Thứ tư 05/02/2025 13:49
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc

Thủ tướng giao 2 tập đoàn làm chủ đầu tư 2 nhà máy điện hạt nhân

04/02/2025 13:40
Với yêu cầu phấn đấu hoàn thành dự án điện hạt nhân Ninh Thuận trước 31/12/2030, Thủ tướng giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, Tập đoàn Công nghiệp năng lượng Quốc gia (Petrovietnam) làm chủ đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, phát triển điện hạt nhân, xây dựng nhà máy điện hạt nhân - công trình trọng điểm quốc gia là vấn đề lớn, đại sự quốc gia, là vấn đề khó, nhạy cảm, nên cần có sự tập trung, đầu tư công sức, trí tuệ tương xứng, phải huy đ
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, phát triển điện hạt nhân, xây dựng nhà máy điện hạt nhân - công trình trọng điểm quốc gia là vấn đề lớn, đại sự quốc gia, là vấn đề khó, nhạy cảm, nên cần có sự tập trung, đầu tư công sức, trí tuệ tương xứng, phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng 4/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, Phó Trưởng ban Trường trực Ban Chỉ đạo; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương là thành viên Ban Chỉ đạo.

Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận gồm 2 nhà máy, mỗi nhà máy gồm 2 tổ máy. Nhà máy Ninh Thuận 1 đặt tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam. Nhà máy Ninh Thuận 2 đạt tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải.

Thủ tướng giao EVN làm chủ đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, Petrovietnam làm chủ đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng giao EVN làm chủ đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, Petrovietnam làm chủ đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo rà soát lại các công việc đã được giao sau phiên họp thứ nhất, đồng thời thảo luận, góp ý xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

Trong đó, xác định rõ mục tiêu, lộ trình; nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ đạo, từng bộ, ngành, địa phương phải thực hiện trong phát triển hạ tầng, di dân tái định cư, vấn đề chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực; xác định chủ đầu tư, nguồn vốn, các cơ chế chính sách, những vấn đề vướng mắc, khó khăn cần tháo gỡ…

Theo các báo cáo và ý kiến tại phiên họp, sau phiên họp thứ nhất (ngày 15/1) của Ban Chỉ đạo, nhiều công việc đã được triển khai. Hiện, Bộ Công Thương đang thực hiện việc rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, trong đó bổ sung dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và nghiên cứu, quy hoạch phát triển các nhà máy điện hạt nhân mới; báo cáo cấp có thẩm quyền cho chủ trương tái đàm phán với các đối tác nước ngoài.

Bộ Khoa học và Công nghệ đang đề xuất sửa Luật Năng lượng nguyên tử; xây dựng chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ đặc biệt cấp quốc gia về công nghệ và an toàn hạt nhân; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân lực phục vụ phát triển điện hạt nhân.

UBND tỉnh Ninh Thuận đã lập Ban Chỉ đạo của tỉnh và tổ giúp việc Ban Chỉ đạo, ban hành kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ của tỉnh…

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phấn đấu hoàn thành trước 31/12/2030

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, phát triển điện hạt nhân, xây dựng nhà máy điện hạt nhân - công trình trọng điểm quốc gia là vấn đề lớn, đại sự quốc gia, là vấn đề khó, nhạy cảm, nên cần có sự tập trung, đầu tư công sức, trí tuệ tương xứng, phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc.

Thủ tướng biểu dương và đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương tiếp tục tinh thần làm việc khẩn trương trong triển khai dự án; xây dựng kế hoạch 5 năm, kế hoạch hằng năm, từng mốc thời gian phải hoàn thành những công việc cụ thể.

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương kiện toàn, bổ sung thêm các thành viên Ban Chỉ đạo, thành lập Tổ giúp việc tại Bộ Công Thương, trong đó có các chuyên gia, hoạt động theo phương châm tinh gọn, sâu sát, chuyên nghiệp, chuyên trách.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về luật pháp, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì khẩn trương hoàn thiện dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Năng lượng nguyên tử để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9, bảo đảm nhanh và chất lượng; theo hướng cái gì đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, đa số đồng tình thì đưa vào luật, tiếp tục thực hiện, đồng thời cập nhật các nội dung mới phù hợp với bối cảnh, tình hình, điều kiện hiện nay, những vấn đề chưa chín, chưa rõ, còn thay đổi thì giao Chính phủ quy định, hướng dẫn phù hợp tình hình. Tinh thần là đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi, tăng cường trách nhiệm cá nhân và tập thể, giảm thủ tục hành chính, xóa bỏ xin cho, nghiêm cấm chạy chọt, cái gì doanh nghiệp làm được thì giao doanh nghiệp làm.

