Thứ ba 01/07/2025 11:41
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Thí điểm mở rộng đất làm nhà ở thương mại: Động lực mới cho thị trường bất động sản

Cơ chế thí điểm cho phép chuyển đổi đất nông nghiệp, phi nông nghiệp thành đất ở thương mại mang lại kỳ vọng lớn, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cần giải quyết để thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Hơn 1.000 doanh nghiệp bất động sản mới thành lập ở TP.HCM, giao dịch tăng trưởng Chu kỳ tín dụng và sự phát triển của thị trường bất động sản Doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn vì chi phí sử dụng đất Các dự án hạ tầng triển khai tại Bình Phước ảnh hưởng đến thị trường bất động sản Nghịch lý thị trường bất động sản: Tồn kho nhiều, giá vẫn tăng cao

Cơ chế đột phá giúp tăng nguồn cung nhà ở

Theo nội dung dự thảo, cơ chế thí điểm này cho phép các doanh nghiệp bất động sản thỏa thuận quyền sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp trong thời hạn 5 năm để chuyển đổi thành đất thương mại, miễn là không nằm trong diện đất bị thu hồi và phải phù hợp với quy hoạch được phê duyệt. Điều này mở ra cơ hội lớn để tăng nguồn cung nhà ở thương mại, đặc biệt tại các khu vực đô thị nơi quỹ đất phát triển dự án đang bị giới hạn.

Không chỉ giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt nhà ở, cơ chế này còn thúc đẩy việc phát triển các dự án đồng bộ và hiện đại hơn. Đối với các khu vực có giá đất cao, việc chuyển đổi này tạo cơ hội cho những dự án đáp ứng nhu cầu nhà ở thực chất, giảm áp lực lên các khu vực trung tâm và cải thiện hạ tầng đô thị.

Thí điểm mở rộng đất làm nhà ở thương mại: Động lực mới cho thị trường bất động sản
Cho phép các doanh nghiệp bất động sản thỏa thuận quyền sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp trong thời hạn 5 năm để chuyển đổi thành đất thương mại (Ảnh: Minh họa).

Đáng chú ý, việc thí điểm còn mang lại lợi ích kép. Thứ nhất, cho phép các doanh nghiệp bất động sản tận dụng nguồn đất hiện có, thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào đất ở hoặc đất được Nhà nước giao. Thứ hai, cơ chế này tạo điều kiện để doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia phát triển dự án, nếu có sự hỗ trợ kịp thời về vốn và pháp lý.

Mặc dù mang lại kỳ vọng lớn, cơ chế này cũng đi kèm với nhiều thách thức. Quá trình thỏa thuận quyền sử dụng đất không phải đất ở có thể gặp khó khăn do một số nguyên nhân. Đầu tiên,chủ sở hữu đất thường yêu cầu mức giá vượt xa khả năng chi trả của doanh nghiệp, đặc biệt tại những khu vực có tiềm năng phát triển cao.

Thứ hai, một số người dân không muốn bán đất, do lo ngại về sinh kế hoặc không hài lòng với phương án bồi thường.

Thứ ba, việc đảm bảo tuân thủ quy hoạch và tránh tranh chấp pháp lý đòi hỏi quy trình giám sát và hỗ trợ sát sao từ các cơ quan chức năng.

Trước những khó khăn này, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đề xuất, các cơ quan quản lý Nhà nước cần tham gia sâu hơn vào quá trình triển khai. Cụ thể, cần có các cơ chế hỗ trợ minh bạch như định giá đất công bằng, giám sát các thỏa thuận chuyển đổi đất, và đảm bảo quy hoạch đất đai phù hợp với nhu cầu thực tế tại từng địa phương.

Cơ chế thí điểm không chỉ là giải pháp ngắn hạn mà còn là phép thử để định hướng chính sách phát triển bất động sản trong tương lai. Nếu thành công, nó có thể trở thành mô hình để áp dụng rộng rãi, từ đó tạo ra một thị trường minh bạch, cạnh tranh và bền vững hơn.

