Thứ bảy 10/05/2025 03:36
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

Tháo gỡ khó khăn thị trường BĐS: Tăng thu ngân sách, hỗ trợ phục hồi kinh tế

08/05/2023 17:19
Cấp bách tháo gỡ vướng mắc cho thị trường bất động sản (BĐS) là vô cùng quan trọng để vực dậy thị trường, giải phóng nguồn lực kinh tế và tạo động lực cho các ngành

Đánh giá tình hình kinh tế Việt Nam những tháng đầu năm 2023, có thể thấy mặc dù đã có những tín hiệu tích cực trong tháng 4 nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.

Nhận thức được vấn đề này, ngay từ đầu năm và nhất là trong tháng 4 vừa qua, Chính phủ đã quyết liệt ở mức độ rất cao trong chỉ đạo, điều hành nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công… Trong đó, nổi bật là tập trung tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến thể chế, chính sách (tín dụng, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, BĐS…) nhằm thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trong thời gian tới.

Việc nhanh chóng có những phản ứng chính sách của Chính phủ đang bắt đầu có những tác động tích cực trở lại thị trường. Với lĩnh vực BĐS, việc tháo gỡ vướng mắc được kỳ vọng sẽ hạn chế được các tác động bất lợi lên nguồn thu ngân sách từ thị trường BĐS và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.

Ảnh minh họa
TS. Phạm Thị Thanh Xuân.

Thu ngân sách từ BĐS dựa trên 5 khoản thu chính, bao gồm: thuế thu nhập chuyển quyền sử dụng BĐS (chiếm tỉ trọng khoảng 10% tổng thu ngân sách Nhà nước tại các địa phương), thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ và tiền thuê đất.

Tuy nhiên, các dòng thu này đang sụt giảm từ năm 2022 và tiếp tục sụt giảm trong quý I/2023. Vì vậy, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn của thị trường BĐS sẽ mang lại tác động tích cực đến gần như mọi thành phần trong nền kinh tế, từ người dân, nhà đầu tư đến hệ thống quản lý Nhà nước.

Sự quyết liệt, mạnh mẽ chưa từng có

Ở cấp Trung ương, các Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ thành lập với 3 sứ mệnh tiên quyết đúng với mong đợi của nhân dân. Đó là: Tổng hợp khó khăn, vướng mắc; tham mưu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan để tháo gỡ vướng mắc và kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho từng trường hợp cụ thể.

Ở địa phương, Tổ công tác đặc biệt được thành lập, trực tiếp do Chủ tịch UBND cấp tỉnh điều hành để nối dài cánh tay cho "chiến dịch quyết liệt" này.

Kết quả đạt được rất tích cực, chỉ sau một thời gian ngắn và tập trung rất rõ trong tháng 4/2023. Theo đó, hơn 500 dự án BĐS ở 5 thành phố trực thuộc Trung ương đã được rà soát, tháo gỡ vướng mắc; từng bước hoàn thành việc kiểm tra tại các "điểm nóng", gồm Đồng Nai, Bình Thuận, nơi ghi nhận nhiều đơn thư, khiếu nại, kiến nghị. Tiếp nhận và tổng hợp vướng mắc từ nhân dân, doanh nghiệp, hiệp hội.

Tại TPHCM, lãnh đạo UBND Thành phố cùng các sở ngành đã tổ chức nhiều cuộc họp gỡ vướng cho từng doanh nghiệp. Kết qủa là đã có ngay 4 dự án thuộc thẩm quyền UBND Thành phố được ưu tiên xử lý ngay sau cuộc họp chiều 20/2/2023. Các chủ đầu tư có cơ hội trực tiếp trình bày khó khăn vướng mắc với lãnh đạo Thành phố.

Sự quyết liệt, mạnh mẽ chưa từng có này đã tạo hiệu ứng tích cực lan tỏa đến người dân, doanh nghiệp trên cả nước, tạo tín hiệu tích cực cho thị trường BĐS.

