở lại

Nỗi lo lạm phát của Fed có khả năng quay trở lại

Dữ liệu CPI tháng 6/2025 sắp công bố sẽ hé lộ liệu chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump có đang đẩy lạm phát tăng cao, điều có thể khiến Fed trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất trong năm nay.
EU tìm “lối thoát” thương mại tại châu Á giữa áp lực thuế quan Mỹ

EU tìm “lối thoát” thương mại tại châu Á giữa áp lực thuế quan Mỹ

Trước áp lực gia tăng từ chính sách thuế của Mỹ, EU đang thúc đẩy các thỏa thuận thương mại với Ấn Độ và các quốc gia châu Á khác, nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Ngành dược lao đao vì đe dọa thuế 200% của Tổng thống Trump

Ngành dược lao đao vì đe dọa thuế 200% của Tổng thống Trump

Đề xuất áp thuế 200% lên dược phẩm nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump khiến các tập đoàn dược toàn cầu ráo riết lập kịch bản ứng phó, lo ngại nguy cơ thiếu thuốc và chi phí y tế tăng vọt.
Ngoại trưởng Mỹ lần đầu thăm châu Á giữa căng thẳng thuế quan

Ngoại trưởng Mỹ lần đầu thăm châu Á giữa căng thẳng thuế quan

Chuyến công du đầu tiên của Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tới châu Á diễn ra trong bối cảnh chính quyền Washington chuẩn bị áp thuế mạnh tay lên nhiều quốc gia ASEAN và các đồng minh.
Hàng may mặc Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục

Hàng may mặc Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục

Giá trị nhập khẩu hàng may mặc từ Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 5/2025 chạm đáy thấp nhất kể từ năm 2003 do tác động từ chính sách thuế của Washington, để lại khoảng trống cơ hội cho một số quốc gia.
Các thành viên Fed chia rẽ về tốc độ giảm lãi suất

Các thành viên Fed chia rẽ về tốc độ giảm lãi suất

Biên bản cuộc họp tháng 6/2025 của Fed cho thấy, mặc dù đa số thành viên ủng hộ giảm lãi suất trong năm nay, nhưng mức độ và thời điểm vẫn gây tranh cãi giữa các nhà hoạch định chính sách.
Thuế quan có thể mang lại doanh thu 300 tỷ USD cho Mỹ

Thuế quan có thể mang lại doanh thu 300 tỷ USD cho Mỹ

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent dự báo doanh thu từ thuế quan có thể đạt mức kỷ lục 300 tỷ USD trong năm 2025, nhờ làn sóng áp thuế mạnh mẽ từ chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Thế giới chạy đua trước hạn chót thuế quan của Mỹ

Thế giới chạy đua trước hạn chót thuế quan của Mỹ

Khi hạn chót ngày 9/7 cận kề, các đối tác thương mại lớn của Mỹ đang đẩy nhanh đàm phán để tránh mức thuế đối ứng, trong bối cảnh Bộ trưởng Tài chính Mỹ hé lộ khả năng gia hạn cho một số quốc gia.
Trung Quốc thúc đẩy tiêu dùng hộ gia đình làm động lực tăng trưởng

Trung Quốc thúc đẩy tiêu dùng hộ gia đình làm động lực tăng trưởng

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại và nguy cơ giảm phát ngày càng lớn, giới hoạch định chính sách Trung Quốc đang kêu gọi đưa tiêu dùng hộ gia đình trở thành trọng tâm trong kế hoạch 5 năm tới.
EU: Không thể đạt thỏa thuận thương mại toàn diện với Mỹ trước ngày 9/7

EU: Không thể đạt thỏa thuận thương mại toàn diện với Mỹ trước ngày 9/7

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết EU và Mỹ hiện chỉ có thể hướng tới một “thỏa thuận nguyên tắc” trước hạn chót áp thuế đối ứng ngày 9/7 của Washington.
Mỹ thu kỷ lục 24,2 tỷ USD thuế quan giữa chiến tranh thương mại

Mỹ thu kỷ lục 24,2 tỷ USD thuế quan giữa chiến tranh thương mại

Thuế quan tăng mạnh đã giúp Mỹ thu kỷ lục 24,2 tỷ USD trong tháng 5/2025, hỗ trợ ngân sách quốc gia giữa lúc thâm hụt ngày càng trầm trọng.
Du lịch Việt Nam vượt Thái Lan trong mắt khách Trung Quốc

Du lịch Việt Nam vượt Thái Lan trong mắt khách Trung Quốc

Việt Nam đang vượt Thái Lan trong cuộc đua thu hút du khách Trung Quốc nhờ tỷ giá thuận lợi, môi trường an toàn và chính sách visa linh hoạt.
Chủ tịch Fed: Nếu không vì thuế, lãi suất đã có thể được giảm

Chủ tịch Fed: Nếu không vì thuế, lãi suất đã có thể được giảm

Chủ tịch Fed Jerome Powell xác nhận kế hoạch áp thuế của Tổng thống Donald Trump đã khiến ngân hàng trung ương phải ngừng cắt giảm lãi suất như dự kiến.
Trung Quốc và năng lực tự chủ công nghệ bất chấp hạn chế từ Mỹ

Trung Quốc và năng lực tự chủ công nghệ bất chấp hạn chế từ Mỹ

Giữa căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc vẫn thể hiện được năng lực tự chủ công nghệ, đương đầu với lệnh hạn chế xuất khẩu từ chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Ông Trump xác nhận ký kết thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung

Ông Trump xác nhận ký kết thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung

Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ và Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận thương mại, chấm dứt tạm thời căng thẳng thuế quan kéo dài giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.