Trái phiếu châu Á - 'điểm đến đầu tư' trong chiến tranh thương mại
- 8
- Chứng khoán
- 14:37 29/05/2019
Trái phiếu châu Á đang là đối tượng đầu tư hấp dẫn hơn so với chứng khoán châu Á hoặc trái phiếu khu vực khác, trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn chưa kết thúc.
Giữa lúc cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung ngày càng leo thang và bất ổn, trái phiếu châu Á, bao gồm cả Trung Quốc, nhìn chung đang trở thành kênh đầu tư hấp dẫn hơn với nhà đầu tư nước ngoài.
“Ưu tiên của tôi là mua trái phiếu Trung Quốc với kỳ vọng kết quả dàn xếp thương mại thuận lợi sẽ giảm biến động”, Peter Sengelmann, giám đốc đầu tư của công ty quản lý đầu tư và hoạch định tài chính Thun Financial, Mỹ, nói.
Nhà đầu tư quốc tế vẫn có nhu cầu mua vào trái phiếu Trung Quốc do họ muốn phòng hộ, đối phó tác động từ cuộc chiến thương mại lên nền kinh tế Mỹ.
Rajeev de Mello, giám đốc đầu tư tại Bank of Singapore, cho biết họ thích trái phiếu hơn cổ phiếu bởi cổ phiếu nhạy cảm và có rủi ro cao hơn nhiều.
“Với các thị trường mới nổi ở châu Á, chúng tôi cũng ưu tiên trái phiếu hơn cổ phiếu”, theo Ben Luk, chiến lược gia quản lý tài sản cấp cao tại State Street Global Markets.
Cổ phiếu không được khuyến khích bởi lợi nhuận nhiều công ty châu Á niêm yết vẫn chưa có chuyển biến tích cực trong khi với trái phiếu, nhà đầu tư chỉ phải lo ngại về dòng vốn, lạm phát và chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Luk lý giải.
Lạm phát tại Mỹ tiếp tục suy yếu có thể khiến Fed hạ lãi suất, ngay cả khi nền kinh tế vẫn duy trì đà tăng trưởng, theo James Bullard, chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang St Louis.
Bullard, thành viên có quyền biểu quyết về lãi suất tại Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), cho rằng Fed đã hoàn tất việc tăng lãi suất, hạn chế có những thay đổi bất ngờ.