Để đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả của "chiến dịch" này, rất cần sự vào cuộc của cả hệ thống từ người dân đến chính quyền. Cần cụ thể hóa vấn đề mà Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã nhấn mạnh trong cuộc họp gần nhất, ngày 5/5: "Các đồng chí phải chỉ rõ vướng mắc ở văn bản pháp luật nào, thuộc cấp nào ban hành, ai giải quyết, bao giờ xong….Sau cuộc họp, chúng ta phải khẩn trương triển khai các giải pháp hoàn thành thủ tục pháp lý…, không thể cứ họp nhiều nhưng thị trường vẫn như vậy, vướng mắc vẫn như vậy".

3 "nút thắt" quan trọng cần tháo gỡ

Tuy nhiên vẫn còn đó các "nút thắt" chờ các Tổ công tác tháo gỡ. Riêng tại TPHCM còn khoảng 116 dự án BĐS gặp vướng đang chờ được tháo gỡ. Rải rác trên các tỉnh thành phố cũng còn nhiều dự án tương tự. Trong bối cảnh ấy, hơn bao giờ hết, người dân kỳ vọng vào sự giải quyết công tâm, minh bạch, khách quan của các cấp thẩm quyền, giúp giải phóng nguồn lực lớn đang đóng băng, làm ấm lại thị trường để dòng tiền dịch chuyển, qua đó thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.

Xin nêu 3 "nút thắt" cần tháo gỡ.

Thứ nhất, việc điều chỉnh, thay đổi quy hoạch trong thời gian đầu tư giai đoạn 2015-2020 và 2021-2025, đã phát sinh rủi ro và gây thiệt hại cả tài chính lẫn niềm tin cho người dân. kéo theo đó là thiệt hại cho cả thị trường khi các giao dịch gần như đóng băng, dòng thu ngân sách từ thị trường này cũng bị hạn chế.

Điều này thấy rõ ở các quy hoạch và các quyết định thiếu tính nhất quán giữa các giai đoạn khi điều chỉnh quy hoạch tại một số địa phương. Có thể dẫn chứng một dự án tại TP. Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) của một chủ đầu tư ở TPHCM, đột ngột chuyển đổi từ mục đích sử dụng đất ở lâu dài thành đất thương mại dịch vụ, giới hạn thời gian sử dụng tính đến nay chỉ còn chưa đến 40 năm và đây là thời gian rất ngắn cho bất cứ nhu cầu xây dựng phát triển nào. Nút thắt quy hoạch này tuy ở địa phương nhưng tháo gỡ cần có vai trò của sự độc lập và thẩm quyền quyết định ở cấp Trung ương.

Thứ hai tập trung ở việc điều chỉnh giá đất xác định để tính các nghĩa vụ thuế liên quan giữa các giai đoạn chưa đạt được chữ "thuận" giữa yếu tố quản lý với yếu tố thị trường. Điều này kéo theo hệ lụy phát sinh nhiều vấn đề hiện nay như trì hoãn nộp thuế, khiếu nại kéo dài, không hoàn tất thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…, khiến thị trường rơi vào trạng thái khó thanh khoản, khó đầu tư phát triển. Có thể kể tển rất nhiều dự án BĐS chịu ảnh hưởng vì điều này.

Thứ ba, nút thắt bao trùm chính là việc tổ chức thực thi pháp luật của địa phương còn lúng túng trong bối cảnh quy hoạch và chính sách chưa đồng bộ, thống nhất và biến động trong thời gian đầu tư. Vấn đề này phát sinh chi phí và phát sinh rủi ro cho người dân, cho chủ đầu tư, cho ngân hàng và cả các cơ quan thực thi pháp luật tại địa phương… Vì vậy, vấn đề này rất cần được hướng dẫn để tháo gỡ.

