Thứ hai 07/07/2025 06:00
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Chỉ số lạm phát tại Mỹ hạ nhiệt, Fed có thể hạ lãi suất sớm hơn

Chỉ số lạm phát tại Mỹ tháng 12 đã ghi nhận mức tăng thấp hơn dự báo, làm dấy lên kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất sớm hơn, mở ra triển vọng kinh tế tích cực.
Chỉ số lạm phát tại Mỹ hạ nhiệt, Fed có thể hạ lãi suất sớm hơn
Chỉ số lạm phát tại Mỹ hạ nhiệt, Fed có thể hạ lãi suất sớm hơn.

Theo số liệu mới công bố của Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ (BLS) ngày 15/1, giá tiêu dùng tại Mỹ trong tháng 12 đã tăng ít hơn dự báo, giúp ngăn chặn đợt bán tháo lớn trên thị trường trái phiếu và làm dấy lên kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất sớm hơn dự kiến.

Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng cơ bản (core CPI) - không bao gồm chi phí thực phẩm và năng lượng - đã tăng 0,2% sau bốn tháng liên tiếp tăng 0,3%, theo số liệu của BLS. Giá khách sạn rẻ hơn, mức tăng nhỏ hơn trong dịch vụ y tế và tiền thuê nhà ổn định đã góp phần kiềm chế mức tăng trong tháng 12.

Sau nhiều tháng có dấu hiệu gia tăng, sự hạ nhiệt của CPI giúp khởi động lại các cuộc thảo luận về việc lạm phát đang có tiến triển. Tuy nhiên, các quan chức Fed có thể sẽ cần thấy thêm nhiều số liệu tích cực nữa để thực sự bị thuyết phục. Áp lực giá kéo dài đã dẫn đến đợt bán tháo mạnh trên thị trường trái phiếu toàn cầu và gây lo ngại rằng Fed đã nới lỏng chính sách quá nhanh vào cuối năm ngoái.

Kết hợp với báo cáo việc làm mạnh mẽ vào tuần trước, các nhà hoạch định chính sách tại Mỹ dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp vào cuối tháng này. Tuy nhiên, báo cáo mới khiến nhiều nhà kinh tế nhận định khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 3 là có thể xảy ra. Trước khi báo cáo được công bố, các nhà giao dịch đa số dự đoán sẽ không có đợt cắt giảm nào cho đến nửa cuối của năm nay.

Chỉ số lạm phát tại Mỹ hạ nhiệt, Fed có thể hạ lãi suất sớm hơn
Diễn biến chỉ số CPI tại Mỹ giai đoạn 2021-2024 (nét liền: CPI toàn phần; nét đứt: CPI cơ bản) (Ảnh: CNBC).

Bà Seema Shah, chiến lược gia trưởng tại Principal Asset Management, cho biết: “Đối với Fed, đây chắc chắn chưa đủ để thúc đẩy việc cắt giảm lãi suất trong tháng 1. Nhưng nếu số liệu CPI lần này được đi kèm với một báo cáo CPI thấp khác vào tháng tới, cộng với sự suy yếu của thị trường việc làm, thì việc cắt giảm lãi suất vào tháng 3 hoàn toàn có khả năng xảy ra”.

Theo đó, các nhà kinh tế coi chỉ số CPI cơ bản là một chỉ báo tốt hơn về xu hướng lạm phát cơ bản so với CPI toàn phần (bao gồm chi phí thực phẩm và năng lượng vốn biến động mạnh). Chỉ số CPI toàn phần tháng 12 tại Mỹ đã tăng 0,4% so với tháng trước, với hơn 40% mức tăng đến từ năng lượng.

Đây là báo cáo lạm phát cuối cùng trong nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden, một chính quyền bị ảnh hưởng bởi giá cả cao hậu đại dịch, khi mà giá cả đã tăng tổng cộng 20% trong thời gian ông Joe Biden tại vị. Ngoài ra, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức vào tuần tới, các nhà kinh tế dự đoán rằng các chính sách của ông Donald Trump (đặc biệt là về thuế quan) sẽ gây áp lực tăng lên lạm phát.

Hiện các nhà quan sát cho rằng gần như chắc chắn Fed sẽ giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp ngày 28-29/1. Tuy nhiên, thị trường kỳ vọng có khả năng xảy ra hai lần cắt giảm lãi suất trong năm nay, mỗi lần 0,25 điểm phần trăm, theo số liệu của CME Group. Thời điểm cắt giảm tiếp theo được dự đoán là vào tháng 5 hoặc tháng 6.

Bên cạnh đó, Fed cũng sử dụng chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) của Bộ Thương mại Mỹ như một công cụ dự báo chính cho lạm phát. Tuy nhiên, các chỉ số CPI và PPI (chỉ số giá nhà sản xuất) cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tính toán này.

Theo ông Samuel Tombs, kinh tế trưởng tại Pantheon Macroeconomics, hai số liệu gần đây cho thấy chỉ số PCE cơ bản có khả năng chỉ tăng 0,2% trong tháng 12, giữ tỷ lệ lạm phát hàng năm ở mức 2,8%.