Về cơ chế, chính sách đặc thù (như về mặt bằng, tái định cư, sinh kế cho người dân, tổng diện tích đất sử dụng, chỉ định thầu, rút ngắn thời gian…), tất cả các bộ, ngành thấy cơ chế, chính sách nào để làm nhanh nhất, thuận lợi nhất thì đề xuất trước ngày 15/2. Bộ Công Thương là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phải tổng hợp, báo cáo Chính phủ để đề xuất cấp có thẩm quyền, trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9.

Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chủ tịch HĐTV EVN Đặng Hoàng An phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chủ tịch HĐTV EVN Đặng Hoàng An phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chủ tịch PVN Lê Mạnh Hùng phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chủ tịch PVN Lê Mạnh Hùng phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về tiến độ, Thủ tướng nêu rõ, phải rút ngắn thời gian hoàn thành dự án so với dự kiến trước đây, chậm nhất tới 31/12/2031 phải hoàn thành và phấn đấu hoàn thành trước 31/12/2030 vào dịp kỷ niệm 85 năm thành lập nước, 100 năm thành lập Đảng. Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan phải xây dựng đường găng tiến độ theo mục tiêu này.

Thủ tướng giao EVN làm chủ đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, Petrovietnam làm chủ đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2.

Về lựa chọn đối tác nước ngoài tham gia dự án, Thủ tướng nêu rõ, thực hiện theo Kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Bộ Chính trị; yêu cầu EVN, Petrovietnam và các cơ quan ngay trong tháng 2 cử đoàn công tác đàm phán với các đối tác nước ngoài, chú ý phải có đối tác dự phòng để sẵn sàng trong mọi tình huống.

Việc xác định quy mô, công suất, tổng mức đầu tư các nhà máy được xác định trên cơ sở đàm phán với các đối tác và cập nhật phù hợp với tình hình mới, từ đó cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Về nhân lực, Thủ tướng yêu cầu cần khẩn trương rà soát, tập hợp những người đã được đào tạo trong lĩnh vực điện hạt nhân và các lĩnh vực liên quan, đào tạo bổ sung và có cơ chế, chính sách để thu hút nguồn nhân lực, trong đó cần chú ý người tổng chỉ huy, tổng công trình sư của dự án.

Thủ tướng chỉ đạo về bố trí vốn cho dự án, trong đó có việc sử dụng vốn dự phòng của năm 2025, làm ngay thủ tục để sử dụng nguồn vốn này trước ngày 15/2. Thủ tướng cũng nhấn mạnh, việc lựa chọn nhà thầu, dù chỉ định thầu hay đấu thầu, thì quan trọng nhất là làm việc trong sáng, vì lợi ích chung, bảo đảm công khai, minh bạch, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Rất hoan nghênh Ninh Thuận đã thành lập Ban Chỉ đạo tỉnh thực hiện các công việc thuộc thẩm quyền của tỉnh, Thủ tướng yêu cầu triển khai ngay công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư. Bộ Tài chính cấp đủ ngân sách để trong năm 2025 phải hoàn thành việc di dời và ổn định nơi ở, sinh kế cho người dân, bảo đảm nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ. Đồng thời, tỉnh Ninh Thuận khẩn trương kêu gọi hợp tác công tư, thu hút đầu tư… để khai thác dân dụng sân bay Thành Sơn.

Thủ tướng nêu rõ, phải rút ngắn thời gian hoàn thành dự án so với dự kiến trước đây, chậm nhất tới 31/12/2031 phải hoàn thành và phấn đấu hoàn thành trước 31/12/2030 vào dịp kỷ niệm 85 năm thành lập nước, 100 năm thành lập Đảng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng nêu rõ, phải rút ngắn thời gian hoàn thành dự án so với dự kiến trước đây, chậm nhất tới 31/12/2031 phải hoàn thành và phấn đấu hoàn thành trước 31/12/2030 vào dịp kỷ niệm 85 năm thành lập nước, 100 năm thành lập Đảng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương trình dự thảo Quy hoạch điện VIII điều chỉnh liên quan điện hạt nhân, hoàn thành trước ngày 28/2/2025. Thủ tướng lưu ý, công tác quy hoạch phải nhìn trên tổng thể lợi ích quốc gia, bảo đảm công bằng, tiến bộ xã hội, cân đối phù hợp giữa các địa phương, các vùng miền nhưng có ưu tiên bố trí các công trình năng lượng trọng điểm tại các địa bàn khó khăn.

