Thứ tư 09/10/2024 19:25
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Động lực để doanh nghiệp Việt phủ sóng toàn cầu

09/10/2024 17:09
Thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra kỷ nguyên mới cho doanh nghiệp Việt và khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ thương mại toàn cầu.
aa
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Động lực để doanh nghiệp Việt phủ sóng toàn cầu
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Động lực để doanh nghiệp Việt phủ sóng toàn cầu.
Bài liên quan
"Gã khổng lồ" nào đang dẫn đầu thị phần thương mại điện tử?
Temu gia nhập cuộc đua thương mại điện tử tại Việt Nam
Xây dựng quy định riêng với hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử

Trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ, thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới đã trở thành "chìa khóa vàng" mở ra cánh cửa thị trường quốc tế cho doanh nghiệp Việt Nam. Từ các doanh nghiệp khởi nghiệp đến những tập đoàn lớn, TMĐT không chỉ giúp họ tiếp cận dễ dàng với khách hàng toàn cầu, mà còn khẳng định thương hiệu Việt trên bản đồ thương mại thế giới. Khi thị trường toàn cầu ngày càng sôi động thì cũng chính là thời điểm để doanh nghiệp Việt bứt phá.

Số lượng sản phẩm từ đối tác Việt trên Amazon tăng hơn 300% trong 5 năm qua

Năm 2023, doanh số thương mại điện tử bán lẻ toàn cầu ước tính đạt 5,8 nghìn tỷ USD, và được dự báo sẽ tăng trưởng 39% trong những năm tới, kỳ vọng vượt mức 8 nghìn tỷ USD vào năm 2027. Sự sôi động của TMĐT toàn cầu mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam đang tìm kiếm cơ hội thương mại quốc tế.

Tại Việt Nam, theo báo cáo mới nhất của Access Partnership, giá trị xuất khẩu TMĐT B2C Việt Nam năm 2023 đạt 86 nghìn tỷ đồng, trong đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ đóng góp 26%. Đáng chú ý, 93% các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ được khảo sát cho rằng, họ không thể xuất khẩu nếu không có TMĐT. Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 cũng nhấn mạnh định hướng hỗ trợ phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam. Những tín hiệu tích cực này cho thấy doanh nghiệp Việt Nam đang ở vị thế tốt để nắm bắt cơ hội xuất khẩu qua TMĐT, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế số quốc gia.

Trong 5 năm qua, hàng nghìn doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu và mở rộng hoạt động kinh doanh toàn cầu với Amazon. Các doanh nghiệp không chỉ bán sản phẩm, mà còn tập trung xây dựng thương hiệu và củng cố sự hiện diện của mình trên trường quốc tế.

ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam
Ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam chia sẻ tại hội nghị diễn ra sáng 9/10.

Tại Hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới 2024 tại Hà Nội, với chủ đề “Tăng tốc. Vươn tầm. Bứt phá thành công" do Amazon Global Selling Việt Nam tổ chức sáng nay (9/10), ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam thông tin: "Xuất khẩu qua thương mại điện tử là một cơ hội tốt và hữu dụng với doanh nghiệp ở mọi ngành nghề và lĩnh vực. Tận dụng cơ hội này, các doanh nghiệp Việt Nam đã có rất nhiều thành tựu, đặc biệt trên Amazon. Số lượng sản phẩm bán ra trên Amazon từ các đối tác bán hàng Việt Nam đã tăng hơn 300% chỉ trong 5 năm vừa qua. Và không chỉ bán ra sản phẩm, các doanh nghiệp còn thực sự đào sâu vào việc phát triển nên thương hiệu và tầm quan trọng của việc xây dựng thể hiện qua các con số doanh nghiệp Việt Nam đã đăng kí chương trình Đăng ký Thương hiệu (Brand Registry) của Amazon. Việc đăng ký này đã tăng gấp 35 lần. Ngoài ra, top 5 danh mục sản phẩm có sự tăng trưởng tốt nhất và thành công nhất theo ghi nhận của chúng tôi là: danh mục sức khỏe và chăm sóc cá nhân; nhà cửa; nhà bếp; may mặc; làm đẹp".

