Thứ tư 27/11/2024 11:47
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh hướng tới mục tiêu Net zero tại Việt Nam

27/11/2024 02:05
TP. Hồ Chí Minh được xác định là một trong 10 thành phố trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Trung bình mỗi năm, tổng phát thải khí nhà kính trên địa bàn thành phố là hơn 60 triệu tấn CO2.

Theo đó, TP. Hồ Chí Minh chọn tăng trưởng xanh là chiến lược phát triển tương lai. Đồng thời đặt ra mục tiêu giảm phát thải 10% vào năm 2030 nhằm xây dựng một môi trường sống, làm việc thuận lợi, an toàn, hiệu quả cho người dân và doanh nghiệp.

Những thông tin trên đây đã được đưa ra tại Hội thảo “Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh - Hướng tới mục tiêu Net zero tại Việt Nam” diễn ra sáng 26/11/2024 tại TP. Hồ Chí Minh. Chương trình do Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp cùng Tạp chí Kinh tế Việt Nam – VnEconomy – Vietnam Economic Times và các cơ quan hữu quan tổ chức, với mục tiêu nhằm tăng cường nhận thức và sự quan tâm của các nhà đầu tư về cơ hội đầu tư xanh và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư các dự án thân thiện với môi trường thông qua các công cụ tài chính xanh.

Các diễn giả, chuyên gia khách mời trong phiên thảo luận Hội thảo  “Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh - Hướng tới mục tiêu Net zero tại Việt Nam”
Các diễn giả, chuyên gia khách mời trong phiên thảo luận tại Hội thảo “Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh - Hướng tới mục tiêu Net zero tại Việt Nam”

Nguy cơ từ thảm họa thiên nhiên

Với địa lý đặc biệt, Việt Nam đang đứng trước những nguy cơ rất lớn về thảm họa thiên nhiên, từ bão lũ đến ngập úng, và tất cả đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế cũng như đời sống của hàng triệu người dân. Thống kê cho thấy những thiệt hại do thiên tai gây ra đã gia tăng đáng kể, chiếm khoảng 1,5% GDP hàng năm.

Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam cần khoảng 368 tỷ USD cho giai đoạn 2022 - 2040 để đạt được các mục tiêu về tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh bao trùm gắn với chống biến đổi khí hậu, tương đương khoảng 6,8% GDP mỗi năm. Trong đó, 65% nhu cầu này sẽ phải được huy động ngoài khu vực công. Đặc biệt, với cam kết đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050, giảm phát thải khí methane vào năm 2030, nhu cầu đầu tư của Việt Nam vào các dự án giảm thiểu tác động đến môi trường sẽ ngày càng lớn.

Ông Đoàn Trường Giang - Phó Giám đốc Trung tâm truyền thông Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, tác động của biến đổi khí hậu đến Việt Nam hiện nay là rất nghiêm trọng, là nguy cơ hiện hữu đối với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững. Theo Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu, khi nước biển dâng cao 1m, ước chừng 5,3% diện tích tự nhiên, 10,8% dân số, 10,2% GDP, 10,9% vùng đô thị, 7,2% diện tích nông nghiệp và 28,9% vùng đất thấp ở Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Những thách thức này không chỉ mang tính chất ngắn hạn mà còn đe dọa đến sự phát triển bền vững của đất nước chúng ta trong tương lai.

Ông Đoàn Trường Giang, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ TN&MT) phát biểu tại Hội thảo
Ông Đoàn Trường Giang - Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường, Bộ TN&MT.

Do đó, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững đã trở thành định hướng trong chiến lược phát triển kinh tế không chỉ của Việt Nam mà của nhiều quốc gia trên thế giới. Tài chính xanh được xem là một phương thức quan trọng mà Việt Nam và các quốc gia trên thế giới đang chú trọng để hướng đến tăng trưởng xanh và bền vững. 1.000 tỉ USD mỗi năm là con số mà từ nay đến năm 2035, mà các nền kinh tế trên thế giới cần để giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây là mục tiêu tài chính khí hậu đang được đặt ra trong đàm phán tại Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29).

Chính vì vậy, việc thúc đẩy đầu tư xanh và phát triển thị trường tài chính xanh trở thành một yếu tố then chốt trong hành trình hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.

Giải pháp và mục tiêu cam kết Net zero vào năm 2050

Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành và triển khai Kế hoạch hành động của ngành Tài chính về tăng trưởng xanh như xây dựng, hoàn thiện các chính sách tài chính liên quan, trọng tâm là phát triển thị trường vốn xanh và các sản phẩm tài chính xanh. Bộ Tài chính cũng đang xây dựng Đề án Phát triển thị trường carbon tại Việt Nam trên cơ sở phối hợp với Bộ Tài nguyên - Môi trường và các cơ quan có liên quan. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2025, Việt Nam sẽ bắt đầu thí điểm và đến năm 2028 vận hành chính thức sàn giao dịch tín chỉ carbon. Tuy nhiên, tài chính xanh đã được triển khai tại Việt Nam khoảng 10 năm nhưng quy mô còn khiêm tốn (tín dụng xanh chỉ chiếm 4,5% tổng dư nợ, trái phiếu xanh còn rất ít…). Điều này đòi hỏi phải có các cơ chế, chính sách và giải pháp huy động nguồn vốn trong và ngoài nước, thúc đẩy phát triển thị trường tài chính xanh, khuyến khích dòng vốn tư nhân đầu tư vào các lĩnh vực xanh.