Thủ tướng giao nhiệm vụ cho Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Ngoại giao trong triển khai hợp tác với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải thẩm định nhanh nhất các thủ tục, đề xuất các cơ chế, chính sách. Bộ Tài chính bố trí kinh phí dự phòng theo quy định pháp luật, nếu cần ứng trước, nhất là ứng vốn cho Ninh Thuận giải phóng mặt bằng, tái định cư. Bộ Giáo dục và Đào tạo tính toán việc đào tạo nguồn nhân lực cho dự án. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm thẩm định liên quan môi trường dự án.

Bộ Công Thương cùng các bộ, ngành, tập đoàn liên quan làm tốt công tác tuyên truyền thông, bảo đảm công khai, minh bạch để người dân giám sát, tạo đồng thuận trong dư luận xã hội.

Nhấn mạnh coi trọng thời gian, trí tuệ và sự quyết đoán đúng lúc là những yếu tố quyết định thành công, Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn tiếp tục trực tiếp chỉ đạo các công việc và hằng tháng tổ chức cuộc họp để kiểm điểm, triển khai, đôn đốc nhiệm vụ, tinh thần là rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ kết quả.

Theo baochinhphu.vn
Tin bài khác
Lợi thế thị trường Việt Nam: Cơ hội đầu tư trong bối cảnh mới

Lợi thế thị trường Việt Nam: Cơ hội đầu tư trong bối cảnh mới

Cân bằng lợi ích, phấn đấu tăng trưởng GDP 7,5%, tăng cường hợp tác quốc tế, thúc đẩy đổi mới công nghệ, xây dựng chính sách đối ngoại phù hợp… sẽ là “chìa khóa” để quốc gia cũng như các doanh nghiệp vượt qua thách thức, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển ổn định lâu dài trong bối cảnh thương mại toàn cầu nhiều biến động.
Thủ tướng chỉ đạo báo cáo dự thảo chính sách giảm thuế, lệ phí trong tháng 2/2025

Thủ tướng chỉ đạo báo cáo dự thảo chính sách giảm thuế, lệ phí trong tháng 2/2025

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất các chính sách giảm thuế, phí, lệ phí phù hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền trong tháng 2/2025.
Khẩn trương xây dựng Chương trình nghiên cứu khoa học cấp quốc gia về điện hạt nhân

Khẩn trương xây dựng Chương trình nghiên cứu khoa học cấp quốc gia về điện hạt nhân

Bộ KH&CN đã tiến hành rà soát hiện trạng nguồn nhân lực để phục vụ chương trình điện hạt nhân, qua đó đề xuất kế hoạch bổ sung và đào tạo chuyên sâu.
Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng: Kiến tạo những bước đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội TP Cảng

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng: Kiến tạo những bước đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội TP Cảng

Với vai trò “thuyền trưởng”, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đã quản lý và phát triển khu kinh tế (KKT) và các khu công nghiệp (KCN) có những bước “chuyển mình” hết sức ấn tượng, tạo nên những bứt phá mới, góp phần đưa Hải Phòng trở thành đầu tàu trong thu hút đầu tư nước ngoài, với hàng loạt dự án xanh thân thiện với môi trường.
Bước chuyển mình mạnh mẽ của doanh nghiệp Việt Nam từ làn sóng đầu tư quốc tế

Bước chuyển mình mạnh mẽ của doanh nghiệp Việt Nam từ làn sóng đầu tư quốc tế

Giấc mơ về một nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam hùng cường đã không còn quá xa vời. Khi doanh nghiệp Việt ngày càng khẳng định được năng lực cạnh tranh, sáng tạo và đổi mới, Việt Nam sẽ tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành một trung tâm công nghệ và sản xuất tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
Khai mở thị trường tiềm năng lớn hỗ trợ năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Khai mở thị trường tiềm năng lớn hỗ trợ năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhân dịp đầu Xuân Ất Tỵ 2025 đã chia sẻ về những câu chuyện đằng sau thành tựu xuất khẩu ấn tượng, những khó khăn mà cộng đồng doanh nghiệp đối mặt, cũng như những định hướng hỗ trợ nền kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh trong năm mới.
Ngành rau quả trên con đường chinh phục mục tiêu kim ngạch 8 tỷ USD