Để minh chứng cho những con số ấn tượng trên, ông Gijae Seong đã liệt kê hàng loạt những doanh nghiệp Việt điển hình ở nhiều lĩnh vực đã bứt tốc phát triển mạnh mẽ nhờ thương mại điện tử. Cụ thể:

Ở danh mục sản phẩm gỗ, ông Gijae Seong cho rằng, đây là một trong những mặt hàng xuất khẩu mạnh nhất của Việt Nam trong nhiều năm. Những công ty như TIDITA, Beefurni là một vài ví dụ về tên tuổi rất thành công trong việc kết hợp giữa nghề thủ công truyền thống và chiến lược sáng tạo trên sàn thương mại điện tử.

Beefurni: Phát huy lợi thế sản xuất, chuyển mình thành thương hiệu đồ gỗ nội thất quốc tế trên Amazon
Beefurni là doanh nghiệp Việt điển hình đã phát huy lợi thế sản xuất, chuyển mình thành thương hiệu đồ gỗ nội thất quốc tế trên Amazon.

Về sản phẩm sức khỏe và chăm sóc cá nhân, đây cũng là lĩnh vực đóng góp rất nhiều vào việc mở rộng ra thị trường toàn cầu, điển hình như thương hiệu CVI Pharma đã đem đến những sản phẩm chất lượng đóng góp vào sự phát triển của xuất khẩu.

Những sản phẩm may mặc và thời trang cũng là một trong những ngành phát triển mạnh mẽ trong những năm vừa qua. Trong đó, có rất nhiều thương hiệu thời trang nội địa Việt có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực này. Có thể kể đến như thương hiệu SIXDO vô cùng nổi tiếng và có những sản phẩm thời trang chất lượng, với khát vọng sánh vai cùng các thương hiệu lớn trên toàn cầu, họ luôn sẵn sàng cải tiến sản phẩm làm sao phù hợp với nhu cầu thị hiếu của mọi khách hàng quốc tế.

Ngành làm đẹp cũng là một ngành đem lại cơ hội vô cùng lớn. Những thương hiệu như Abera cũng là ví dụ rất tốt vì họ kết hợp được giữa lợi thế về sản xuất và vật liệu địa phương cùng công nghệ hiện đại để đem ra sản phẩm chất lượng cho người dùng toàn cầu.

Cuối cùng, các sản phẩm như thảo dược, hạt điều, trái cây sấy khô, trà thảo mộc và café cũng đều bán rất chạy trên sàn thương mại điện tử của Amazon. Không chỉ đơn thuần là những thương hiệu lớn như Trung Nguyên mà còn có rất nhiều doanh nghiệp startup trong ngành nghề danh mục này như là NewBam hay Lafooco. Họ đang tiến dần đến việc mở rộng thêm nhiều thị trường quốc tế.

"Những thương hiệu như vừa nhắc tới đã cho thấy tiềm năng và tiềm lực dồi dào của doanh nghiệp Việt Nam để có thể bứt tốc với thương mại điện tử toàn cầu. Các thương hiệu này thực sự đã tận dụng được sự đầu tư và nguồn lực toàn cầu của Amazon trong các chương trình bán hàng xuyên biên giới", ông Gijae Seong nhận định.

TMĐT xuyên biên giới mở ra tương lai mới cho doanh nghiệp Việt

Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Nguyên – Phó Tổng Giám đốc phụ trách phát triển kinh doanh của Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã đánh giá, thương mại điện trong 8 tháng đầu năm nay đã có tốc độ tăng trưởng cao vượt bậc, thông qua tốc độ phát triển ấy, các doanh nghiệp Việt Nam có thể nhanh chóng tạo ra hệ thống phân phối đến từng hộ gia đình ở các thị trường xa một cách nhanh chóng. Ngoài ra, thông qua hệ thống thương mại điện tử xuyên biên giới, có thể nhanh chóng đưa đến cộng đồng quốc tế giá trị thương hiệu Việt.

Với sự phát triển liên tục của TMĐT toàn cầu cùng các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với TMĐT, bao gồm thương mại điện tử xuyên biên giớii, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội mới để mở rộng dấu ấn quốc tế.