Ảnh: Finance Asia.
Bất ổn và căng thẳng trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang gia tăng. Cho đến tháng 4, thị trường vẫn kỳ vọng hai bên sẽ đạt thỏa thuận chỉ trong vài tháng kế tiếp. Tuy nhiên, diễn biến đàm phán bất ngờ đảo chiều hồi đầu tháng 5, khi Tổng thống Donald Trump lên Twitter cá nhân dọa tăng thuế với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu từ 10% lên 25% từ ngày 10/5. Lời đe dọa trên đã thành hiện thực.
Ngày 13/5, Trung Quốc tuyên bố đáp trả, tăng thuế từ 5 – 10% lên 5 – 25% với 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ từ ngày 1/6. Vài ngày sau, Bộ Thương mại Mỹ thông báo sẽ cấm Huawei Technologies, gã khổng lồ công nghệ viễn thông Trung Quốc, mua các linh kiện từ các công ty Mỹ nếu không có sự chấp thuận từ Washington.
Sức hấp dẫn từ lợi suất cao
So với phần còn lại của thế giới, thị trường chứng khoán châu Á, ngoại trừ Nhật Bản, gần đây đã có các đợt điều chỉnh mạnh. Kể từ đầu tháng 5, chỉ số Hang Seng của Hong Kong đã giảm 9%, Straits Times của Singapore giảm 6,7%, Kospi của Hàn Quốc giảm 6,7%. Shanghai Composite, Trung Quốc, giảm ít hơn, 5,5%.
“Hiện tại, có nhiều cơ hội hơn để mua vào trái phiếu lãi cao ở châu Á”, Luk nói.
Lợi suất cao hơn so với các tài sản thu nhập cố định ở các khu vực khác là lý do chính khiến nhà đầu tư quốc tế tăng phân bổ vào các sản phẩm thu nhập cố định châu Á, theo kết quả khảo sát gần đây do đơn vị tham vấn quản lý Greenwich Associates và công ty dịch vụ tài chính State Street Global Advisors (SSGA) thực hiện.
Khảo sát thăm dò 187 nhà đầu tư tổ chức, ngân hàng tư nhân, trung gian tài chính tại châu Á – Thái Binh Dương từ tháng 10/2018 đến tháng 3.
“Khoảng 3/4 bên tham gia khảo sát cho biết lợi suất là lý do chính cho việc tăng đầu tư vào tài sản cố định châu Á trong năm tiếp theo”, Ng Kheng Siang, trưởng bộ phận thu nhập cố định châu Á – Thái Bình Dương tại SSGA, nói.
“Cơ hội sinh lời từ trái phiếu châu Á hấp dẫn hơn, sau khi Fed quyết định ngừng tăng lãi suất trong năm nay”.
Trái phiếu châu Á, không gồm Nhật Bản, đang mang lại lợi suất cao hơn so với trái phiếu Mỹ, trong khi đường cong lợi suất trái phiếu châu Âu và Nhật Bản đảo ngược. Ví dụ, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 5 năm là 2,08% trong khi con số này đối với Malaysia và Trung Quốc lần lượt là 7,54% và 3,16%.
Tại Thái Lan và Hàn Quốc, lợi suất trái phiếu đang đối mặt áp lực giảm bởi ngân hàng trung ương các nước này có xu hướng hạ lãi suất. Ngược lại, lợi suất trái phiếu Malaysia và Indonesia có thể tăng do nhà đầu tư né tránh rủi ro, bởi căng thẳng thương mại gia tăng và nội tệ các nước này đang suy yếu.
“Chúng tôi dự đoán các trái phiếu châu Á sẽ diễn biến trái chiều, dù lợi suất có thể tăng do các đồng tiền và tâm lý về các thị trường mới nổi xấu đi”, theo Ng.
Theo Finance Asia
Bài liên quan
- Xếp hạng tín nhiệm Đầu tư: Triển vọng “ổn định” tạo hiệu ứng lan tỏa cho toàn bộ nền kinh tế
- Sẽ xử lý nghiêm tình trạng xếp hàng quá tải trọng tại cảng biển
- Trái phiếu doanh nghiệp tháng 5: Ngân hàng lên ngôi, bất động sản mất hút
- Ấn Độ hướng tới mục tiêu trở thành "trung tâm dược phẩm của thế giới”
- S&P chính thức nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam lên BB+
- Doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam để tận dụng lợi thế EVFTA
- Cần thiết phải có khung chuyển đổi số dành cho khối SMEs
- Thông tin về khả năng Việt Nam tham gia IPEF
- Hôm nay (27/5), Quốc hội thảo luận về các dự án luật: Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Thi đua, khen thưởng và Kinh doanh bảo hiểm
- Đẩy mạnh công tác cảnh báo phòng vệ thương mại sớm cho doanh nghiệp Việt
- Sự đoàn kết của phương Tây trong việc chống lại Nga có bị lung lay khi giá nhiên liệu và thực phẩm tăng?
- Đông Nam Á cần được hỗ trợ nhiều hơn trong việc nuôi dưỡng các công ty khởi nghiệp công nghệ
- Sau ngày 31/7, Dự án BOT chưa triển khai xong thu phí không dừng sẽ phải tiến hành xả trạm
- Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn hỗ trợ lãi suất khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã
- HoREA đề xuất không bổ sung quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư có thời hạn
- Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước muốn dừng cấp phép hãng bay mới
- Nhập khẩu xe dưới dạng quà biếu tặng: Tổng cục Hải quan nói gì?
- Ban hành Thông tư hướng dẫn việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- HoREA ra đề xuất bảo vệ quyền lợi của khách hàng mua nhà ở hình thành trong tương lai
- Liệu kỳ nghỉ mùa hè có giúp phục hồi ngành du lịch sau cú sốc COVID-19?
#châu Á

Covid-19 tấn công kế hoạch mở lại sân bay ở châu Á
Các sân bay ở châu Á đang đẩy lùi kế hoạch mở cửa trở lại khi các chính phủ phải vật lộn để ngăn chặn Covid-19.

Lời nhắn từ các nữ tỷ phú tự thân
Năm 2017 chứng kiến một số lượng kỷ lục các nữ tỷ phú tự thân hiện là 56 so với con số 42 người trong năm trước đó, với tổng tài sản ước tính lên tới 129,1 tỷ USD, theo tạp chí Forbes. Đây cũng là năm tỷ lệ tỷ phú nữ tự thân cao kỷ lục, chiếm 25% số lượng tỷ phú nữ trên thế giới, và cao gấp đôi mức năm 2009, thời điểm xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu. Một nửa số lượng này đến từ châu Á.

Lạm phát bắt đầu bùng phát ở châu Á do áp lực từ chiến tranh giữa Nga và Ukraine
Những tác động từ cuộc chiến ở Ukraine có thể sẽ tiếp tục đè nặng lên chi tiêu của người tiêu dùng trong bối cảnh giá hàng hóa tăng và sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng.

Các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương tăng cường hợp tác khu vực
Các chỉ số năm 2021 cho thấy, nền kinh tế của khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn tăng trưởng mạnh mẽ. Hợp tác trong khu vực được coi là chìa khoá của sự phát triển này trong bối cảnh đại dịch vẫn đang hoành hành trên toàn cầu.

Châu Á đang ở vị trí quan trọng để bắt đầu cải cách thương mại toàn cầu
Châu Á đang ở vị trí quan trọng để bắt đầu cải cách thương mại toàn cầu, đó là nhận định của chuyên gia Jake Read tại Viện Nghiên cứu kinh tế châu Á, Đại học Quốc gia Australia.