Ngành rau quả trên con đường chinh phục mục tiêu kim ngạch 8 tỷ USD

Trong năm 2025, nước ta đặt mục tiêu xuất khẩu rau quả đạt kim ngạch 8 tỷ USD, tăng gần 900 triệu USD so với con số kỷ lục 7,12 tỷ USD của năm 2024.
Gỡ khó cơ sở hạ tầng, mở đường cho năng lượng tái tạo bứt phá

Gỡ khó cơ sở hạ tầng, mở đường cho năng lượng tái tạo bứt phá

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo là một bước đi quan trọng để Việt Nam đảm bảo an ninh năng lượng, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và đạt được mục tiêu chuyển dịch năng lượng bền vững.
Đổi mới sáng tạo nhìn từ nước Mỹ

Đổi mới sáng tạo nhìn từ nước Mỹ

Mô hình đổi mới sáng tạo của Mỹ từ lâu đã được xem là niềm tự hào của thế giới. Từ những người thợ mày mò trong gara ở Thung lũng Silicon đến các phòng thí nghiệm nghiên cứu tại các trường đại học danh tiếng, Mỹ không ngừng tạo ra các công nghệ đột phá, làm thay đổi ngành công nghiệp và biến đổi cuộc sống.
Hải quan thế giới 2025: Cam kết thực hiện nhiệm vụ vì mục tiêu hiệu quả, an ninh và thịnh vượng

Hải quan thế giới 2025: Cam kết thực hiện nhiệm vụ vì mục tiêu hiệu quả, an ninh và thịnh vượng

Chủ đề "Cơ quan Hải quan cam kết thực hiện nhiệm vụ vì mục tiêu hiệu quả, an ninh và thịnh vượng" là thông điệp nhằm thúc đẩy các cơ quan hải quan thành viên.
Giải pháp về công nghệ cho ngành năng lượng tái tạo

Giải pháp về công nghệ cho ngành năng lượng tái tạo

Những thành tựu vượt bậc về công nghệ trong CMCN 4.0, đặc biệt là trong lĩnh vực tự động hóa, trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) và Internet vạn vật (IoT), đã trở thành chìa khóa quan trọng để giải quyết những vấn đề nan giải trong ngành năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo.
Để thương mại điện tử xuyên biên giới không còn là nỗi lo của thị trường

Để thương mại điện tử xuyên biên giới không còn là nỗi lo của thị trường

Thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra những cơ hội mới cho nền kinh tế Việt Nam, đồng thời đặt ra nhiều thách thức trong công tác quản lý và kiểm soát. Trước sự phát triển nhanh chóng của loại hình giao dịch này, ngành Hải quan đang triển khai hàng loạt giải pháp nhằm bảo đảm tuân thủ pháp luật, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của thị trường.
Phú Quốc chính thức trở thành đô thị loại I - Bước chuyển mình quan trọng trong phát triển kinh tế biển

Phú Quốc chính thức trở thành đô thị loại I - Bước chuyển mình quan trọng trong phát triển kinh tế biển

Ngày 21/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký quyết định công nhận TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, là đô thị loại I. Đây là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển vượt bậc của Phú Quốc, hòn đảo lớn nhất Việt Nam với những tiềm năng đặc biệt về kinh tế, du lịch và an ninh quốc phòng.
Đột phá nào cho chiến lược 10 năm phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030 ?

Đột phá nào cho chiến lược 10 năm phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030 ?

Báo cáo tổng hợp chiến lược 10 năm phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030 mà Tổ biên tập kinh tế - xã hội đang chủ trì với tinh thần chủ đạo là đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới. Chiến lược đặt trọng tâm vào 5 đột phá chiến lược.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo xử lý thông tin các nhà máy xi măng thua lỗ

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo xử lý thông tin các nhà máy xi măng thua lỗ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có ý kiến chỉ đạo xử lý thông tin báo nêu về nội dung “các nhà máy xi măng thua lỗ, có nguy cơ dừng sản xuất”.