ông Nguyễn Nguyên – Phó Tổng Giám đốc phụ trách phát triển kinh doanh của Tập đoàn Trung Nguyên Legend
Ông Nguyễn Nguyên – Phó Tổng Giám đốc phụ trách phát triển kinh doanh của Tập đoàn Trung Nguyên Legend.

Cũng theo ông Nguyên, thương mại điện tử xuyên biên giới đem lại nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp Việt. Đầu tiên, TMĐT giúp Việt Nam nhanh chóng quảng bá các sản phẩm nông nghiệp và hải sản – những sản phẩm có giá trị vùng miền cao ra toàn cầu. Thứ hai, sự phát triển của thương mại điện tử xuyên biên giới giúp lực lượng lao động trẻ của Việt Nam có thể hội nhập và nâng cao năng lực số hóa một cách nhanh chóng. Cuối cùng, TMĐT giúp đẩy mạnh giá trị và quy mô của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

"TMĐT không chỉ giúp các doanh nghiệp lớn phát triển mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho cả các doanh nghiệp khởi nghiệp lẫn doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với các doanh nghiệp khởi nghiệp, TMĐT giúp họ không cần phải phụ thuộc vào thị trường nội địa trước khi vươn ra quốc tế. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, TMĐT giúp mở rộng kênh phân phối mà không tốn nhiều chi phí và thời gian. Trong khi đó, với các tập đoàn lớn như Trung Nguyên Legend, TMĐT giúp quảng bá những giá trị cốt lõi, triết lý và câu chuyện của thương hiệu đến với khách hàng toàn cầu", ông Nguyên phân tích.

Đi kèm với những cơ hội ấy, ông Nguyên cũng đánh giá, doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn còn gặp khó khăn trong khâu logistics và chi phí marketing online vẫn còn cao so với năng lực tài chính của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Chia sẻ với Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập về kinh nghiệm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi tham gia sàn thương mại điện tử xuyên biên giới, ông Nguyên với vai trò là Giám đốc cấp cao của Tập đoàn Trung Nguyên Legend bộc bạch: "Khi Trung Nguyên khởi nghiệp, Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ của chúng tôi đã bắt đầu từ con số âm, không tài sản, thậm chí phải vay nợ để xây dựng doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhờ kiên trì với sáng tạo và chiến lược dài hạn, Trung Nguyên đã trở thành một trong những doanh nghiệp cà phê đầu tiên tham gia sàn thương mại điện tử và gặt hái thành công. Bài học rút ra cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo tôi là không cần phải có nguồn lực lớn ngay từ đầu, mà điều quan trọng là cần định hướng rõ ràng và tập trung vào việc xây dựng giá trị lâu dài. Nếu chỉ chăm chăm vào lợi nhuận ngắn hạn, doanh nghiệp có thể bỏ lỡ những cơ hội phát triển bền vững. Do đó, doanh nghiệp nên đầu tư vào việc phát triển các giá trị cốt lõi, luôn sáng tạo để tạo ra sự khác biệt và phù hợp với nhu cầu thị trường. Sự sáng tạo và giá trị không bị giới hạn bởi quy mô, mà phụ thuộc vào tầm nhìn chiến lược và khả năng triển khai của mỗi doanh nghiệp. Khi bạn tập trung vào việc phát triển giá trị, thành công sẽ đến một cách bền vững và lâu dài".

Tin bài khác
Bình Dương: Điểm đến đầu tư hấp dẫn với những cơ hội vàng

Bình Dương: Điểm đến đầu tư hấp dẫn với những cơ hội vàng

Chiều ngày 08/10/2024, đã diễn ra kiện xúc tiến đầu tư “Bình Dương - Điểm đến đầu tư hấp dẫn với những cơ hội vàng” do Tổng Công ty Becamex IDC chủ trì tổ chức.
Nông nghiệp chiếm 1/4 tổng vốn tín dụng của toàn nền kinh tế

Nông nghiệp chiếm 1/4 tổng vốn tín dụng của toàn nền kinh tế

Bám sát các chỉ đạo của Đảng và Chính phủ, ngành Ngân hàng đã xác định Tam nông là một trong những lĩnh vực ưu tiên về vốn tín dụng của nền kinh tế.
Bà Rịa- Vũng Tàu: GRDP 9 tháng đầu năm tăng cao nhất 10 năm qua, đứng thứ 4 cả nước.