Với những chỉ đạo, điều hành hết sức mạnh mẽ và kịp thời của Chính phủ, giải quyết trực tiếp các vướng mắc về thể chế, chính sách, các địa phương đã có những bước tiến quan trọng trong việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS. Tinh thần quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được người dân và cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao và kỳ vọng sẽ mang lại những kết quả tích cực cho thị trường bất động sản nói riêng và cho nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

TS. Phạm Thị Thanh Xuân

Trường Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQG TPHCM)

Tin bài khác
TS. Võ Trí Thành: "Kinh tế tư nhân phải trở thành trụ cột thực sự của nền kinh tế

TS. Võ Trí Thành: "Kinh tế tư nhân phải trở thành trụ cột thực sự của nền kinh tế

Nghị quyết 68-NQ/TW xác định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế. TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và Cạnh tranh đã có những phân tích với DNHN về cải cách đột phá để khu vực này bứt phá.
Luật hóa Nghị quyết 68 “cấp cứu” mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Luật hóa Nghị quyết 68 “cấp cứu” mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo TS. Trần Xuân Lượng, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Đánh giá thị trường Bất động sản Việt Nam, không có đất thì mọi hỗ trợ khác đều là hình thức. Luật hóa Nghị quyết 68 chính là cách cấp cứu năng lực nội sinh của nền kinh tế.
TS. Võ Trí Thành: "Tiêu dùng là động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế"

TS. Võ Trí Thành: "Tiêu dùng là động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế"

Theo TS. Võ Trí Thành, Việt Nam đang thiếu các nghiên cứu khoa học vững chắc để xây dựng chính sách tiêu dùng hiệu quả, trong khi khẩu hiệu lại chiếm ưu thế.
Thích ứng nhanh - Chìa khóa để doanh nghiệp Việt vượt thách thức thuế đối ứng

Thích ứng nhanh - Chìa khóa để doanh nghiệp Việt vượt thách thức thuế đối ứng

Trong khi chính phủ đàm phán thương mại với Mỹ, doanh nghiệp Việt cần sẵn sàng kịch bản ứng phó để giảm thiểu rủi ro và duy trì hoạt động ổn định.
Ứng dụng AI và dữ liệu thông minh là xu hướng không thể đảo ngược

Ứng dụng AI và dữ liệu thông minh là xu hướng không thể đảo ngược

Đây là nhận định của ông Lê Hồng Quang khi nói về ứng dụng AI và dữ liệu thông minh- hướng đi tất yếu giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao hiệu quả, ra quyết định và tối ưu nguồn lực.
Tài chính xanh – xu hướng mới định hình chiến lược đầu tư doanh nghiệp

Tài chính xanh – xu hướng mới định hình chiến lược đầu tư doanh nghiệp

Tín dụng xanh đang trở thành một trong những xu hướng tài chính quan trọng tại Việt Nam, mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dài hạn, chi phí hợp lý nhằm phát triển bền vững. Tuy nhiên, hành trình thúc đẩy tín dụng xanh vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức: từ khung pháp lý chưa hoàn chỉnh, năng lực thẩm định hạn chế, đến rào cản về lãi suất và nhận thức môi trường. Trong bối cảnh đó, việc tháo gỡ các nút thắt, hoàn thiện chính sách và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận tín dụng xanh trở thành nhiệm vụ cấp thiết. Dưới đây là góc nhìn của ông Nguyễn Bá Hùng – Chuyên gia Kinh tế trưởng tại Việt Nam, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), về triển vọng, khó khăn và giải pháp phát triển tín dụng xanh tại Việt Nam.
Cảnh báo về sự "lệch pha" giữa tăng trưởng GDP và tỷ trọng chi tiêu hộ gia đình

Cảnh báo về sự "lệch pha" giữa tăng trưởng GDP và tỷ trọng chi tiêu hộ gia đình

Theo ông Trần Anh Thắng – Thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), người tiêu dùng đang dần thắt chặt hầu bao hoặc thiếu niềm tin vào triển vọng thu nhập và thị trường.
Mức sinh thấp và già hóa dân số nhanh là bài toán cần lời giải kịp thời của Việt Nam

Mức sinh thấp và già hóa dân số nhanh là bài toán cần lời giải kịp thời của Việt Nam

