Thứ ba 15/04/2025 21:40
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Trung Quốc đối mặt với chuỗi giảm phát dài nhất kể từ thập niên 1960

16/01/2025 15:42
Trung Quốc vẫn chưa thể thoát khỏi vòng xoáy giảm phát và đang trải qua chuỗi giảm giá dài nhất kể từ thập niên 1960. Điều này đã phơi bày một điểm yếu bị che lấp bởi sự tăng trưởng vào cuối năm ngoái.
Trung Quốc đối mặt với chuỗi giảm phát dài nhất kể từ thập niên 1960
Trung Quốc đối mặt với chuỗi giảm phát dài nhất kể từ thập niên 1960.

Tình hình giảm phát tại Trung Quốc đã tiếp tục kéo dài sang năm thứ hai liên tiếp trong năm 2024, các nhà kinh tế cho biết. Một số ngân hàng lớn nhất Phố Wall, bao gồm JPMorgan Chase và Citigroup, dự báo tình trạng này sẽ kéo dài đến năm 2025.

Mặc dù tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng với tốc độ nhanh hơn trong quý cuối năm, nhưng chỉ số giảm phát GDP – thước đo toàn diện về sự thay đổi giá trong một nền kinh tế – dự báo sẽ đạt mức âm 0,2% vào năm 2025, theo ước tính trung bình từ cuộc khảo sát của Bloomberg với 15 nhà phân tích. Con số này so với mức trung bình 3,4% trong thập kỷ trước đại dịch Covid-19.

Ông Frederic Neumann, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á của HSBC Holdings, nhận định: “Các gói kích thích, đặc biệt là kích thích tài khóa, là rất cần thiết ở Trung Quốc. Chúng ta đã thấy ở các nền kinh tế khác rằng cần có một cú hích chính sách lớn để thoát khỏi giảm phát một cách bền vững. Điều này sẽ dần diễn ra ở Trung Quốc, nhưng quá trình này sẽ rất chậm”.

Một cuộc chiến thương mại leo thang với Mỹ có thể làm trầm trọng thêm tình hình của quốc gia này, nếu các nhà xuất khẩu buộc phải tìm kiếm nhu cầu nội địa trong bối cảnh gặp trở ngại ở nước ngoài. Dữ liệu chuẩn bị công bố vào thứ Sáu (17/1) sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về thị trường bất động sản và lĩnh vực bán lẻ đang gặp khó khăn của nước này. Theo đó, dữ liệu này sẽ được công bố chỉ vài ngày trước khi ông Donald Trump quay trở lại Nhà Trắng với lời đe dọa áp thuế tới 60% đối với hàng xuất khẩu từ Trung Quốc, điều có thể gây ảnh hưởng về thương mại đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Trung Quốc khó thoát khỏi tình trạng giảm phát chủ yếu do cuộc khủng hoảng nhà ở đã xóa sổ khoảng 18 nghìn tỷ USD tài sản hộ gia đình, khiến người dân tiết kiệm thay vì chi tiêu. Tuy nhiên, xuất khẩu tăng mạnh cùng với sự cải thiện trong doanh số bán nhà và chi tiêu bán lẻ có thể đủ sức giúp Bắc Kinh đạt mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% vào năm ngoái.

Các nhà kinh tế được Bloomberg khảo sát ước tính GDP thực của Trung Quốc đạt mức tăng trưởng 4,9% trong cả năm 2024, sau khi tâm lý tiêu dùng bắt đầu thay đổi trong những tháng cuối năm nhờ các biện pháp kích thích từ chính phủ.

Tuy nhiên, sự mất cân bằng giữa sản xuất trong nước và nhu cầu yếu được phản ánh thông qua tăng trưởng sản lượng công nghiệp có khả năng vượt qua sự phục hồi trong doanh số bán lẻ. Đầu tư vào lĩnh vực bất động sản đã suy giảm trong hơn hai năm và gần như chắc chắn sẽ tiếp tục giảm vào cuối năm 2024.

Ông Louis Kuijs, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại S&P Global Ratings, nhận định: “Một đặc điểm cấu trúc của nền kinh tế Trung Quốc là nhiều doanh nghiệp sẵn sàng và có khả năng duy trì, hoặc thậm chí mở rộng sản lượng và công suất trong bối cảnh lợi nhuận thấp hoặc âm. Điều này sẽ không thay đổi một cách nhanh chóng”.

Các nguy cơ từ giảm phát kéo dài

Chỉ số giảm phát GDP của Trung Quốc nhiều khả năng vẫn ở mức âm trong quý IV, đánh dấu quý thứ bảy liên tiếp, ngang bằng với kỷ lục trước đó trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cuối thập niên 1990.