Trong dài hạn, Nhà nước cần tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong việc quy hoạch và tổ chức đấu giá đất. Song song, việc phát triển quỹ đất xã hội cũng cần được ưu tiên để đáp ứng nhu cầu nhà ở giá rẻ cho các hộ gia đình thu nhập thấp, giúp đảm bảo an sinh xã hội.

Sự đồng bộ giữa cơ chế pháp lý, quy hoạch minh bạch và quản lý hiệu quả sẽ là chìa khóa để cơ chế thí điểm này không chỉ giải quyết các nút thắt hiện tại mà còn mang lại động lực tăng trưởng dài hạn cho toàn ngành bất động sản.

Tác động lâu dài, minh bạch và bền vững

Việc thí điểm chuyển đổi đất không phải đất ở thành đất thương mại được kỳ vọng tạo ra một bước ngoặt trong chiến lược tiếp cận quỹ đất để phát triển nhà ở tại Việt Nam. Trước đây, các doanh nghiệp bất động sản gần như chỉ phụ thuộc vào đất ở hoặc đất được Nhà nước giao. Điều này khiến nguồn cung đất hạn chế, gây ra sự mất cân đối trong thị trường bất động sản, đặc biệt là tại các đô thị lớn.

Thí điểm mở rộng đất làm nhà ở thương mại: Động lực mới cho thị trường bất động sản
Thí điểm chuyển đổi đất không phải đất ở thành đất thương mại được kỳ vọng tạo ra một bước ngoặt trong chiến lược tiếp cận quỹ đất để phát triển nhà ở (Ảnh: Minh họa).

Với cơ chế thí điểm mới, thị trường có khả năng trở nên đa dạng và cởi mở hơn. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nếu có chiến lược huy động vốn hiệu quả và đáp ứng được các tiêu chí đấu thầu, sẽ có cơ hội tham gia phát triển các dự án thương mại. Điều này không chỉ giúp giảm sự phụ thuộc vào các "ông lớn" mà còn thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, góp phần cân bằng thị trường.

Đáng chú ý, sự tham gia của các doanh nghiệp nhỏ cũng tạo điều kiện phát triển các thị trường ngách như nhà ở giá rẻ, nhà cho thuê hoặc các dự án phù hợp với nhu cầu cụ thể. Thay vì cạnh tranh trực tiếp với các tập đoàn lớn ở những khu vực trung tâm có giá đất cao, các doanh nghiệp này có thể khai thác những khu vực ngoại vi hoặc thị trường chưa được đáp ứng đầy đủ, tạo sự đa dạng hóa trong nguồn cung nhà ở.

Một trong những thách thức lớn nhất mà cơ chế thí điểm đối mặt là chi phí đất tăng cao, kéo theo giá nhà ở tiếp tục leo thang. Điều này gây áp lực không nhỏ đến khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, đặc biệt là các hộ gia đình thu nhập thấp.

Để giảm bớt áp lực này, VARS cho rằng, vai trò quan trọng của việc kiểm soát tình trạng đầu cơ đất. Các cơ quan chức năng cần xây dựng cơ chế giám sát minh bạch, áp dụng công nghệ số trong quản lý đất đai, đồng thời cải thiện quy trình đấu giá để đảm bảo doanh nghiệp tiếp cận quỹ đất một cách công bằng.

Ngoài ra, việc phát triển các dự án cần được định hướng theo hướng bền vững. Điều này bao gồm tích hợp hệ thống hạ tầng đồng bộ, tiện ích hiện đại, và chú trọng đến các yếu tố bảo vệ môi trường như tiết kiệm năng lượng, sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường. Đây không chỉ là xu hướng toàn cầu mà còn là yêu cầu cấp thiết để đáp ứng các mục tiêu quốc gia về giảm phát thải và phát triển bền vững.