Trong bối cảnh dân số toàn cầu đang biến chuyển nhanh chóng, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế. Đặc biệt, mức sinh thấp và tốc độ già hóa đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết cho các chính sách dân số. Phóng viên DNHN đã có cuộc trao đổi với ông Matt Jackson - Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
PGS.TS Nguyễn Văn Thành: Cần sớm xây dựng một chiến lược khoa học công nghệ rõ ràng, dài hạn và có định hướng cụ thể

PGS.TS Nguyễn Văn Thành: Cần sớm xây dựng một chiến lược khoa học công nghệ rõ ràng, dài hạn và có định hướng cụ thể

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Thành, tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược khoa học công nghệ rõ ràng và dài hạn. Theo đó, Cần xác định các danh mục cụ thể để phát triển tốt lĩnh vực này.
TS. Cấn Văn Lực: “Thị trường vốn cần thiết kế riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ”

TS. Cấn Văn Lực: “Thị trường vốn cần thiết kế riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ”

Trong cuộc trao đổi với phóng viên DNHN, TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia – cho rằng, để thị trường vốn phát huy tốt vai trò hỗ trợ khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), cần sự đồng hành từ cả tổ chức tài chính và chính bản thân doanh nghiệp.
PGS. TS Phan Đăng Tuất: Phát triển công nghệ phải đúng, trúng và không manh mún

PGS. TS Phan Đăng Tuất: Phát triển công nghệ phải đúng, trúng và không manh mún

PGS. TS Phan Đăng Tuất cho rằng, Việt Nam cần sử dụng hiệu quả ngân sách 3% GDP để phát triển công nghệ, tập trung đúng lĩnh vực trọng yếu, tránh lãng phí nguồn lực và xây dựng nền tảng tự chủ kỹ thuật.
TS. Nguyễn Văn Đính: Gỡ vướng cấp chứng chỉ môi giới là mệnh lệnh thị trường

TS. Nguyễn Văn Đính: Gỡ vướng cấp chứng chỉ môi giới là mệnh lệnh thị trường

Theo TS. Nguyễn Văn Đính ngành môi giới đang bị kìm hãm bởi điểm nghẽn tổ chức thi sát hạch và cấp chứng chỉ hành nghề, cần tháo gỡ ngay để khơi thông dòng chảy nhân lực thị trường bất động sản .
Cải thiện sức mua phải bắt đầu từ thu nhập và khâu phân phối hàng hóa

Cải thiện sức mua phải bắt đầu từ thu nhập và khâu phân phối hàng hóa

Muốn phục hồi sức mua bền vững, cần bắt đầu từ việc nâng cao thu nhập cho người lao động, chấn chỉnh hệ thống phân phối hàng hóa, và xử lý triệt để vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng đang làm xói mòn niềm tin người tiêu dùng, theo ông Vũ Vinh Phú - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội.
Việt Nam có thể thu 50 tỷ USD/năm nhờ nuôi cá biển công nghiệp

Việt Nam có thể thu 50 tỷ USD/năm nhờ nuôi cá biển công nghiệp

Với tiềm năng từ 1 triệu km2 từ diện tích biển, Việt Nam có thể sản xuất 10 triệu tấn cá mỗi năm, tương đương 50 tỷ USD nếu phát triển nuôi thủy sản theo hướng công nghiệp hóa.
TS. Bạch Tân Sinh: “Để hiện thực hóa Nghị quyết 57, doanh nghiệp cần chủ động đặt đầu bài"

TS. Bạch Tân Sinh: “Để hiện thực hóa Nghị quyết 57, doanh nghiệp cần chủ động đặt đầu bài"

Theo TS. Bạch Tân Sinh, Nghị quyết 57 mở ra cơ hội để doanh nghiệp chủ động đặt đầu bài, định hướng các công trình khoa học-công nghệ phục vụ nhu cầu thực tiễn.
Rèm vải Bảng giá bán căn hộ bcons solary từ chủ đầu tư Bcons