Ông Zhu Haibin, nhà kinh tế trưởng Trung Quốc tại JPMorgan, nhận định: “Chỉ số giảm phát GDP âm, hay tăng trưởng GDP danh nghĩa yếu, sẽ tác động trực tiếp đến nền kinh tế thông qua lợi nhuận doanh nghiệp và thu ngân sách nhà nước giảm, đồng thời gián tiếp làm suy giảm tăng trưởng thu nhập”.

Cả trong các cuộc thảo luận kín tại Bắc Kinh lẫn trên công luận, các nhà kinh tế đều cho rằng Trung Quốc cần giải quyết vấn đề lạm phát thấp hoặc tập trung hơn vào giá cả và tăng trưởng danh nghĩa.

Một chuỗi giảm phát kéo dài có thể gây tổn hại đến lợi nhuận doanh nghiệp, thu ngân sách nhà nước, và tăng trưởng thu nhập, tạo ra vòng xoáy tiêu cực. Trong khi giá cả giảm có vẻ hấp dẫn với người tiêu dùng, nguy cơ là họ sẽ trì hoãn mua sắm với kỳ vọng giá sẽ giảm thêm. Điều này làm suy giảm doanh thu của doanh nghiệp, dẫn đến cắt giảm tuyển dụng và đầu tư.

Mặc dù các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc đã cam kết giữ giá cả “ổn định tổng thể” vào năm 2025 trong một hội nghị thiết lập chương trình nghị sự vào tháng trước, nhưng những hành động cụ thể để giải quyết vấn đề giảm phát vẫn chưa đủ quyết liệt.

Trung Quốc từ lâu đã đặt mục tiêu lạm phát hàng năm ở mức 3%, nhưng con số này được xem như một giới hạn hơn là một mục tiêu nghiêm túc. Ngày càng có nhiều nhà kinh tế kêu gọi Bắc Kinh đặt mục tiêu lạm phát bắt buộc ở mức 2% và điều chỉnh chính sách xung quanh việc đạt được mục tiêu này. Ông Wu Ge, nhà kinh tế trưởng tại Chứng khoán Trường Giang, cho biết rằng cách tiếp cận này, vốn được các nền kinh tế tiên tiến áp dụng rộng rãi, sẽ giúp định hình kỳ vọng của các cá nhân và doanh nghiệp.

Tin bài khác
Mỹ mở các cuộc điều tra hướng tới áp thuế bán dẫn và dược phẩm

Mỹ mở các cuộc điều tra hướng tới áp thuế bán dẫn và dược phẩm

Mỹ khởi động điều tra an ninh quốc gia đối với chip bán dẫn và dược phẩm, mở đường cho việc áp thuế riêng với hai lĩnh vực này, bất chấp các động thái hoãn thuế gần đây từ Tổng thống Donald Trump.
Bất động sản London chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc chiến thương mại

Bất động sản London chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc chiến thương mại

Bất động sản London lao dốc vì chiến tranh thương mại Mỹ: giá nhà chỉ tăng 0,5%, thấp nhất toàn nước Anh, các khu vực cao cấp chịu ảnh hưởng nặng từ biến động toàn cầu.
Tổng thống Donald Trump cảnh báo miễn thuế công nghệ Mỹ chỉ là tạm thời

Tổng thống Donald Trump cảnh báo miễn thuế công nghệ Mỹ chỉ là tạm thời

Tổng thống Donald Trump cảnh báo việc miễn thuế công nghệ Mỹ chỉ là tạm thời, Apple, Nvidia có thể bị đánh thuế trở lại. Phố Wall vẫn trong tình trạng bất ổn trước những quyết định thuế quan của Washington.
“Cuộc chiến thuế quan” tuần qua và lo ngại suy thoái toàn cầu

“Cuộc chiến thuế quan” tuần qua và lo ngại suy thoái toàn cầu

Cuộc chiến thương mại với “vũ khí” thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang trong tuần qua, dù Tổng thống Donald Trump tạm hoãn thuế với nhiều nước, làm dấy lên lo ngại suy thoái toàn cầu lan rộng.
Tổng thống Donald Trump hé lộ khả năng miễn trừ mức thuế cơ bản 10%

Tổng thống Donald Trump hé lộ khả năng miễn trừ mức thuế cơ bản 10%

Tổng thống Mỹ Donald Trump hé lộ khả năng miễn trừ một số đối tác khỏi mức thuế 10%, nhưng khẳng định đây là “mức sàn” trong đàm phán – khiến bất ổn thương mại tiếp tục phủ bóng thị trường.
Căng thẳng thương mại: Trung Quốc “đáp trả” bằng mức thuế 125% với Mỹ