Bà Rịa- Vũng Tàu: GRDP 9 tháng đầu năm tăng cao nhất 10 năm qua, đứng thứ 4 cả nước.

Trong 9 tháng năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục phát triển ổn định. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng trưởng 11,47% - mức tăng cao nhất trong 10 năm qua, đứng thứ 4 cả nước.
Lãnh đạo tỉnh Long An làm việc với Tập đoàn Công nghiệp nặng Kawasaki

Lãnh đạo tỉnh Long An làm việc với Tập đoàn Công nghiệp nặng Kawasaki

Đoàn công tác lãnh đạo tỉnh Long An và các sở, địa phương trong tỉnh đã đến Làm việc với Tập đoàn Công nghiệp nặng Kawasaki tại thành phố Kobe, Nhật Bản.
Nghệ An chỉ đạo tăng cường xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu

Nghệ An chỉ đạo tăng cường xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu

UBND tỉnh Nghệ An vừa chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và UBND cấp huyện tăng cường xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu…
Lào Cai: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công vượt xa mức trung bình cả nước

Lào Cai: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công vượt xa mức trung bình cả nước

UBND tỉnh Lào Cai đã coi việc giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Quảng Ninh: GRDP 9 tháng đầu năm 2024 đạt mức tăng trưởng 8,02%

Quảng Ninh: GRDP 9 tháng đầu năm 2024 đạt mức tăng trưởng 8,02%

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, tỉnh Quảng Ninh vẫn cho thấy sự phục hồi và phát triển kinh tế ấn tượng qua nhiều chỉ số tăng trưởng tích cực.
UOB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt tới 6,4%

UOB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt tới 6,4%

Sự bất ngờ trong tăng trưởng GDP quý III/2024 đã khiến UOB quyết định điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2024 lên 6,4%, cao hơn dự báo trước đó là 5,9%.
Xây dựng chính sách thuế để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững

Xây dựng chính sách thuế để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu chính sách phù hợp và yêu cầu các địa phương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Sẽ sớm chuyển giao ngân hàng 0 đồng

Sẽ sớm chuyển giao ngân hàng 0 đồng

Ngành ngân hàng đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát tình hình tài chính và chuẩn bị tài liệu để sẵn sàng cho việc chuyển giao ngân hàng 0 đồng.
GRDP Đà Nẵng dẫn đầu các tỉnh khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ

GRDP Đà Nẵng dẫn đầu các tỉnh khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ

Theo Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng cho biết, 9 tháng năm 2024, tổng sản phẩm trên địa (GRDP) thành phố Đà Nẵng tăng 6,47% (quý III tăng 8,59%) so với cùng kỳ.
Bộ KH&ĐT: Hai đầu tàu kinh tế cần phấn đấu vượt mục tiêu tăng trưởng

Bộ KH&ĐT: Hai đầu tàu kinh tế cần phấn đấu vượt mục tiêu tăng trưởng

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh được coi là hai đầu tàu kinh tế quan trọng, có khả năng thúc đẩy tăng trưởng cho cả nước.
Nghị quyết 143 đã tác động lập tức tới thiệt hại của doanh nghiệp, người dân sau bão

Nghị quyết 143 đã tác động lập tức tới thiệt hại của doanh nghiệp, người dân sau bão

Nghị quyết 143/NQ/CP ngày 17/9/2024 được xem như "phao cứu sinh" kịp thời tác động lập tức tới thiệt hại của doanh nghiệp, người dân sau bão.
Nghiên cứu các gói chính sách đủ lớn để hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy động lực tăng trưởng mới

Nghiên cứu các gói chính sách đủ lớn để hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy động lực tăng trưởng mới

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề xuất nghiên cứu các gói chính sách với quy mô đủ lớn, phù hợp, khả thi để hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới. Triển khai hiệu quả Chiến lược Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, Chương trình Phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn.
Nông nghiệp Bình Dương đã chuyển dịch đúng hướng

Nông nghiệp Bình Dương đã chuyển dịch đúng hướng

Nông nghiệp Bình Dương đang phát triển theo hướng hiện đại và bền vững, không chỉ tăng cường giá trị kinh tế mà còn đảm bảo sự phát triển bền vững lâu dài.