Năm 2021, tại Hội nghị Thượng đỉnh của các Nhà lãnh đạo trong khuôn khổ Hội nghị Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26), Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã công bố những cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Ngày 01/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 tại Quyết định số 1658/QĐ-TTg với 04 mục tiêu: Giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP; Xanh hóa các ngành kinh tế; Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững và xanh hóa quá trình chuyển đổi trên nguyên tắc công bằng. Chiến lược xác định rõ, tăng trưởng xanh là giải pháp quan trọng để thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng chống chịu trước các cú sốc từ bên ngoài, đóng góp trực tiếp vào giảm phát thải nhà kính để hướng tới mục tiêu cam kết Net zero trong tương lai. Mục tiêu cam kết Net zero vào năm 2050 được thể hiện chi tiết tại 18 nhóm chủ đề, 57 nhóm nhiệm vụ, hoạt động và 134 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể tại Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, trong đó các thách thức về huy động nguồn lực tài chính cho chuyển đổi xanh, chuyển dịch năng lượng là vô cùng lớn.

Đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh không chỉ là xu hướng mà đã trở thành cam kết của nhiều nền kinh tế và các doanh nghiệp. Không một quốc gia nào có thể đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 nếu không có sự chuyển dịch cục bộ và toàn diện.

Việt Nam đang đứng trước những nguy cơ rất lớn về thảm họa thiên nhiên (Ảnh minh họa)
Việt Nam đang đứng trước những nguy cơ rất lớn về thảm họa thiên nhiên (Ảnh minh họa)

Tính đến nay, có khoảng 140 quốc gia đã cam kết hoặc hướng tới mục tiêu Net zero. Để thực hiện các cam kết Net Zero cho Việt Nam vào năm 2050 và cam kết thu hút các dòng tài chính xanh để phát triển năng lượng tái tạo, phát triển carbon thấp, Việt Nam đã xây dựng NDC với quyết tâm giảm phát thải khí nhà kính 43,5% so với kịch bản phát triển thông thường BAU với sự hỗ trợ của quốc tế vào năm 2030.

Hiện Việt Nam đang triển khai Chiến lược Tăng trưởng xanh, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050; triển khai kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, thực hiện kế hoạch JETP.

TP. Hồ Chí Minh và mục tiêu phát triển bền vững

Là trung tâm chính trị - kinh tế - tài chính lớn của cả nước, tuy nhiên, TP. Hồ Chí Minh được xác định là một trong 10 thành phố trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu.

Cuối năm 2022, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 31 về định hướng phát triển Thành phố và gần đây là Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.Hồ Chí Minh. Đây là những định hướng, khung pháp lý để Thành phố có điều kiện thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, nhằm triển khai quá trình chuyển đổi xanh được nhanh chóng hơn và thuận lợi hơn. Để thực hiện các mục tiêu này, với những đặc thù và điều kiện thuận lợi, TP. Hồ Chí Minh tham vọng trở thành trung tâm tài chính khu vực cần hướng đến mô hình trung tâm tài chính thế hệ mới, thu hút nguồn tài chính xanh. Bộ Chính trị mới đây đã đồng ý chủ trương đối với Đề án xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam. Trong đó, Việt Nam sẽ thành lập Trung tâm tài chính quốc tế toàn diện tại TP. Hồ Chí Minh. Trước đó, ngày 28/10, trong Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - UAE tại thành phố Dubai, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Việt Nam có kế hoạch xây dựng trung tâm tài chính tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Hội thảo đã thu hút các chuyên gia cùng cộng đồng doanh nghiệp địa phương, trong và ngoài nước để khai thác rõ hơn các vấn đề từ nhiều khía cạnh, góc nhìn từ cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức tài chính, doanh nghiệp về tiến trình, thực trạng phát triển thị trường này, chỉ ra những khó khăn, hạn chế, vướng mắc cả về cơ chế chính sách của nhà nước, nhu cầu và khả năng tiếp cận, khả năng huy động và cung ứng nguồn vốn xanh của các chủ thể doanh nghiệp, quỹ đầu tư, các định chế tài chính.

Thực tiễn triển khai tại địa phương của doanh nghiệp, các mô hình như khu công nghiệp. Trên cơ sở đó, hiến kế các giải pháp tháo gỡ, thúc đẩy phát triển bền vững tài chính xanh, cung ứng hiệu quả nguồn vồn xanh cho nền kinh tế.

Tin bài khác
Phú Thọ: Sở Thông tin và Truyền thông kỷ niệm 20 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Phú Thọ: Sở Thông tin và Truyền thông kỷ niệm 20 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Sáng 27/11/2024, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và gặp mặt kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Sở Thông tin và Truyền thông.
Quốc hội phê duyệt 122.000 tỷ đồng cho phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035

Quốc hội phê duyệt 122.000 tỷ đồng cho phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035

Sáng 27/11, Quốc hội phê duyệt nghị quyết đầu tư 122.250 tỷ đồng cho Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa trong giai đoạn từ năm 2025 đến 2035.
Mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng: Quá thấp hay hợp lý?

Mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng: Quá thấp hay hợp lý?

Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay chỉ 11 triệu đồng/người đang gây tranh luận. Nhiều chuyên gia cho rằng, mức này quá thấp và cần điều chỉnh cho phù hợp mức sống.
TECHFEST Việt Nam 2024: Hội thảo Khai thác nguồn lực từ chuyển đổi kép cho khởi nghiệp sáng tạo

TECHFEST Việt Nam 2024: Hội thảo Khai thác nguồn lực từ chuyển đổi kép cho khởi nghiệp sáng tạo

Ngày 26/11, tại Hải Phòng, trong khuôn khổ Techfest Việt Nam 2024 đã diễn ra Hội thảo “Khai thác nguồn lực từ Chuyển đổi kép (Chuyển đổi số - Chuyển đổi xanh) cho khởi nghiệp sáng tạo”.
Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường tác động tới 25 ngành kinh tế

Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường tác động tới 25 ngành kinh tế

Tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội đang diễn ra, nhiều đại biểu Quốc hội trong thảo luận tỏ ý băn khoăn quanh chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường.
Diễn đàn chính sách cấp cao về khởi nghiệp sáng tạo “Từ địa phương ra quốc tế”

Diễn đàn chính sách cấp cao về khởi nghiệp sáng tạo “Từ địa phương ra quốc tế”

Ngày 26/11, tại Hải Phòng, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện TECHFEST 2024 đã diễn ra Diễn đàn chính sách cấp cao về khởi nghiệp sáng tạo “Từ địa phương ra quốc tế”.
Cần Luật thuế thu nhập cá nhân thay thế

Cần Luật thuế thu nhập cá nhân thay thế

Luật Thuế thu nhập cá nhân thông qua từ 2007 trên thực tế một số quy định của luật đã lạc hậu, cần đổi mới để thay thế với những điều khoản phù hợp với thực tiễ
Áp thuế 5% phân bón, nâng mức doanh thu không chịu thuế VAT lên 200 triệu đồng/năm

Áp thuế 5% phân bón, nâng mức doanh thu không chịu thuế VAT lên 200 triệu đồng/năm

Theo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) vừa được thông qua, mặt hàng phân bón trước đây thuộc diện không chịu thuế VAT, nay sẽ được áp dụng mức thuế suất 5%.
Ông Trump cam kết áp thuế mới đối với Canada, Mexico và Trung Quốc

Ông Trump cam kết áp thuế mới đối với Canada, Mexico và Trung Quốc

Ông Trump tuyên bố áp thuế cao đối với Canada, Mexico và Trung Quốc, nhấn mạnh việc thực hiện cam kết tranh cử. Động thái này có thể dẫn đến cuộc chiến thương mại tiềm tàng.
Giải ngân 100.000 tỷ đồng trái phiếu đầu tư hạ tầng giao thông gặp khó?

Giải ngân 100.000 tỷ đồng trái phiếu đầu tư hạ tầng giao thông gặp khó?

Gói trái phiếu chính phủ 100.000 tỷ đồng cho dự án hạ tầng giao thông trọng điểm đang gây tranh cãi về khả năng trong công tác giải ngân giai đoạn 2025-2026.
Lao động các ngành công nghệ cao có được giảm thuế TNCN?

Lao động các ngành công nghệ cao có được giảm thuế TNCN?

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế TNCN cho các cá nhân làm việc tại doanh nghiệp hoặc dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao, bao gồm công nghệ thông tin, CNC,...
Bình Thuận: Sáp nhập các đơn vị hành chính phát huy tiềm năng phát triển của khu vực

Bình Thuận: Sáp nhập các đơn vị hành chính phát huy tiềm năng phát triển của khu vực

Lễ công bố Nghị quyết số 1253/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bình Thuận diễn ra sáng 26/11 tại Phan Thiết.
Cải cách quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp Nhà nước

Cải cách quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp Nhà nước

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp đang được Quốc hội xem xét, hướng tới cơ chế thị trường và nâng cao hiệu quả quản lý.
Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Nâng cao chất lượng lúa và thương hiệu gạo Việt Nam

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Nâng cao chất lượng lúa và thương hiệu gạo Việt Nam

Lợi ích lớn nhất của "Đề án phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030" là nâng cao được chất lượng lúa và thương hiệu gạo Việt Nam, theo TS. Trần Minh Hải - Phó Hiệu trưởng Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn.
Công nghệ cao và tài chính xanh thu hút đầu tư từ doanh nghiệp Anh

Công nghệ cao và tài chính xanh thu hút đầu tư từ doanh nghiệp Anh

Bộ Công thương cho biết, tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Vương quốc Anh sau khi Hiệp định UKVFTA đi vào thực thi từ năm 2021 khởi sắc rõ nét. Vương quốc Anh hiện đã đầu tư gần 4,5 tỷ USD vào Việt Nam với khoảng 560 dự án.