Tin bài khác
EU: Không thể đạt thỏa thuận thương mại toàn diện với Mỹ trước ngày 9/7

EU: Không thể đạt thỏa thuận thương mại toàn diện với Mỹ trước ngày 9/7

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết EU và Mỹ hiện chỉ có thể hướng tới một “thỏa thuận nguyên tắc” trước hạn chót áp thuế đối ứng ngày 9/7 của Washington.
Mỹ thu kỷ lục 24,2 tỷ USD thuế quan giữa chiến tranh thương mại

Mỹ thu kỷ lục 24,2 tỷ USD thuế quan giữa chiến tranh thương mại

Thuế quan tăng mạnh đã giúp Mỹ thu kỷ lục 24,2 tỷ USD trong tháng 5/2025, hỗ trợ ngân sách quốc gia giữa lúc thâm hụt ngày càng trầm trọng.
Du lịch Việt Nam vượt Thái Lan trong mắt khách Trung Quốc

Du lịch Việt Nam vượt Thái Lan trong mắt khách Trung Quốc

Việt Nam đang vượt Thái Lan trong cuộc đua thu hút du khách Trung Quốc nhờ tỷ giá thuận lợi, môi trường an toàn và chính sách visa linh hoạt.
Chủ tịch Fed: Nếu không vì thuế, lãi suất đã có thể được giảm

Chủ tịch Fed: Nếu không vì thuế, lãi suất đã có thể được giảm

Chủ tịch Fed Jerome Powell xác nhận kế hoạch áp thuế của Tổng thống Donald Trump đã khiến ngân hàng trung ương phải ngừng cắt giảm lãi suất như dự kiến.
Trung Quốc và năng lực tự chủ công nghệ bất chấp hạn chế từ Mỹ

Trung Quốc và năng lực tự chủ công nghệ bất chấp hạn chế từ Mỹ

Giữa căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc vẫn thể hiện được năng lực tự chủ công nghệ, đương đầu với lệnh hạn chế xuất khẩu từ chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Ông Trump xác nhận ký kết thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung

Ông Trump xác nhận ký kết thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung

Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ và Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận thương mại, chấm dứt tạm thời căng thẳng thuế quan kéo dài giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa Đông Nam Á: Ứng dụng AI hoặc bị đào thải

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Đông Nam Á: Ứng dụng AI hoặc bị đào thải

Với tốc độ phát triển AI vượt bậc, doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Đông Nam Á đã không còn lựa chọn đứng ngoài cuộc đua: Hoặc nhanh chóng ứng dụng AI, hoặc chấp nhận bị đào thải.
Trung Quốc xây dựng “siêu thị trường tiêu dùng” để thúc đẩy tăng trưởng

Trung Quốc xây dựng “siêu thị trường tiêu dùng” để thúc đẩy tăng trưởng

Thủ tướng Lý Cường khẳng định Trung Quốc đang phát triển thành nền kinh tế tiêu dùng quy mô lớn, đóng vai trò ổn định trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động.
Bất chấp xung đột, doanh nghiệp Trung Quốc vẫn lạc quan ở Trung Đông

Bất chấp xung đột, doanh nghiệp Trung Quốc vẫn lạc quan ở Trung Đông

Dù căng thẳng Iran - Israel leo thang, giới doanh nghiệp Trung Quốc vẫn đổ mạnh hàng hóa vào Dubai và Trung Đông, đồng thời lạc quan về tiềm năng của khu vực này.
Mỹ kéo Trung Quốc vào căng thẳng với Iran vì eo biển Hormuz

Mỹ kéo Trung Quốc vào căng thẳng với Iran vì eo biển Hormuz

Nguy cơ Iran phong tỏa eo biển Hormuz đe dọa đẩy giá dầu vượt mốc 100 USD/thùng, khiến Mỹ cảnh báo trả đũa. Còn Trung Quốc, khách mua dầu lớn nhất của quốc gia vùng Vịnh, bị đẩy vào thế khó.
“Cơn sốt” giá gạo tại Nhật đẩy lạm phát lên cao nhất kể từ 2023

“Cơn sốt” giá gạo tại Nhật đẩy lạm phát lên cao nhất kể từ 2023

Giá gạo tại Nhật Bản tăng 101,7% trong tháng 5/2025, đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong hơn 50 năm và đẩy chỉ số lạm phát lõi lên 3,7%, mức cao nhất kể từ tháng 1/2023.
Chi phí bảo hiểm hàng hải tăng vọt do căng thẳng Iran – Israel

Chi phí bảo hiểm hàng hải tăng vọt do căng thẳng Iran – Israel

Giá bảo hiểm cho tàu chở hàng qua vùng Vịnh và Biển Đỏ tăng mạnh trong tuần qua khi xung đột giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang, làm dấy lên lo ngại về rủi ro an ninh hàng hải tại Trung Đông.
Áp lực thuế thuế quan đè nặng lên thị trường bất động sản Singapore

Áp lực thuế thuế quan đè nặng lên thị trường bất động sản Singapore

Tâm lý thị trường bất động sản Singapore giảm mạnh đầu 2025 do lo ngại suy thoái toàn cầu sau động thái áp thuế từ Mỹ, theo khảo sát từ Đại học Quốc gia Singapore (NUS).
Fed hạ triển vọng kinh tế Mỹ, dự báo hai lần giảm lãi suất năm 2025

Fed hạ triển vọng kinh tế Mỹ, dự báo hai lần giảm lãi suất năm 2025

Fed tiếp tục duy trì mức lãi suất cơ bản và dự báo sẽ cắt giảm hai lần trong năm nay, dù kinh tế Mỹ đối mặt với lạm phát cao hơn và tăng trưởng chậm lại vì chính sách thuế của ông Trump.
Nguy cơ hỗn loạn tài chính toàn cầu nếu Mỹ tham chiến tại Trung Đông

Nguy cơ hỗn loạn tài chính toàn cầu nếu Mỹ tham chiến tại Trung Đông

Giới đầu tư cảnh báo thị trường có thể lao dốc mạnh nếu Mỹ tham chiến tại Trung Đông, khi giá dầu tăng và các chính sách thuế của chính quyền ông Trump khiến kinh tế toàn cầu vô cùng mong manh.