Nếu cơ chế thí điểm này thành công trong giai đoạn 5 năm, sẽ đặt nền móng cho một thị trường bất động sản minh bạch và hiệu quả hơn. Không chỉ là giải pháp pháp lý tạm thời, đây còn là cơ hội để toàn ngành đổi mới, định hình lại mô hình phát triển và hướng tới mục tiêu đáp ứng nhu cầu nhà ở thực chất của người dân.

Sự thay đổi này, dù gặp phải nhiều thách thức, sẽ tạo động lực mạnh mẽ để các bên liên quan, từ doanh nghiệp đến cơ quan quản lý, hợp tác chặt chẽ hơn. Với sự hỗ trợ từ Nhà nước trong quy hoạch, tổ chức đấu giá, và giám sát quá trình chuyển đổi đất, thị trường bất động sản Việt Nam có thể đạt được sự minh bạch, công bằng và bền vững trong dài hạn.

Tin bài khác
Có rủi ro từ quy định tính thêm 5,4%/năm tiền sử dụng đất chưa nộp?

Có rủi ro từ quy định tính thêm 5,4%/năm tiền sử dụng đất chưa nộp?

Dự thảo sửa đổi Nghị định 103 quy định mức thu bổ sung 5,4%/năm đối với tiền sử dụng đất chưa nộp đang vấp phải phản ứng từ doanh nghiệp bất động sản. Các nhà đầu tư cảnh báo rủi ro pháp lý và tài chính và đề xuất điều chỉnh chính sách để tránh gây tắc nghẽn thị trường.
Đà Nẵng điều chỉnh giá đất: Mức tăng “sốc” từ 125%–172%

Đà Nẵng điều chỉnh giá đất: Mức tăng “sốc” từ 125%–172%

UBND TP Đà Nẵng ban hành Quyết định 45, điều chỉnh giá đất từ 7-7-2025, tăng mạnh đến 170%. Đường Bạch Đằng lên gần 341 triệu đồng/m², nguồn thu ngân sách bùng nổ, báo hiệu cơ hội và thách thức cho thị trường bất động sản.
Tập đoàn Bcons tổ chức lễ khởi công Dự án Bcons Bình An Đông Tây

Tập đoàn Bcons tổ chức lễ khởi công Dự án Bcons Bình An Đông Tây

Ngày 28/6/2025, sự kiện “Lễ khởi công dự án Bcons Bình An – Đông Tây” là mốc son ghi dấu cho sự phát triển và khẳng định sự gắn bó của Bcons với mảnh đất Bình Dương.
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Người dân được lợi gì từ việc phân quyền về cấp xã?

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Người dân được lợi gì từ việc phân quyền về cấp xã?

Theo ông Mai Văn Phấn – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đất đai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), đây là bước đi thiết thực nhằm rút ngắn quy trình, giảm thiểu thủ tục hành chính và tăng tính tiếp cận cho người dân, đặc biệt tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Giá đất TP. Vinh (Nghệ An) có nơi lên tới 165 triệu đồng/m2

Giá đất TP. Vinh (Nghệ An) có nơi lên tới 165 triệu đồng/m2

Nhiều tuyến phố trung tâm TP. Vinh bất ngờ điều chỉnh giá đất tăng gấp ba lần, có nơi lên tới 165 triệu đồng/m², vượt xa mặt bằng chung toàn tỉnh Nghệ An.
Điều chỉnh quy hoạch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2040

Điều chỉnh quy hoạch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2040

Ngày 25/6, UBND TP. Hồ Chí Minh chính thức công bố Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
Sắp lựa chọn nhà đầu tư cho dự án sân bay Sa Pa 6.393 tỷ đồng

Sắp lựa chọn nhà đầu tư cho dự án sân bay Sa Pa 6.393 tỷ đồng

Cảng hàng không Sa Pa trị giá hơn 6.393 tỷ đồng sắp gọi vốn. Dự án nghìn tỷ này hứa hẹn thay đổi diện mạo du lịch Lào Cai và mở ra kỷ nguyên mới.
Các yếu tố tác động đến chu kỳ tăng giá bất động sản TP. Hồ Chí Minh mở rộng