Căng thẳng thương mại: Trung Quốc “đáp trả” bằng mức thuế 125% với Mỹ

Trung Quốc tuyên bố áp thuế 125% với hàng hóa Mỹ từ ngày 12/4, đáp trả chính sách thuế của Tổng thống Donald Trump, làm leo thang căng thẳng thương mại Mỹ - Trung trong bối cảnh đàm phán bế tắc.
Mỹ hoãn thuế đối ứng, thị trường phục hồi nhưng rủi ro vẫn hiện hữu

Mỹ hoãn thuế đối ứng, thị trường phục hồi nhưng rủi ro vẫn hiện hữu

Chỉ chưa đầy 1 ngày sau khi chính thức áp thuế đối ứng, Mỹ tuyên bố hoãn 90 ngày với nhiều nước, nhưng tăng thuế lên 125% với Trung Quốc, giúp thị trường tài chính toàn cầu phục hồi mạnh mẽ.
Dược phẩm - Mục tiêu áp thuế tiếp theo của Tổng thống Donald Trump

Dược phẩm - Mục tiêu áp thuế tiếp theo của Tổng thống Donald Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Washington sẽ sớm công bố biện pháp áp thuế “lớn” đối với dược phẩm nhập khẩu, làm gia tăng căng thẳng thương mại xuyên Đại Tây Dương và khiến chuỗi cung ứng toàn cầu ngành dược đảo lộn.
ASEAN cần đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực trong “bão thuế quan” Mỹ

ASEAN cần đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực trong “bão thuế quan” Mỹ

Tổng thư ký ASEAN kêu gọi hành động khẩn cấp, đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực, trong bối cảnh các nước thành viên của khối phải chịu mức thuế quan của Mỹ lên tới 49% đe dọa tới tăng trưởng.
Mỹ áp thuế 104% lên Trung Quốc, mở đàm phán với các đồng minh

Mỹ áp thuế 104% lên Trung Quốc, mở đàm phán với các đồng minh

Mức thuế 104% đã chính thức được Mỹ áp lên toàn bộ hàng hóa Trung Quốc, đẩy căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới lên đỉnh điểm, trong khi Bắc Kinh cũng kiên quyết “không nhượng bộ”.
Trung Quốc phản ứng “cứng rắn” trước đe dọa thuế quan của Mỹ

Trung Quốc phản ứng “cứng rắn” trước đe dọa thuế quan của Mỹ

Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố sẽ đáp trả nếu Mỹ tiếp tục áp thuế quan bổ sung, cho rằng các đe dọa từ Washington là hành vi “cưỡng ép” và “bá quyền”.
Căng thẳng thương mại: Tổng thống Donald Trump cứng rắn với Trung Quốc, đe dọa áp thêm thuế 50%

Căng thẳng thương mại: Tổng thống Donald Trump cứng rắn với Trung Quốc, đe dọa áp thêm thuế 50%

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẵn sàng leo thang căng thẳng thương mại với Trung Quốc, khiến giới đầu tư lo ngại suy thoái kinh tế và gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trung Quốc đang lên kế hoạch gì để đối phó với làn sóng thuế quan Mỹ ?

Trung Quốc đang lên kế hoạch gì để đối phó với làn sóng thuế quan Mỹ ?

Trước làn sóng thuế quan từ Mỹ, Trung Quốc tuyên bố có thể hạ lãi suất, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và mở rộng chi tiêu tài khóa để bảo vệ tăng trưởng.
Chính sách thuế quan Mỹ đẩy nguy cơ suy thoái toàn cầu lên 60%

Chính sách thuế quan Mỹ đẩy nguy cơ suy thoái toàn cầu lên 60%

J.P.Morgan cảnh báo nguy cơ suy thoái toàn cầu tăng vọt lên đến 60%, từ mức 40% trước đó, sau khi Mỹ công bố chính sách thuế quan mới, đe dọa nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng và tâm lý doanh nghiệp.
Nguy cơ bùng nổ lạm phát tại Mỹ gia tăng sức ép lên Fed

Nguy cơ bùng nổ lạm phát tại Mỹ gia tăng sức ép lên Fed

Kỳ vọng lạm phát 1 năm tại Mỹ đã nhảy vọt lên 3,5% - mức cao nhất kể từ năm 2022, sau động thái thuế quan mới, đẩy Fed vào thế tiến thoái lưỡng nan giữa cắt giảm lãi suất và kiềm chế giá cả.