BOK trở thành ngân hàng trung ương lớn đầu tiên ở châu Á tăng lãi suất trong đại dịch
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) đã tăng lãi suất vào hôm nay (26/8), một động thái được cho là bởi những rủi ro tài chính tăng lên bất chấp mối đe dọa từ vđại dịch.
Đọc thêm Chứng khoán
Chỉ số S&P 500 vượt lằn ranh của thị trường giá xuống khi lo ngại suy thoái gia tăng
Chỉ số S&P 500 trong thời gian ngắn đã rơi vào vùng thị trường giá xuống (bear market) vào ngày 20/5, giảm hơn 20% so với mức cao kỷ lục của nó và có khả năng kết thúc chu kỳ tăng giá bắt đầu vào tháng 3 năm 2020. Một sự đảo chiều vào cuối phiên giao dịch đã đẩy chỉ số này lên cao hơn khi đóng cửa thị trường và cứu chỉ số khỏi việc chính thức rơi vào thị trường giá xuống.
Tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam tháng 4/2022 giảm mạnh
Số liệu từ Chứng khoán KBSV cho thấy, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành tháng 4/2022 đạt 16.472 tỷ đồng giảm 23,2% so với tháng trước.
80% giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp thuộc nhóm chưa niêm yết trên TTCK
TS. Vũ Đình Ánh chỉ rõ 8 rủi ro của việc phát triển trái phiếu doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam hiện nay.
Ưu tiên giải pháp ngắn hạn để ổn định thị trường chứng khoán
Trong năm nay sẽ có những thay đổi theo chiều hướng tích cực, kỳ vọng sẽ hỗ trợ thị trường tăng thanh khoản cũng như minh bạch thông tin trên thị trường.
Cổ phiếu VXB của Vật liệu Xây dựng Bến Tre có nguy cơ bị hủy niêm yết
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội sẽ xem xét tiến hành hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu VXB. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cũng đề nghị Công ty CP Vật liệu Xây dựng Bến Tre có văn bản phản hồi chậm nhất vào ngày 16/05/2022.
Cổ phiếu thế giới hồi phục nhẹ dù triển vọng tiêu cực vẫn duy trì
Các chỉ số chứng khoán châu Âu mở cửa ở mức cao hơn vào 5/10, với khẩu vị rủi ro cho thấy một số thị trường đã phục hồi sau khi giảm mạnh vào ngày hôm qua. Tương tự với thị trường châu Á, đã chống lại được đà giảm vào phiên giao dịch 5/10 với thị trường Việt Nam đóng cửa tăng mạnh vượt trội thị trường chung. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết lo ngại về mức tăng trưởng kinh tế thấp hơn trong thời gian tới vẫn đang đè nặng lên thị trường.
Chứng khoán Việt Nam là điểm sáng trong khu vực châu Á
Thị trường châu Á đang đánh mất dần sự quan tâm của nguồn vốn ngoại trong tháng 4, đánh dấu tháng thứ tư liên tục nguồn vốn chảy ra khỏi thị trường do lo ngại việc phong tỏa do đại dịch Covid-19 tại Trung Quốc làm giảm tăng trưởng kinh tế trong khu vực và làn sóng siết chặt tiền tệ của các ngân hàng trung ương toàn thế giới. Tuy nhiên, vẫn có những thị trường đã thể hiện sự hấp dẫn với khối ngoại, chứng kiến dòng vốn mới chảy vào như thị trường Việt Nam.
6 giải pháp làm lành mạnh hoá thị trường chứng khoán
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, đối với những việc thao túng thị trường chứng khoán, thời gian qua, các Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM và Hà Nội đã giám sát và thực hiện cảnh báo, xử lý các vụ vi phạm theo phạm vi thẩm quyền.
Cổ phiếu thế giới mong manh, tỉ giá đô la tăng mạnh do lo sợ về tăng trưởng kinh tế Trung Quốc và FED
Chứng khoán thế giới tạm ổn định vào 26/3 sau khi thị trường Mỹ đóng cửa một phiên tích cực vào hôm trước đó, mặc dù lo ngại tăng trưởng toàn cầu gây ra bởi các biện pháp hạn chế Covid-19 của Trung Quốc và lo ngại về việc Fed thắt chặt mạnh mẽ đã làm các nhà đầu tư lo ngại rủi ro, nâng tỉ giá đồng đô la lên mức cao mới trong hai năm gần đây.
Chuyên gia World Bank: 6 yếu tố thiết lập nền tảng thị trường vững chắc
Theo đại diện World Bank, Việt Nam cần có nền tảng vững chắc để thị trường hoạt động hiệu quả, từ đó có thể đạt được những kết quả đầy hứa hẹn trên. Theo đó, Việt Nam cần quan tâm sát sao 6 yếu tố của nền tảng thị trường.