Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương đã xây dựng và trình Chính phủ dự thảo Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 30/2018/TT-BCT ngày 01 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 30/2018/TT-BCT ngày 01 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.
![]() |
Tiến tới sửa đổi quy định về xuất khẩu gạo |
Cụ thể, sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại khoản 2, khoản 3 Điều 9 Thông tư số 30/2018/TT BCT về thời hạn định kỳ thương nhân báo cáo Bộ Công Thương về lượng thóc, gạo thực tế tồn kho theo từng chủng loại cụ thể để tổng hợp số liệu phục vụ công tác điều hành và phương thức báo cáo dữ liệu điện tử gửi đến Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) cũng như trách nhiệm giải quyết những trục trặc kỹ thuật.
Bổ sung Điều 12 Thông tư số 30/2018/TT-BCT quy định về tổ chức thực hiện quản lý kinh doanh xuất khẩu gạo đối với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Cục Xuất nhập khẩu, Vụ Kế hoạch - Tài chính và thương nhân.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, tháng 1/2025, tăng trưởng vẫn tích cực, sản lượng lúa đạt 2,5 triệu tấn (tăng 24%), chăn nuôi quy mô đàn heo trên 31 triệu con, giá tương đối tốt - từ 63.000 - 68.000 đồng/kg, đàn gia cầm gần 570 triệu con, thủy sản nuôi trồng và khai thác đạt 594.000 tấn, như vậy nguồn cung cấp thực phẩm hoàn toàn đảm bảo.
Về xuất khẩu nông lâm thủy sản, tháng 1 đạt 5,08 tỉ USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy mục tiêu xuất khẩu nông lâm thủy sản cả năm đạt 64 - 65 tỉ USD sẽ có những thách thức.
Theo ông Phùng Đức Tiến, nguyên nhân giá trị xuất khẩu nông sản trong tháng 1 giảm so với cùng kỳ năm trước là do giá nông sản giảm, cùng với đó là nhu cầu của một số thị trường giảm.
Ví dụ như giá gạo xuất khẩu bình quân trước đây lên tới 623 USD/tấn thì giờ chỉ còn 441 USD/tấn, giá gạo giảm là do Ấn Độ mở cửa xuất khẩu gạo trở lại, cùng với đó là một số quốc gia đã tự túc được một phần lương thực.
"Từ những nguyên nhân này, chúng ta xúc tiến những thị trường khác. Đơn cử như thị trường Mỹ, giá trị xuất khẩu năm 2024 đạt tới 13,8 tỉ USD (chiếm 21,8%), thị trường Trung Quốc là 13,6 tỉ USD (chiếm 21,6%). Ngoài ra, quan tâm đến thị trường châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines. Đặc biệt là đối với cả thị trường Philippines, năm 2024 chúng ta xuất trên 2,9 triệu tấn gạo và thu về một khoản tương đối tốt. Đối với thị trường Indonesia, đang xúc tiến để giữ khối lượng xuất khẩu gạo ổn định và giá cả phù hợp theo từng thời điểm. Mặt khác, về thị trường Halal, bộ đã chỉ đạo một số doanh nghiệp đã có những sản phẩm xuất khẩu. Bộ đã triệu tập các doanh nghiệp họp bàn và thúc đẩy các giải pháp để chúng ta bước vào những thị trường mới, để làm sao mà duy trì được quy mô và đà tăng trưởng trong năm 2025" - ông Phùng Đức Tiến nói.