Phó Chủ tịch UBND TP Lê Khắc Nam phát biểu |
Chia sẻ tại diễn đàn, từ thực tiễn địa phương, Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng Lê Khắc Nam cho biết, với mục tiêu đến năm 2030, Hải Phòng trở thành thành phố công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững tầm cỡ khu vực Đông Nam Á, thành phố sẽ đẩy mạnh phát triển và ứng dụng KHCN, đổi mới sáng tạo nhất là trong các ngành như công nghiệp điện tử, cơ khí chế tạo, dịch vụ logistics, y học biển....
Năm 2023, chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) của Hải Phòng đạt 52,32 điểm, xếp thứ 3 cả nước, sau Hà Nội và TPHCM, xếp thứ 2/11 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng.
"TP. Hải Phòng kêu gọi sự hợp tác, tinh thần liên kết từ các địa phương, quốc gia và quốc tế để cùng chia sẻ, học tập kinh nghiệm, hướng đến một hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo bền vững trong tương lai", Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng nhấn mạnh.
Tại diễn đàn, các phiên thảo luận tập trung vào những thách thức và cơ hội của một số tỉnh, thành phố đi kèm với những sáng kiến, giải pháp trong quá trình xây dựng phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo địa phương. |
Hải Phòng đã tổ chức liên tục 7 kỳ Techfest; thu hút đông đảo tổ chức, cá nhân tham gia với hơn 700 sản phẩm đổi mới sáng tạo và sản phẩm khởi nghiệp sáng tạo tham gia trưng bày.
Thành phố đã xây dựng và vận hành Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; đào tạo 114 chương trình đào tạo, tập huấn chuyên sâu, bồi dưỡng kiến thức về kỹ năng khởi nghiệp, kiến thức vận hành, quản trị doanh nghiệp khởi nghiệp cho hàng nghìn tổ chức, cá nhân khởi nghiệp và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đồng thời hỗ trợ chuyên sâu cho 33 dự án/ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hỗ trợ ươm tạo, tăng tốc, kết nối phát triển thị trường, hoàn thiện sản phẩm, hồ sơ pháp lý cho gần 300 doanh nghiệp/dự án khởi nghiệp sáng tạo.
Các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo của thành phố tạo ra hơn 2.000 việc làm mới chất lượng cao. Thành phố hình thành và phát triển Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo. Hải Phòng đang kêu gọi sự hợp tác, tinh thần liên kết từ các địa phương, quốc gia và quốc tế để cùng chia sẻ, học tập kinh nghiệm, hướng đến một hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo bền vững trong tương lai.
Tại diễn đàn, các phiên thảo luận tập trung vào những thách thức và cơ hội của một số tỉnh, thành phố đi kèm với những sáng kiến, giải pháp trong quá trình xây dựng phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo địa phương.
Ảnh toàn cảnh |
Phiên một với chủ đề "Khai thác thế mạnh đặc thù phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo địa phương" là một trong những điểm nhấn với việc trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương Việt Nam với các địa phương Hàn Quốc, những nơi đã thành công trong việc phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp năng động thông qua hệ thống các trung tâm kinh tế sáng tạo và đổi mới cũng như hệ thống các công viên công nghệ.
Điều này mở ra cơ hội cho các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam áp dụng và học hỏi mô hình hỗ trợ, nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia.
Trong phiên thứ hai, với thông điệp "Liên kết, khơi thông nguồn lực và phát triển hệ thống trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo địa phương", các đại biểu đã đưa ra những đề xuất, giải pháp đổi mới, liên kết nguồn lực giữa Việt Nam và quốc tế, giữa khu vực tư và công, với định hướng biến Trung tâm hỗ trợ quốc gia trở thành nơi kết nối và phân bổ nguồn lực phù hợp với lợi thế địa phương và Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo địa phương đảm bảo số lượng và chất lượng đầu ra từng dự án.
Thông qua Diễn đàn, Bộ KH&CN mong muốn khuyến khích sự liên kết giữa các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo địa phương, quốc gia và quốc tế, khai thác tối đa các nguồn lực trong việc cung cấp hỗ trợ cho khởi nghiệp sáng tạo. Việt Nam sẵn sàng học hỏi và áp dụng các sáng kiến hợp tác quốc tế để thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp trong nước phát triển với định hướng bền vững và kết nối toàn cầu.