Các yếu tố tác động đến chu kỳ tăng giá bất động sản TP. Hồ Chí Minh mở rộng

Thị trường bất động sản Tân Uyên, hiện tại là thành phố thuộc tỉnh Bình Dương, đang được định vị như một phần của khu vực “Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng” dựa trên cơ sở pháp lý và quy hoạch phát triển vùng.
TP. Thủ Đức công bố quy hoạch mới: Tầm nhìn cho đô thị tương lai

TP. Thủ Đức công bố quy hoạch mới: Tầm nhìn cho đô thị tương lai

Sau khi ổn định bộ máy, TP.Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) đã công bố nhiều đề án quy hoạch chiến lược, định hình tương lai phát triển đô thị thông minh, sáng tạo.
Cấp xã có thể được ủy quền miễn thuế đất nông nghiệp

Cấp xã có thể được ủy quền miễn thuế đất nông nghiệp

Chính sách ủy quyền miễn thuế đất nông nghiệp cho cấp xã đang nhận được sự quan tâm đặc biệt, giúp đơn giản hóa thủ tục, hỗ trợ nông dân và nâng cao hiệu quả.
TP. Hồ Chí Minh với mục tiêu 20 tỷ USD từ khu công nghiệp sau sáp nhập

TP. Hồ Chí Minh với mục tiêu 20 tỷ USD từ khu công nghiệp sau sáp nhập

Sau khi sáp nhập ba địa phương trọng điểm là Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh, các khu chế xuất và khu công nghiệp (KCN) của TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu thu hút đầu tư lên tới hơn 20 tỷ USD trong giai đoạn 2025 - 2030, với cam kết giải ngân 70% tổng vốn đầu tư đăng ký theo đúng tiến độ.
“Quản lý xây dựng và phát triển quy hoạch Côn Đảo” đạt giải đặc biệt Quy hoạch đô thị quốc gia

“Quản lý xây dựng và phát triển quy hoạch Côn Đảo” đạt giải đặc biệt Quy hoạch đô thị quốc gia

Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ IV (VUPA 2024) thu hút hơn 100 tác phẩm dự thi, 6 nhóm hạng mục: Đồ án quy hoạch xây dựng; khu vực đã đầu tư xây dựng; chất lượng môi trường đô thị; quy hoạch nông thôn; ấn phẩm về quy hoạch; tổ chức, cá nhân tiêu biểu trong phát triển đô thị.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Loại bỏ sân bay Gò Găng ra khỏi quy hoạch và điều chỉnh thành khu đô thị, dịch vụ

Bà Rịa – Vũng Tàu: Loại bỏ sân bay Gò Găng ra khỏi quy hoạch và điều chỉnh thành khu đô thị, dịch vụ

Vừa qua, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ban hành Quyết định số 1680/QĐ-UBND về việc điều chỉnh "Quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050". Một trong những điểm nổi bật nhất trong quyết định này là việc đưa sân bay Gò Găng ra khỏi quy hoạch tổng thể, giữ lại sân bay Vũng Tàu hiện hữu và dành quỹ đất đảo Gò Găng để phát triển đô thị, dịch vụ.
Quảng Ngãi phê duyệt quy hoạch phân khu Khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Dung Quất hơn 7.000 ha

Quảng Ngãi phê duyệt quy hoạch phân khu Khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Dung Quất hơn 7.000 ha

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang vừa ký 3 quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 thuộc Khu kinh tế Dung Quất, với tổng diện tích 7.045ha, nằm toàn bộ trên địa phận huyện Bình Sơn.
Thị trường bất động sản phía Nam hồi phục mạnh trở lại

Thị trường bất động sản phía Nam hồi phục mạnh trở lại

Thị trường bất động sản phía Nam phục hồi mạnh, Bình Dương nổi lên nhờ hạ tầng, quy hoạch, sức cầu mạnh và đề án sáp nhập với TP. Hồ Chí Minh, tạo đà mặt bằng giá mới.